Trồng rau muống Nhật nơi heo hút, hái mớ nào lái khuân đi mớ đó
Ông Kim Văn Dũng, bản 83 ( xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) trồng rau muống Nhật Bản trên 1ha ruộng giữa bốn bề đồi núi hoang sơ. Rau muống Nhật Bản là loại rau lạ nên hái mớ nào bán hết mớ đó, mỗi năm ông Dũng thu lãi gần 70 triệu đồng.
Giống rau muống Nhật Bản là loại rau rất mới lạ đối với bà con ở xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu. Ông Kim Văn Dũng là hộ đầu tiên trong xã mang giống rau ngoại về trồng trên 1ha nương rẫy để phát triển kinh tế, tăng nguồn thu nhập cho gia đình.
Rau muống Nhật Bản của gia đình ông Kim Văn Dũng được trồng trên 1ha nương rẫy.
Trao đổi với PV Dân Việt về cơ duyên đưa loại rau muống Nhật Bản về trồng, ông Dũng cho biết: Tôi làm nghề trồng rau ngắn ngày cũng được gần chục năm nay. Trong một lần xuống Hà Nội tìm đầu ra cho sản phẩm rau cải bẹ Đông Dư, tôi thấy nhiều nhà vườn dưới xuôi trồng rau muống Nhật Bản này rất nhiều và cho thu nhập cao.
Sau khi biết tên loài rau muống lạ, ông Dũng đến các nhà vườn lớn, hỏi về cách trồng và đặc tính sinh trưởng của loại rau muống Nhật Bản như thế nào. Ông mua hạt giống về trồng thử trên 4.000m2 nương rẫy. Sau 2 tháng, ông thấy rau muống Nhật phát triển xanh tốt, rất thích hợp với khí hậu ở địa phương. Ông đã liên hệ với nhà vườn dưới xuôi mua thêm hạt giống về trồng trên 1ha nương rẫy.
Ông Kim Văn Dũng là hộ đầu tiên đưa giống rau muống Nhật Bản về trồng tại xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu (Sơn La).
Ông Kim Văn Dũng cho biết: Trước khi gieo hạt rau muống Nhật Bản, tôi lên luống đất trồng như rau muống ta rồi ngâm hạt giống rau muống Nhật khoảng 8h, ủ tiếp 2 ngày cho hạt nứt nanh. Tôi gieo hạt cách hạt khoảng 5cm, hàng cách hàng 15cm và lấp 1 lớp đất mỏng.
Để tạo điều kiện cho rau phát triển tốt, ông Dũng lắp đặt hệ thống tưới nước tự động trên 1ha nương rẫy. Thời điểm rau đang nảy mầm, ông tưới 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với mùa hè, tùy theo điều kiện thời tiết để điều chỉnh lượng nước.
Video đang HOT
Theo ông Dũng: Loại rau muống Nhật Bản này rất dễ sống. Có thể trồng ở vùng đất dốc, khô cằn đều phát triển xanh tốt.
“Khi rau muống Nhật có 2 – 3 lá thật, tôi tiến hành bón các loại phân hữu cơ sinh học định kỳ 7 – 10 ngày/lần. Ngoài ra tôi còn dùng phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai mục, bón cho vườn rau. Trong quá trình chăm sóc, tôi thấy đặc tính của loại rau này bò lan như rau muống ta, trồng khoảng 2 tháng là cho thu hoạch. Cứ hái là lên ngọn non rất nhiều. Điều đặc biệt ở loại rau muống Nhật, không cần tưới nước nhiều như rau cải bắp và các loại cây ngắn ngày khác. Rau muống có thể trồng ở vùng đất dốc, khô cằn đều sống khỏe…” – ông Kim Văn Dũng chia sẻ thêm.
Từ khi trồng rau muống Nhật Bản, cuộc sống của gia đình ông Dũng ngày càng khá giả.
Ông Dũng nói với PV Dân Việt: Rau muống Nhật trồng 1 lần có thể cho thu hoạch quanh năm, không phải trồng từng lứa như các loại rau ngắn ngày khác, nên không tốn nhiều công sức chăm sóc. Tôi trồng rau muống Nhật chủ yếu bán cho công ty ở dưới Hà Nội. Họ bao tiêu sản phẩm cho gia đình tôi nên đầu ra luôn được ổn định và bán được với giá cao. Bình quân một năm tôi thu lời khoảng 70 triệu đồng từ bán rau muống Nhật Bản, cuộc sống ngày càng khá giả hơn.
Ngoài trồng rau muống Nhật Bản, ông Kim Văn Dũng còn trồng thêm 1.000 gốc bưởi Da Xanh trên 2ha nương rẫy để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
Theo Danviet
Sơn La: Những hình ảnh "đau lòng" khi tiêu hủy 5.200 lợn vì dịch tả
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tỉnh Sơn La, tính đến ngày 29/5/2019 dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở 110 bản, tiểu khu, 46 xã, thị trấn, phường thuộc 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tổng số lợn mắc bệnh đã tiêu hủy là 5.242 con.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tỉnh Sơn La, có 3 huyện gồm Yên Châu, Quỳnh Nhai, Vân Hồ đã công bố hết dịch. Huyện Thuận Châu công bố hết dịch trên địa bàn 5 xã. Huyện Mường La công bố hết dịch trên địa bàn 2 xã. Huyện Mộc Châu công bố hết dịch trên địa bàn 1 xã.
Trong đó, trên toàn tỉnh còn 29 xã thuộc 9 huyện có bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa qua 30 ngày. Có 2 xã, thị trấn thuộc huyện Sông Mã, Bắc Yên đã công bố hết dịch trên địa bàn nhưng sau đó lại phát sinh lợn bị bệnh.
Tiêu hủy dịch tả lợn Châu Phi ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Sơn La đang được các cấp, ngành triển khai thực hiện nghiêm túc. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch cấp tỉnh, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cùng đoàn công tác đã đến địa bàn các huyện có dịch, đề nghị UBND các huyện có dịch thực hiện công bố dịch theo quy định, thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch huyện, xã; xây dựng kế hoạch chống dịch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
Giao UBND các xã có dịch thực hiện thống kê số lợn trong diện tiêu hủy, khảo sát, tìm địa điểm tiêu hủy thích hợp gần với nơi xảy ra dịch. Tổ chức tiêu huỷ toàn bộ số lợn trong trong diện tiêu hủy theo quy định. Thực hiện phun khử trùng, tiêu độc bằng hóa chất, rắc vôi tất cả chuồng trại của các bản xảy ra dịch. Đến hết ngày 29/5/2019 đã cung cấp cho các huyện, thành phố số hóa chất chống dịch gồm hơn 22.000 lít Benkocid; hơn 27.000 lít Iodine.
Tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Sơn La là 5.242 con.
Ban chỉ đạo đã thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời tại các huyện, xã để kiểm soát việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch. Tăng cường công tác tuyên truyền về bệnh dịch tả lợn Châu Phi, đã cấp phát cho cơ sở 30.000 tờ rơi hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. UBND các huyện có dịch thành lập Hội đồng tiêu hủy và Hội đồng định giá lợn để làm căn cứ hỗ trợ (mức hỗ trợ lợn thịt, lợn con bằng 80% giá thị trường, lợn nái đang sinh sản và lợn đực giống đang khai thác hỗ trợ 1,5 lần lợn thịt).
Về nguyên nhân gây bệnh dịch trên địa bàn tỉnh, tỉnh Sơn La đánh giá: Ổ dịch đầu tiên tại tỉnh Sơn La xảy ra tại bản Huổi Ái, xã Mường É, huyện Thuận Châu. Nguyên nhân ban đầu được xác định do bản Huổi Ái nằm trên trục Quốc lộ 6 chạy qua, có 4 điểm rửa xe trên địa bàn bản Huổi Ái, các phương tiện như ô tô vận chuyển động vật thường dừng để rửa xe.
Tính đến ngày 29/5/2019 dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở 110 bản, tiểu khu, 46 xã, thị trấn, phường thuộc 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Tại các huyện Quỳnh Nhai, Phù Yên, do người dân mua lợn mắc bệnh từ các huyện giáp danh của tỉnh Điện Biên, Yên Bái về làm giống và mổ thịt ăn. Tại các huyện khác, do người dân mua thịt lợn nhiễm bệnh từ những người bán thịt rong từ nơi khác về bán trên địa bàn; mua lợn bệnh về mổ ăn; ổ dịch gần các điểm giết mổ...
Thời gian tới, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân có lợn bị tiêu hủy để tránh tình trạng bán chạy lợn. Trước mắt, Ban chỉ đạo khuyến cáo người dân chăn nuôi nhỏ lẻ giảm đàn lợn, chuyển đổi sang chăn nuôi gia cầm, thủy sản và các loại gia súc khác. Trong dài hạn thì phải tái cơ cấu ngành chăn nuôi lợn, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ dần liên kết thành mô hình chuỗi chăn nuôi tập trung thực hiện an toàn sinh học.
Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân về phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan; vận động để người dân tại các bản khi có các đám hiếu, hỷ, ăn mừng nhà mới... không đóng góp bằng lợn (không mang lợn từ hộ này sang hộ khác, từ địa phương này qua địa phương khác) để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp các huyện điều tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn các huyện; kiểm tra, thẩm định điều kiện công bố hết dịch trên địa bàn các xã, huyện khi đủ điều kiện. Tiếp tục hỗ trợ hóa chất, vật tư, bảo hộ trong công tác phòng, chống dịch.
Thời gian tới, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân có lợn bị tiêu hủy để tránh tình trạng bán chạy lợn.
Để chủ động bảo vệ môi trường trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở TN&MT tỉnh Sơn La đã ban hành công văn hướng dẫn các huyện, thành phố tiếp tục triển khai công tác tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, lò giết mổ lợn. Đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể, khi phát hiện có hiện tượng vứt xác lợn bừa bãi, tiêu hủy sai quy định; các hố chôn lấp không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn, theo hướng dẫn tại Công văn số 1025/BTNMT-TCMT ngày 11/03/2019 của Bộ TN&MT.
Theo Danviet
Hàng xóm giàu nhờ bò sữa, tôi lại khá giả nhờ nuôi tằm nhả tơ Nhờ trồng dâu nuôi tằm mà đời sống kinh tế của gia đình anh Hà Văn Hoàng, bản Chiềng Đi (thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã trở nên khấm khá và có của ăn của để. Bình quân 1 năm gia đình anh đút túi hơn 100 triệu đồng/năm từ nghề trồng dâu nuôi tằm. Nhiều...