Trồng rau sạch bài bản, không lo phải đổ đi mà còn thu 12 tỷ đồng
Với kế hoạch sản xuất bài bản, khoa học công nghệ được ứng dụng vào các khâu, năm 2019, HTX rau quả sạch Chúc Sơn (thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) có sản lượng tiêu thụ theo chuỗi đạt 600 tấn, doanh thu đạt trên 12 tỷ đồng.
Nông dân liên kết trồng rau sạch
Ruộng cà chua có diện tích 1.000m2 của HTX rau quả sạch Chúc Sơn có hệ thống tưới tự động, những thân cây khỏe khoắn vươn lên nhờ được ghép từ những gốc cà tím. Từ kỹ thuật ghép này mà cây có khả năng chống sâu bệnh tốt, thời gian thu hoạch kéo dài 6 tháng (nhiều hơn 3 tháng so với cà chua thường).
Nhờ đầu tư nhà màng, hệ thống tưới tự động và trạm thời tiết thông minh, HTX rau quả sạch Chúc Sơn đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ảnh: Thu Hà
Ông Hoàng Văn Khảm – Giám đốc HTX rau quả sạch Chúc Sơn cho biết: “Đây là ruộng cà chua công ích do thành viên HTX trực tiếp đóng góp ngày công lao động, lợi nhuận thu được cho vào quỹ chung. Chúng tôi xây dựng ruộng mẫu này nhằm trình diễn kỹ thuật mới cho bà con học tập”.
Theo ông Hoàng Văn Khảm, từ năm 2016, được sự hướng dẫn và hỗ trợ của Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội, Hội Nông dân huyện Chương Mỹ, HTX rau quả sạch Chúc Sơn được thành lập với 26 thành viên, 5ha đất sản xuất và 225 triệu đồng tổng số vốn đóng góp từ các thành viên HTX.
Nhiệm vụ của lãnh đạo HTX là xây dựng kế hoạch sản xuất và thu mua 100% sản phẩm cho xã viên. Ngược lại, xã viên có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch sản xuất đã hoạch định.
Xác định rõ rằng sản xuất gắn phải gắn với thị trường, ngay từ khi thành lập, HTX đã chủ động xây dựng chuỗi liên kết, ký bao tiêu sản phẩm với các cơ sở tiêu thụ để đảm bảo đầu ra ổn định. Ngoài ra, HTX cũng đầu tư khu nhà sơ chế đóng gói theo quy trình khép kín và trang bị thêm máy móc cho các công đoạn sơ chế như máy giải nhiệt, máy ép bao bì…
Vì có kế hoạch sản xuất bài bản nên khi rau ngoài chợ giá rẻ đến mức thấp như “đổ đi” thì hợp tác xã vẫn thu mua cho bà con theo đúng giá đã cam kết. Chị Hoàng Thị Huyền – thành viên HTX chia sẻ: “Ngày trước tôi trồng rau theo kiểu truyền thống, thu nhập rất bấp bênh. Bây giờ thì khác, vào HTX được làm theo quy trình tiên tiến, hạn chế dùng thuốc BVTV, sử dụng nguồn nước sạch… Vui hơn cả là rau được HTX bao tiêu với giá thấp nhất 8.000 đồng/kg nên nông dân yên tâm sản xuất”.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao
Video đang HOT
Sau 3 năm xây dựng và phát triển, HTX rau quả sạch Chúc Sơn đã đạt được những kết quả rất tích cực và khả quan. Hiện nay, HTX có diện tích rau được chứng nhận VietGAP là 15ha, sản lượng tiêu thụ theo chuỗi đạt 600 tấn/năm, doanh thu của HTX tăng 14,6%/năm. Riêng năm 2019 doanh thu HTX rau quả sạch Chúc Sơn đạt trên 12 tỷ đồng, thu nhập bình quân của cán bộ HTX và người lao động đạt 6,5 triệu đồng/tháng.
Chuỗi cung cấp rau của HTX ngày càng được mở rộng và phát triển. Hiện nay HTX đã cung cấp rau theo chuỗi cho 4 bệnh viện, 2 hệ thống siêu thị lớn là BigC và T-Mart, 15 cửa hàng tiện ích và 6 trường học.
HTX cũng là 1 trong những đơn vị đầu tiên trên địa bàn huyện Chương Mỹ được tiếp cận, ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống quan trắc thời tiết vào sản xuất rau an toàn thông qua dự án do Viện Phát triển công nghệ và giáo dục phối hợp Ngân hàng Thế giới hỗ trợ.
Ông Khảm cho biết: “Khu sản xuất rau an toàn của HTX có Trạm thời tiết thông minh i.Mentos 3.3 A-G với hệ thống quan trắc và camera truyền hình ảnh về khu nhà điều hành. Hệ thống này cho phép cập nhật thông tin từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến in tem nhãn tự động, minh bạch hóa toàn bộ quá trình sản xuất. Với bán kính phủ sóng 15km, trạm quan trắc dự báo chính xác nhiệt độ, tốc độ gió, lượng mưa… Đây là một trong những căn cứ để nông dân xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ rau”.
Theo ông Khảm, để “bắt nhịp” với các công nghệ tiên tiến, HTX đã chia đội ngũ sản xuất thành nhóm, đồng thời gửi các nhóm trưởng đi tập huấn để nắm vững các kỹ năng sử dụng phần mềm công nghệ. Sau tập huấn, những người trực tiếp sản xuất trên đồng ruộng đã hiểu rõ được thế nào là canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, thế nào là sản xuất hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao thì lại rất tâm đắc thực hiện.
Đáng chú ý, để quản lý minh bạch nguồn gốc xuất xứ rau tại vùng chuyên canh rau Chúc Sơn, HTX đã triển khai ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm thành phố Hà Nội. Theo đó, 100% sản phẩm rau sạch Chúc Sơn được dán tem truy xuất nguồn gốc đến từng hộ sản xuất đã đem lại niềm tin cho người tiêu dùng.
Theo Danviet
Bỏ việc ngân hàng lương cao về trồng rau "5 không" lãi 100 triệu/tháng
Khu trang trại trồng rau an toàn "5 không"-không dùng phân hóa học, không dùng chất bảo quản, không dùng giống biến đổi gen, không dùng thuốc diệt cỏ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật của anh Lê Quốc Hải (khu phố 5, phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đang ăn nên làm ra. Mỗi tháng, trừ chi phí vườn rau sạch mang về nguồn lãi 100 triệu đồng.
Bắt sâu bằng tay
Là thành viên Tổ hợp tác (THT) rau sạch, anh Lê Quốc Hải được vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân để đầu tư mở rộng trang thiết bị sản xuất rau sạch công nghệ cao. Anh Hải một trong số những thành viên THT làm giàu từ nghề trồng rau sạch. Hiện nay anh sở hữu vườn rau rộng hơn 10.000m2 với mức thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 100 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho trên 10 lao động.
Một đoàn khách Hội Nông dân TP.HCM thăm quan trang trại trồng rau sạch của anh Lê Quốc Hải. Ảnh: Minh Hiếu.
Trải qua thời gian làm nhân viên ngân hàng đến năm 2015 anh nghỉ việc ở đây và bắt đầu công việc mới là trồng rau sạch trên diện tích đất nông nghiệp của mình. Số tiền tiết kiệm trong quá trình làm việc nhiều năm ở ngân hàng cộng với vay mượn thêm, anh đã sử dụng để mướn đất, xây nhà lưới, hệ thống tưới nước tự động...hình thành trang trại trồng rau theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao.
Thời gian đầu anh luôn cố gắng tìm hiểu cách trồng rau sạch để cung ứng sản phẩm an toàn cho thị trường. Anh cho biết: "Lúc mới khởi nghiệp trồng rau sạch công nghệ cao khó khăn nhất là do chưa có đầu ra, mối tiêu thụ như ở các cơ sở sản xuất rau lâu năm...".
Anh Lê Quốc Hải bên vườn rau sạch. Ảnh: Hoàng Phúc.
Mặc dù ngay từ ban đầu, trồng rau, tiêu thụ rau sạch hết sức khó khăn, nhưng vườn rau của anh Hải kiên quyết tuân thủ thực hành "5 không". Đó là, không dùng phân hoá học, không dùng chất bảo quản, không dùng giống biến đổi gen, không dùng thuốc diệt cỏ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tất cả các công đoạn như gieo giống, xuống giống, bắt sâu, nhổ cỏ, bón phân hữu cơ... đều dùng phương pháp thủ công. Anh Hải trực tiếp làm và thuê mướn thêm nhân công phụ giúp.
Anh cho biết tổ liên kết của anh đã liên kết cung cấp cho 20 cửa hàng, 15 trường học, 2 công ty và 10 cơ quan trên địa bàn. Ngoài ra, anh Hải còn tận dụng ưu thế, thế mạnh của internet, mạng xã hội để bán rau sạch online với khoảng 1 tấn rau/tháng.
Mọi công việc chăm sóc, bắt sâu, nhổ cỏ ở nông trại trồng rau sạch đều được anh Lê Quốc Hải làm bằng tay. Ảnh: QUỲNH NHIÊN.
Hiện nay, mỗi ngày vườn rau sạch của anh Hải đang cung cấp khoảng 250kg rau các loại, giá ổn định là 20.000 - 30.000 đồng/kg. Như vậy một ngày thu nhập từ rau sạch của anh Hải khoảng trên 5 triệu đồng, một tháng doanh thu trên 150 triệu đồng, trừ chi phí mướn nhân công chăm sóc, phân bón, giống, điện nước... lợi nhuận đạt hơn 100 triệu đồng.
Sẻ chia, lan tỏa
Không chỉ đơn thuần là trồng, kinh doanh rau sạch, mang lại việc làm, thu nhập cho chính mình, cho lao động địa phương, anh Hải quan niệm, làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn còn là sự sẻ chia, lan tỏa kiến thức, giá trị chung cho cộng đồng.
Chính vì quan niệm như vậy, nên anh Hải đã áp dụng mô hình tham quan nông trại và tham gia THT trồng rau sạch. Anh đã mạnh dạn liên kết với các trường học trên địa bàn thành phố để thuê thêm đất và trực tiếp trồng rau sạch tại chỗ cung cấp cho bữa cơm cho trường học, phụ huynh học sinh. Đồng thời vườn rau anh thuê mặt bằng sẽ làm môi trường xanh, sạch cho các em học sinh tham quan ngoại khóa, bổ sung kiến thức, kỹ năng mềm cho học sinh.
Nông trại trồng rau sạch của anh Lê Quốc Hải trở thành địa điểm thăm quan, trãi nghiệm của học sinh và đích thân anh là người giới thiệu về công việc trồng rau với các em học sinh. Ảnh: Hoàng Phúc.
Anh Hải cho biết, rau được trồng trong nhà lưới, tránh bị sâu bọ, thời tiết làm thiệt hại. Hiện tại, nhiều lúc anh không đủ rau để cung cấp cho bạn hàng. Rau được người tiêu dùng ưa chuộng vì có mùi vị thơm, ngon do không sử dụng phân bón hóa học.
Anh Hải chia sẻ kinh nghiệm đầu tư làm nhà lưới trồng rau sạch. Đó là nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cùng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Với nhà lưới kín thì có thể tăng vụ trồng được cả mùa mưa mà mẫu mã rau vẫn đảm bảo, sản phẩm rau vẫn an toàn.
Mô hình trồng rau trong nhà lưới công nghệ cao nghe "to tát", nhưng theo anh Hải rất dễ làm, dễ ứng dụng cho từng hộ nông dân. Chỉ với 500m2 đất canh tác, nông dân đầu tư mô hình nhà lưới chỉ cần 50 triệu đồng. Vật tư làm nhà lưới gồm trụ bê tông, dây chì, lưới bao quanh và ống nước phun sương tự động. Trong quá trình sử dụng cần chú ý khâu chằng níu nhà lưới thật kiên cố để tránh gió lùa làm sập...
"Việc trồng rau sạch có kết quả tốt đòi hỏi người trồng phải có kiến thức, có tâm huyết và quan tâm đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Mô hình trồng rau sạch được nhiều bà con trong địa phương noi theo và hiện giờ đã dần dần hình thành một "Tổ hợp tác rau sạch" ở phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương...", anh Lê Quốc Hải
Theo Danviet
Quảng Nam: Cả làng trồng rau, cả nhà làm giàu cũng từ rau Nhờ mạnh dạn áp dụng mô hình trồng rau sạch truyền thống mà hàng trăm hộ dân ở làng Hưng Mỹ (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) có thu nhập ổn định và vươn lên. Cũng nhờ trồng rau sạch mà nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Cả làng khấm khá nhờ trồng rau Ông...