Trồng rau và nuôi gia cầm để phục hồi sản xuất sau lũ tại miền Trung
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tái thiết sản xuất tại miền Trung cần tập trung trồng rau màu và nuôi gia cầm. Các ngành chức năng phải hỗ trợ người dân cây-con giống ngay lập tức.
Ảnh chỉ có tính minh hoạ. (Nguồn: Thìn Nguyễn/Vietnam )
Theo tính toán của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tái thiết sản xuất, tạo sinh kế cho người dân miền Trung sau lũ cần tập trung vào hai mũi nhọn: Trồng rau màu và chăn nuôi gia cầm. Bởi từ nay đến Tết Nguyên đán, chăn nuôi gia cầm và rau màu sẽ có sản phẩm giúp bà con có thêm thu nhập và tạo sinh kế cho những chu kỳ chăn sau.
Tại cuộc họp với các đơn vị trực thuộc để bàn các giải pháp phục hồi sản xuất tại các tỉnh miền Trung sau đợt mưa lũ vừa qua, Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương tập trung hỗ trợ người dân tăng nhanh diện tích rau màu, tránh gây tình trạng sốt rau trong dịp Tết Nguyên đán.
Để đẩy mạnh việc chăn nuôi sau lũ lụt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo các địa phương phải thực hiện tốt công tác khử trùng, tiêu độc, đảm bảo môi trường an toàn, sạch bệnh…
Video đang HOT
Ông Cường chỉ đạo Cục Chăn nuôi phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các đơn vị0205. liên quan xây dựng mô hình nuôi gia cầm sau mưa lũ để phổ biến, nhân rộng tại các địa phương; chỉ đạo các viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và cơ quan quản lý địa phương tổ chức quan trắc môi trường vùng nuôi, đảm bảo môi trường an toàn trước khi thả nuôi, tránh thiệt hại.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý các địa phương tập trung rà soát đánh giá hiện trạng diện tích trồng lúa bị ảnh hưởng, có biện pháp khắc phục, cải tạo đồng ruộng, khôi phục hệ thống thủy lợi để kịp thời đưa vào gieo trồng vụ đông xuân tới. Với diện tích ruộng lúa bị vùi lấp do cát, đất, sỏi không thể khôi phục trồng lúa trở lại cần xem xét chuyển đổi cây trồng phù hợp.
Theo thống kê, để khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ, các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa, 225 tấn giống ngô, 44,2 tấn hạt rau giống; cùng với đó là 560.000 liều vắc xin, 140.000 lít và 105 tấn hóa chất khử trùng.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến , thông qua các nguồn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ người dân 5 tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ 1,1 triệu con gà giống, 17.000 con vịt giống, 2.000 con ngan giống; 300 tấn thức ăn, 300 triệu đồng tiền thuốc thú y; 85.000 lít và 120 tấn hóa chất khử trùng. Bộ cũng tổ chức 23 lớp tập huấn để người dân yên tâm khôi phục sản xuất.
Ngoài ra, 26 triệu con giống tôm và 70 tấn thức ăn; 13 tấn hạt giống; 20 tấn gạo cũng được chuyển tới hỗ trợ các địa phương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cấp phát hỗ trợ cho các địa phương khu vực miền Trung 18 tấn giống ngô, 10,8 tấn hạt rau giống; 30.000 liều vaccine, 60.000 lít và 70 tấn hóa chất khử trùng.
Chỉ sau một thời gian ngắn, Tổng cục Thủy sản cũng kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ được trên 76 triệu giống tôm thẻ chân trắng, 150 tấn thức ăn hỗn hợp nuôi tôm nước lợ, 15 tấn sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, tổng trị giá 71 tỷ đồng….
Bão số 13 có thể vào Trung Trung Bộ
Từ đêm 13-11, khả năng bão đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ với cấp gió mạnh nhất trên biển đạt cấp 12
Tại cuộc họp ứng phó với bão số 13 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai sáng 12-11, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết bão Vamco đã đi vào biển Đông với cường độ cấp 12, giật cấp 15, trở thành cơn bão số 13 của năm 2020.
Phạm vi ảnh hưởng trên biển lớn
Dự báo, bão số 13 di chuyển chủ yếu hướng Tây trong 1-2 ngày tới. Trong 2-3 ngày tới, các hình thái thời tiết khác nhau sẽ khiến cơn bão số 13 di chuyển lên phía Tây Bắc, đi vào phía Bắc của Trung Trung Bộ. Đồng thời, do nhiệt độ vùng gần bờ biển Việt Nam thấp hơn nhiệt độ toàn vùng biển Đông sẽ làm bão duy trì ở cấp 11-12, khi vào gần bờ cấp độ sẽ giảm bớt.
Ngập lụt vẫn còn tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế .Ảnh: QUANG NHẬT
Ông Mai Văn Khiêm đưa ra 3 kịch bản về diễn biến cũng như hướng đổ bộ của bão số 13. Kịch bản 1 có khả năng xảy ra lớn nhất (xác suất 70%-80%), bão đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ. Thời gian bắt đầu ảnh hưởng trên đất liền khoảng từ đêm 13-11. Cấp gió mạnh nhất trên biển đạt cấp 12; khi vào vùng biển ven bờ giảm 2-3 cấp. Từ đêm 13 đến 15-11, khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên có mưa lớn, lượng mưa phổ biến khoảng 100-250 mm, riêng Quảng Trị đến Quảng Ngãi lượng mưa có thể lên đến 350 mm. Trên các sông từ Nghệ An đến Bình Định xuất hiện đợt lũ. Kịch bản 2 ít có khả năng xảy ra hơn, bão đi lên phía Bắc suy yếu và di chuyển vào Bắc Trung Bộ. Theo kịch bản này, bão bắt đầu ảnh hưởng đến đất liền khoảng từ ngày 14-11. Cấp gió mạnh nhất trên biển đạt cấp 12, khi vào vùng biển ven bờ là cấp 7-8. Mưa sẽ kéo dài ra phía Bắc, bao gồm cả đồng bằng Bắc Bộ. Từ ngày 14 đến 16-11, Bắc và Trung Trung Bộ, Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa khoảng 100-150 mm, có nơi trên 200 mm. Trường hợp áp thấp nhiệt đới suy yếu sẽ khiến bão đi theo hướng Tây và Bắc Tây Bắc, đi vào giữa Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ. Kịch bản 3, bão số 13 duy trì cường độ cấp 12, giật cấp 15 trên biển Đông, di chuyển ổn định theo hướng Tây từ ngày 12 đến 13-11. Từ ngày 14-11, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau đó đi thẳng vào Trung Trung Bộ (các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế). Cường độ của bão khi đi vào vùng biển sát bờ giảm 2-3 cấp so với cường độ trên biển Đông, lượng mưa sẽ tập trung trong 6 giờ ở khoảng 100-150 mm.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh bão số 13 vào biển Đông với tốc độ gió rất lớn cùng với nhiều nhân tố ảnh hưởng tới đường đi của cơn bão như: Nhiệt độ mặt nước biển, dòng hải lưu... dẫn đến khó đoán. Bão số 13 được dự báo có phạm vi ảnh hưởng trên biển lớn, phạm vi dự báo có thể mở rộng ra cả vịnh Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương cần quyết liệt ứng phó 3 tuyến quan trọng là "trên biển, sườn Tây sạt lở, hệ thống hồ".
Nhiều nơi vẫn ngập lụt
Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đến chiều 12-11, nước lũ vẫn còn cao ở các hạ nguồn sông Bồ, sông Hương. Thống kê có khoảng 6.547 nhà bị ngập, có nơi sâu đến 1,5 m. Các xã vùng ven của huyện Quảng Điền như Quảng Phước, Quảng Phú, Quảng Thành đều ngập sâu, có nơi lên đến trên 1 m.
Tại TP Huế, hơn 30% tuyến đường của 27 phường đã bị ngập bình quân 0,2-0,3 m. Tại huyện Phong Điền, Quốc lộ 49B, Tỉnh lộ (TL) 17, TL11B, TL6, hệ thống đường liên thôn bị ngập từ 0,4-1,0 m với tổng chiều dài khoảng 12 km, thuộc địa bàn các xã Phong Hòa, Phong Bình, Điền Hương, Điền Môn, Phong An, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Chương và thị trấn Phong Điền. Tại thị xã Hương Thủy, ngập diện rộng với tổng diện tích ngập ước tính hơn 20%, độ sâu ngập trung bình từ 0,4-0,8 m, có nơi ngập sâu từ 0,8-1,2 m.
Tại tỉnh Quảng Nam, nhiều nhà dân ở các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên và TP Hội An vẫn còn bị ngập lụt. Trong khi đó, tại các huyện miền núi mưa lớn và tiếp tục xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng. Sáng 12-11, tại huyện Bắc Trà My, một phần quả đồi khu Nước Sam bất ngờ đổ xuống, kéo theo cây cối và đất đá, làm sập hoàn toàn căn nhà của bà Hồ Thị Phải (xã Trà Giác), vùi lấp một đoạn đường hơn 40 m trên tuyến Quốc lộ 40B. May mắn, 5 người trong gia đình bà Phải đã được sơ tán trước đó. Trước đó vài giờ, vụ sạt lở đất xảy ra tại thôn Agrồng (xã A Tiêng, huyện Tây Giang) khiến 3 ngôi nhà của người dân bị sập, nhiều tài sản trôi xuống vực sâu, rất may không có thiệt hại về người. Chiều cùng ngày, trong lúc lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm 1 người mất tích tại hiện trường vụ sạt lở trên tuyến Quốc lộ 40B (huyện Bắc Trà My) thì đất đá liên tục trôi xuống, mọi người kịp chạy thoát.
Tại thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) do nước lũ sau bão số 12 tràn về, người nuôi tôm hùm đang bị thiệt hại rất nặng do tôm chết hàng loạt với trên 1.500 lồng nuôi của 169 hộ; thiệt hại hơn 40 tỉ đồng. Trong đó, nặng nhất là phường Xuân Thành (thị xã Sông Cầu) với gần 262.000 con tôm hùm của 50 hộ nuôi bị chết, thiệt hại trên 23 tỉ đồng.
Bão số 13 khó đoán định, nhiều khả năng đổ bộ vào Trung Trung Bộ từ đêm 13/11 Sáng 12/11, tại cuộc họp ứng phó với bão số 13 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, 7 giờ ngày 12/11, bão VAMCO đã đi vào Biển Đông với cường độ cấp 12, giật 15, trở thành cơn bão số 13...