Trồng rau kiểu “phó giáo sư”, dân ở đây thu 500 triệu/ha/năm
Thực chất, trồng rau “phó giáo sư” là tên gọi vui nông dân xã Đặng Xá ( Gia Lâm, Hà Nội) đặt cho quy trình canh tác có sự tham gia của các bên (PGS) để giám sát, đánh giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhờ áp dụng PGS, ý thức sản xuất theo quy trình an toàn của người dân được nâng lên.
Ngày nào cũng vậy, bà Nguyễn Thị Nhị, một thành viên của nhóm sản xuất PGS Đặng Xá đều đặn ra thăm vườn rau của mình. Được biết, gia đình bà hiện có 1.000m2 sản xuất rau theo quy trình an toàn, có sự giám sát của hệ thống PGS.
“Nhóm sản xuất của tôi có 10 thành viên, phần lớn lượng rau sản xuất ra cung cấp cho Công ty Công nghệ cao An Sinh theo hợp đồng cả năm nên chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Áp dụng PGS, từ quá trình gieo hạt, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật đều được ghi chép đầy đủ trong sổ nhật ký do trưởng nhóm phát; theo định kỳ 2 tuần một lần, các thành viên trong nhóm họp bàn kế hoạch sản xuất, tiêu thụ để có thể điều chỉnh kịp thời sản lượng giữa các nhà” – bà Nhị cho biết.
Bà Nguyễn Thị Chung, thôn Hoàng Long, xã Đặng Xá chăm sóc rau.
Theo bà Nhị, trước kia, khi còn sản xuất theo tập quán cũ, cứ thấy rau chớm có sâu bệnh là phun, thậm chí còn phun định kỳ; thời gian cách ly cũng không được đảm bảo. Sau này, nhờ tham gia các lớp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sau này là PGS, GAP, nông dân Đặng Xá nhận thức được sự nguy hiểm của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
“Hiện, nếu có ít sâu tôi bắt bằng tay, cần dùng thuốc bảo vệ thực vật thì sẽ dùng loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Các thành viên, trưởng nhóm cũng kiểm tra ruộng rau của các thành viên thường xuyên, nếu vi phạm nguyên tắc sản xuất an toàn sẽ bị nhắc nhở, thậm chí bị yêu cầu ra khỏi nhóm” – bà Nhị nói.
Bà Nhị tiết lộ, chỉ với 1.000m2 trồng rau, gia đình bà có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Chung – thôn Hoàng Long, xã Đặng Xá, một thành viên của nhóm sản xuất PGS cho biết: “Cái được lớn nhất khi tham gia PGS là chúng tôi không phải lo khâu tiêu thụ vì đã có HTX đứng ra kết nối với các đầu mối thu mua; kế hoạch sản xuất được lập sẵn tránh ế thừa khi sản phẩm cung cấp ra thị trường quá nhiều. Hiện, nông dân Đặng Xá rất hào hứng tham gia mô hình này”.
Việc tham gia PGS giúp nông dân Đặng Xá không phải lo khâu tiêu thụ rau.
Theo ông Nguyễn Tuấn Khanh, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Đặng Xá, từ giữa năm 2018, tổ chức Rikolto (RECO) đã hướng dẫn HTX và bà con nông dân thành lập 3 nhóm PGS với 50 nông dân tham gia.
Trước đây, nông dân Đặng Xá được tham gia rất nhiều chương trình tập huấn, hướng dẫn sản xuất nhưng với mô hình PGS lần đầu tiên bà con được hướng dẫn một các chi tiết, cụ thể từng công đoạn sản xuất, giám sát sản xuất, thanh tra nội bộ. Quá trình giám sát chéo giữa các thành viên mà PGS đặt ra vừa giúp sản phẩm rau vẫn đạt chuẩn an toàn mà nông dân lại không cần nhờ đến bên thứ ba chứng nhận để tránh tốn kém.
“Nói cách khác, PGS hoạt động dựa trên trách nhiệm của mỗi thành viên, niềm tin của từng thành viên dành cho nhau; chỉ cần 1 thành viên làm ăn không nghiêm túc là sẽ ảnh hưởng đến cả nhóm. Nhờ áp dụng PGS cùng các quy trình sản xuất an toàn được thực hiện nhuần nhuyễn, rau Đặng Xá luôn được thị trường đánh giá cao; đã nhiều năm nay, rau Đặng Xá không để xảy ra sự việc nào đáng tiếc liên quan đến an toàn thực phẩm” – ông Khanh nói.Nhờ chất lượng được đảm bảo nên rau Đặng Xá luôn được bán với giá cao hơn với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Hiện, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác ở Đặng Xá đạt 450 – 500 triệu đồng/ha/năm.
Hiện, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác ở Đặng Xá đạt 450 – 500 triệu đồng/ha/năm.
Điều đặc biệt của các nhóm PGS mà Hà Nội đang triển khai rộng khắp ở nhiều địa phương, trong đó có Đặng Xá là ban điều phối có sự tham gia của các bên. Ví dụ ở Đặng Xá, đại diện ban điều phối có Giám đốc HTX Đặng Xá; đại diện Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật Hà Nội; đại diện khách hàng là Công ty An Sinh và đại diện nông dân. Trách nhiệm của mỗi thành viên được quy định rất cụ thể.
Theo đó, nông dân có nhiệm vụ sản xuất rau an toàn đúng quy trình và tiêu chuẩn (không sử dụng phân tươi khi chưa ủ hoai mục, không sử dụng nước thải để tưới rau, hạn chế sử dụng phân hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục do HTX quy định); ghi chép nhật ký đồng ruộng; bán rau theo đúng cam kết với nhóm…
HTX Dịch vụ nông nghiệp Đặng Xá có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ; giới thiệu quảng bá sản phẩm; xây dựng bao gói mẫu mã, logo cho sản phẩm rau an toàn Đặng Xá. Trong khi đó, Công ty An Sinh phải cam kết tuân thủ hợp đồng đã ký kết/thỏa thuận.
Ông Nguyễn Văn Mạnh- Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đặng Xá, khẳng định, sản xuất theo PGS sẽ giúp lợi nhuận tăng cao hơn vì người dân tự chứng nhận đảm bảo chất lượng cho nhau thông qua hoạt động giám sát chéo, thay vì phải nhờ đến bên thứ ba. Trong một nhóm sản xuất sẽ có nông dân – doanh nghiệp – người tiêu dùng để đảm bảo quá trình giám sát diễn ra minh bạch.
“Đặc biệt, cái lợi lớn nhất khi tham gia PGS là việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân dễ dàng hơn nhờ kế hoạch sản xuất, cơ cấu giống được tính toán kỹ lượng dựa trên mùa vụ, nhu cầu thị trường” – ông Mạnh nói.
Theo Danviet
Thúc đẩy nông nghiệp 4.0: Gỡ các nút thắt
Việc tham gia ứng dụng công nghệ 4.0 chưa nhiều, tập trung vào một số khâu, công đoạn còn manh mún, tự phát... là những nút thắt trong phát triển nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam.
Ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, công nghệ 4.0 đã được ứng dụng trong một số lĩnh vực như: Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng robot trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý trong việc lập cơ sở dữ liệu các chợ gia cầm sống, các trang trại chăn nuôi, cơ sở dữ liệu việc nhập khẩu nguyên liệu thuốc...
Mô hình trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: Anh Thơ
Cầu Đất Farm (Đà Lạt) được giới chuyên môn đánh giá là nông trại sản xuất rau sạch thông minh nhất Việt Nam, bởi nông trại này đã đi đầu trong ứng dụng giải pháp bảo vệ môi trường, trồng rau an toàn bằng công nghệ hiện đại. Cầu Đất Farm kết nối hệ thống phát triển rau sạch bằng hệ thống thông minh và hệ thống IoT của Intel. Hệ thống này tự động kiểm soát độ ẩm, nước, phân, kiểm soát chất lượng rau, cà chua, khoai lang, cà rốt, trà sạch.
Khách hàng có thể xem trực tuyến hình ảnh công nhân thu hoạch các loại nông sản ngay tại Đà Lạt, xem nhật ký trồng trọt để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhu cầu sử dụng nông sản sạch trên thị trường khá cao, hàng tháng ước tính trên 7ha Cầu Đất Farm cho ra thị trường khoảng gần 150 tấn rau sạch các loại. Sản phẩm của Cầu Đất Farm vẫn chưa đáp ứng đủ các đơn đặt hàng, nhu cầu của thị trường về sản phẩm sạch còn rất lớn.
Khác với nông nghiệp công nghệ cao, đó là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, nông nghiệp 4.0 chính là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp. Theo đó, nông nghiệp 4.0 sẽ mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp.
Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - đánh giá, thiết bị phần cứng phục vụ nông nghiệp 4.0 của Việt Nam còn thua kém và rất hạn chế so với các quốc gia khác. Ngoài ra chi phí đầu tư thiết bị công nghệ cho nông nghiệp 4.0 không hề nhỏ. Điểm cốt lõi của nông nghiệp 4.0 là kết nối cảm biến internet vạn vật (IoT). Tuy nhiên, chi phí đầu tư camera cảm biến tự động là 500 triệu đồng/chiếc, bằng 100 tấn lúa và phải sản xuất trong 2 vụ. Tại Thái Lan hay Nhật Bản đã áp dụng thiết bị và robot thu hái cà phê và cây ăn quả, nhưng giá bán chừng 200.000 - 300.000USD (khoảng 6 tỷ đồng), mức giá này bằng cả 1.200 tấn lúa.
Ông Phạm S cho rằng, nếu Chính phủ không có đề án cụ thể để đổi mới sáng tạo, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thiết bị thông minh phần cứng thì trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các thiết bị thông minh, trong đó có thiết bị cho nông nghiệp.
Để đưa khoa học, công nghệ vào nông nghiệp, PGS-TS Đinh Dũng Sỹ - Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) cho hay, nhà nước với vai trò bà đỡ, cần làm được hai việc: Thứ nhất, xây dựng chính sách ưu đãi, thay đổi cơ chế cho các doanh nghiệp, HTX... ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp. Thứ hai, cần tập trung thực hiện việc điều tra, thống kê, dự báo cho doanh nghiệp, người nông dân về sản phẩm, về thị trường...
Theo Danviet
Quy định mới về phương thức quản lý điều kiện bảo đảm ATTP cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản Ngày 30/10/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 17 /2018/TT-BNNPTNT Quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi...