Trồng rau rừng thành công trong vườn nhà, có loại rau rừng đặc sản nông dân Bình Phước bán đắt hơn thịt lợn
Rau nhíp rừng đã gắn bó với đời sống sinh hoạt đồng bào S’Tiêng ở Bình Phước từ rất lâu đời.
Trước kia, người dân phải vào rừng sâu hái đọt, lá rau nhíp để nấu trong bữa ăn hàng ngày
Vài năm trở lại đây, đồng bào S’Tiêng ở tỉnh Bình Phước đã biết cách “thuần hóa” loại rau rừng này để trồng rau rừng dưới tán cây điều và một số cây trồng khác, tạo sinh kế bền vững.
Tái sinh đặc sản rau rừng
Rau nhíp là rau rừng đặc sản, không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày cũng như dịp lễ hội, lễ, Tết của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đây là loài rau mọc dại phát triển tự nhiên dưới tán cây rừng, mọc quanh năm. Hàng chục năm trước, khi diện tích rừng còn nhiều, đồng bào S’Tiêng ở Bình Phước hay đi vào rừng hái rau nhíp để nấu canh.
Hiện nay, diện tích rừng có cây rau nhíp mọc còn rất ít hoặc đã trở thành vườn cao su, vườn điều…nhiều hộ tranh thủ nhổ các cây nhỏ về trồng và nhân rộng.
Rau nhíp rừng-một loại rau rừng đặc sản ở Bình Phước. Ảnh: K GỬIH – TTXVN
Theo nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước, từ lâu, bà con coi rau nhíp là cây thuốc, loại rau siêu sạch vì mọc tự nhiên trong rừng, cho đọt và lá quanh năm, không có sự tác động của bàn tay con người.
Hiện nay, tại Bình Phước nhất là ở huyện Bù Đăng, huyện biên giới Bù Gia Mập, nhiều gia đình trồng rau nhíp xen dưới tán cây điều, cà phê mà không cần sử dụng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào cây vẫn phát triển tốt quanh năm.
Gia đình ông Điểu Lương (58 tuổi, người STiêng, ngụ xã Đức Hạnh, huyện biên giới Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) là một trong những người đầu tiên đưa rau nhíp từ rừng về nhà trồng xen trong vườn điều.
Theo ông Điểu Lương, hồi trước, rau nhíp mọc nhiều nơi trong rừng tùy theo thổ nhưỡng phù hợp. Tuy nhiên, từ khi vườn cao su, vườn điều thay thế rừng, khu vực có rau nhíp chỉ đếm trên đầu ngón tay hoặc chỉ còn trong rừng được nhà nước bảo vệ.
Ông Điểu Lương cho biết, cây nhíp cho hái rau nhíp là loại cây sống tự nhiên trong rừng, đồng bào thiểu số bản địa từ xa xưa hái thường hái để sử dụng làm canh trong bữa ăn hằng ngày. Vài năm qua, nguồn rau nhíp ngày càng khan hiếm, ông đã tìm ít giống nhổ về trồng thử trong vườn cây điều.
“Ban đầu, gia đình trồng khoảng 50m2. Đến nay, diện tích rau nhíp đã phát triển thêm gần 400m2 xen với cây điều phía sau nhà. Gia đình tôi không phải vào rừng hái rau như trước kia. Diện tích này đủ cung cấp rau sạch cho gia đình hàng ngày để chế biến chung với thịt, cá, đọt mây và một số thực phẩm khác”, ông Lương chia sẻ.
Cây nhíp rừng được đồng bào Stiêng ở tỉnh Bình Phước đưa về trồng trong vườn. Ảnh: K GỬIH -TTXVN
Gia đình anh Điểu Noi (37 tuổi) ở thôn Sơn Trung, xã Đức Hạnh (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) cũng không phải lo thiếu rau sạch được xem là đặc sản của dân tộc thiểu số bản địa.
Vườn rau nhíp trồng gần 200m2 dưới tán cây điều của gia đình xanh tốt quanh năm. Vườn rau nhíp đã hơn 10 năm, những hàng cây nhíp tươi mơn mởn, nhiều nhánh, đọt sum suê nhìn rất bắt mắt.
Video đang HOT
Anh Điểu Noi cho biết, lúc còn nhỏ, anh hay theo bố vào rừng hái rau nhíp. Qua thực tế, anh nhận thấy rau nhíp phát triển dưới tán cây rất tốt. Bây giờ, đất rừng có rau nhíp rất ít, anh đã tìm thêm nguồn giống về trồng dưới tán cây điều.
Loại rau rừng đặc sản này chỉ cần tưới đủ nước vào mùa khô, không cần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, nếu có điều kiện bổ sung thêm phân hữu cơ để đất giữ được độ ẩm là cây phát triển rất tốt.
Trồng rau rừng tạo sinh kế cho đồng bào thiểu số
Theo ông Điểu Cường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Hạnh, huyện biên giới Bù Gia Mập (Bình Phước), vài năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình người S’tiêng không chỉ ở địa phương mà nhiều huyện khác đã chủ động trồng xen rau nhíp rừng dưới tán cây điều, cà phê.
Trong các mô hình xen canh, rau nhíp trồng dưới tán cây điều là một trong những mô hình đặc trưng của người S’Tiêng nơi đây.
“Trước kia, bà con thường xuyên vào rừng để hái rau nhíp phục vụ bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn rau nhíp khá hiếm. Do đó, bà con đã chủ động tìm nguồn cây giống, ương giống để trồng gần nhà tùy theo diện tích để có rau sạch tại nhà. Đây là cách làm hay giúp cho bà con dân tộc thiểu số có thêm thực phẩm sạch, dồi dào hàng ngày”, ông Điểu Cường chia sẻ.
Cây nhíp rừng được đồng bào Stiêng ở tỉnh Bình Phước đưa về trồng trong vườn. Ảnh: K GỬIH -TTXVN
Tại các ấp, thôn có đồng bào S’Tiêng sinh sống, một số gia đình trồng rau nhíp để bán lá, đọt cho người có nhu cầu. Những vườn rau nhíp rừng “thuần hóa”đã cung cấp thêm món ăn mới lạ cho nhiều nhà hàng trong tỉnh Bình Phước và các tỉnh lân cận.
Anh Chu Văn Vần, chủ quán Đặc sản Tây Bắc ở phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài (Bình Phước) cho biết, hiện nay, rau nhíp là món ăn lạ, được nhiều khách hàng thành thị biết đến.
Từng sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khi mở quán, anh đã liên hệ và thu mua từ nguồn các hộ đồng bào thiểu số ở Bù Đăng hay Bù Gia Mập.
Rau rừng đặc sản này có thể chế biến thành các món luộc, xào hoặc nhúng lẩu cùng thực phẩm khác. Thông thường, anh mua rau nhíp từ vườn của bà con với giá khoảng 80.000 đồng/kg. Đặc biệt, đây là loại rau đặc sản của đồng bào S’tiêng nên rất được khách hàng ưa chuộng “.
Trước tiềm năng của rau nhíp rừng, các địa phương khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số phát triển, nhân rộng loại rau rừng này.
“Rau nhíp là loại cây rừng nên khả năng sinh tồn rất cao. Bà con có thể tận dụng những nơi đất vườn điều, đất có đồi dốc cao để trồng sử dụng cho bữa ăn hàng ngày. Mô hình rau nhíp nếu được nhân rộng sẽ có tiềm năng lớn để cung cấp lượng lớn cho nhà hàng, dịch vụ ăn uống có nhu cầu và mang lại nguồn thu thêm cho người dân. Địa phương mong muốn các cấp chính quyền hỗ trợ giống, kỹ thuật cũng như về vốn để bà con có điều kiện mở rộng diện tích”, ông Điểu Cường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Hạnh chia sẻ.
Hiện nay, rau nhíp cùng đọt mây, cơm lam, canh thụt đã trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng tạo nên “thương hiệu” về ẩm thực ở vùng đất đỏ miền Đông Bình Phước.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa rau nhíp và các thực phẩm khác đã tạo nên sức hấp dẫn cũng như dân dã của món ăn này. Nếu người dân đầu tư phát triển diện tích, nâng cao sản lượng sản phẩm, có nơi tiêu thụ ổn định sẽ không dừng lại ở phục vụ bữa ăn trong gia đình mà còn cung cấp cho thị trường trong, ngoài tỉnh, mang lại sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
Bình Phước: Tiền "nằm im" dưới lòng đất, nông dân vẫn quyết tâm trồng điều sạch
Mô hình trồng điều sạch, điều hữu cơ đang ngày càng nhân rộng ở "thủ phủ" điều Bình Phước.
Nhiều nơi, đồng vốn góp chính là đất đai, HTX không được phép sử dụng, nhưng bà con nông dân và xã viên vẫn quyết trồng điều sạch.
Nông dân Bình Phước quyết trồng điều sạch
HTX nông nghiệp Bù Gia Mập ở xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) định hướng tổ chức canh tác hữu cơ ngay từ khi thành lập. Cách làm này đã phát huy hiệu quả khi hạt điều được các doanh nghiệp tìm đến HTX xây dựng chuỗi giá trị, ký kết bao tiêu đầu ra.
Bà Trần Thị Yến - Giám đốc HTX cho biết, qua đánh giá hàng năm, đã có hơn 500ha điều của HTX đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Nhờ tuân thủ quy trình, sản phẩm điều của các thành viên HTX được hỗ trợ thêm từ 1.000-1.500 đồng/kg so với giá thị trường.
"Đây là điều kiện thuận lợi giúp 181 thành viên của HTX yên tâm gắn bó với phương pháp canh tác hữu cơ", bà Yến nói.
Thành viên HTX nông nghiệp Bù Gia Mập cùng các hội viên nông dân trong xã Bù Gia Mập tham quan mô hình trồng điều sạch trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Ảnh: Trần Khánh
Bà Yến kể, quy trình canh tác cây điều theo hướng hữu cơ phải thực hiện việc đánh giá tiêu chuẩn hữu cơ hàng năm. Thành viên nào không đạt tiêu chuẩn trong 1 năm sẽ mất các quyền lợi cung cấp sản phẩm kéo dài trong 3 năm.
Hạt điều hữu cơ tự tin chờ vụ mới
Đây là cách làm mà HTX Bù Gia Mập duy trì gần 5 năm qua, nhằm đảm bảo việc tuân thủ quy trình canh tác bền vững.
Tuy nhiên quá trình duy trì ổn định diện tích hữu cơ của HTX Bù Gia Mập cũng không hề dễ dàng.
Khác với các HTX khác khi các thành viên đóng góp tiền lại để xây dựng HTX, hầu hết các thành viên của HTX Bù Gia Mập không góp tiền mặt.
Ở xã Bù Gia Mập, bà con dân tộc thiểu số chiếm số đông. HTX chỉ có thể lấy tổng diện tích đất tham gia vào HTX của bà con, rồi quy ra đồng vốn, đưa vào làm thành nguồn vốn HTX.
"Vì thế, nguồn vốn này không được sử dụng mà nó nằm im dưới lòng đất", bà Yến kể.
Bà Trần Thị Yến (ngồi giữa) tại lễ ký kết bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp trong năm 2020 trước sự chứng kiến của Hội nông dân tỉnh Bình Phước. Ảnh: Phượng Nguyễn
Cũng vì chi phí đánh giá quy trình canh tác hữu cơ hàng năm khá cao, khoản tiền trên 100 triệu đồng hỗ trợ thành viên là chi phí không hề nhỏ. Trong khi giá vật tư nông nghiệp thời gian qua tăng đột biến và chưa có dấu hiệu giảm xuống.
"HTX mong nhận được hỗ trợ các nguồn lực từ ngành nông nghiệp và doanh nghiệp chế biến để giúp người trồng điều yên tâm trồng điều sạch; góp phần xây dựng chuỗi giá trị, nâng tầm cho hạt điều Bình Phước", bà Yến chia sẻ.
Trồng điều sạch để nâng tầm thương hiệu
Ở xã Phú Nghĩa (huyện Bù Gia Mập), ông Hoàng Sơn Đông lại trồng điều sạch bằng cách dùng bã đậu nành ủ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Từ 2 năm trước, ông Đông đã dùng phân chuồng để ủ hoai mục, bón cho vườn điều. Mùa vụ năm 2020 và 2021 vừa qua, ông Đông chuyển sang ủ bã đậu nành lên men.
"Cách bón phân hữu cơ vừa giúp bảo vệ muôi trường vì hạn chế sử dụng phân hóa học, lại giúp cây điều tăng năng suất", ông Đông nói.
Trồng điều bằng phân bón hướng hữu cơ giúp cây điều cho năng suất cao. Ảnh: Trần Khánh
Năm 2019, vườn điều của ông đạt năng suất 2 tấn/ha. Năm 2020 và 2021, năng suất vườn điều tăng lên 2,5 tấn/ha. Đây là mức cao khi năng suất bình quân toàn tỉnh năm 2021 chỉ đạt 1,5 tấn/ha.
Ông Đông hiện có 11ha điều. Vụ điều vừa qua, ông thu được sản lượng hơn 27,5 tấn. Cuối năm 2021, ông Đông là 1 trong số 30 cá nhân được UBND tỉnh Bình Phước tuyên dương là Nông dân trồng điều giỏi tiêu biểu của tỉnh.
Ông Trương Văn Thanh ở xã Thọ Sơn (huyện Bù Đăng) bắt đầu mô hình kinh doanh hạt điều chế biến trước khi trực tiếp trồng điều.
Những năm đầu khởi nghiệp, ông Thanh chỉ đặt mục tiêu số lượng. Hạt điều được thu mua đến đâu thì chẻ bán đến đó. Tất nhiên, ông cũng chẳng quan tâm nhiều đến thương hiệu, nhãn mác.
Xã Thọ Sơn (huyện Bù Đăng) hiện có trên 4.000ha điều, cho năng suất bình quân 1,7 tấn/ha. Nhờ đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi nên chất lượng hạt điều huyện Bù Đăng được đánh giá cao.
Trong quá trình kinh doanh, ông Thanh nhận ra chất lượng, thương hiệu của hạt điều huyện Bù Đăng nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung đang bị đánh đồng với hạt điều của các quốc gia khác khi xuất khẩu.
Từ đó, ông ấp ủ xây dựng thương hiệu hạt điều rang muối Như Hoàng để bảo vệ uy tín chất lượng cho hạt điều Bình Phước.
Thành viên HTX DV nông nghiệp Như Hoàng giới thiệu sản phẩm điều rang muối hữu cơ. Ảnh: Trần Khánh
Năm 2018, được Sở NNPTNT tư vấn, ông Thanh bắt đầu xây dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO HACCP Code 2003.
Để chủ động vùng nguyên liệu, ông Thanh thành lập HTX TM-DV Nông nghiệp Như Hoàng với 33 thành viên, tổng diện tích trồng 150ha.
"Tất cả diện tích này đều chăm sóc theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn sinh học", ông Thanh nói.
Đầu tháng 11/2021, các dòng sản phẩm hạt điều rang muối mang thương hiệu Như Hoàng đã được UBND tỉnh Bình Phước cấp chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2021.
Bà Lê Thị Ánh Tuyết - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Phước cho biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 3.200ha điều đạt theo tiêu chuẩn hữu cơ, và được các doanh nghiệp thu mua rất tốt.
Giá tiêu loanh quanh 85.000 đồng/kg, nhà nông tiết lộ nuôi 1 loài vật vừa giữ vườn lâu dài, vừa có tiền to Giá tiêu hôm nay tại các vùng nguyên liệu giảm nhẹ so với tuần trước, song đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, dao động từ 83.000-85.000 đồng/kg . Nhiều nông dân vui mừng khi giá tiêu đã khởi sắc sau nhiều năm tuột dốc không phanh. Nhiều hộ kết hợp nuôi dê trong vườn tiêu nên thu được...