Trồng rau hoang bò khắp nơi, hái liên tục, 1 nông dân Nghệ An phát tài
Gia đình chị Hoàng Thị Lan ở xóm 9, xã Quỳnh Văn được xem là hộ đầu tiên trồng giống rau má hoang dại có quy mô lớn ở huyện Quỳnh Lưu ( tỉnh Nghệ An). Nhờ chăm sóc tốt nên mỗi năm gia đình chị có lãi cả trăm triệu đồng.
Từ suy nghĩ phải trồng những loại giống rau mà tại địa phương chưa có, để nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích nên chị Lan đã nảy sinh ý tưởng đi đào gốc rau má mọc hoang dại ở các xứ đồng về trồng trong vườn nhà.
Hiện tại, chị Lan trồng 3 sào rau má, mỗi sào đạt sản lượng 5 – 6 tạ/lần thu hoạch. Ảnh: Hồng Diện.
Ban đầu, chị chỉ trồng rau má ở một luống đất, rồi tích cực chăm sóc để nhân giống dần dần. Nhận thấy, loại rau này phát triển nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn, có giá trị kinh tế cao nên chị đã mạnh dạn thay thế hoàn toàn 3 sào đất chuyên canh trồng các loại rau cải, mùi, cà chua… bằng phủ kín cây rau má.
Theo chia sẻ cách trồng rau má của chị Lan: Gia đình đã gắn bó với nghề trồng rau má được 4 năm. Rau má là loại có sức sống mạnh nên rất dễ trồng, nhất là thời điểm vào tháng 2, tháng 3 thời tiết thuận lợi rau luôn xanh tốt. Đặc biệt, chỉ cần trồng 1 lần thì cây cho thu hoạch trong nhiều năm liền nên không phải tốn công cày xới đất.
Rau má được chị trồng thành từng luống để dễ làm cỏ và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật; quá trình canh tác quan trọng nhất là phải theo dõi thời tiết, để nắm bắt được khi trời trở nồm hay có gió nam, nhằm có biện pháp bón phân, tưới lượng nước cho phù hợp.
Hiện nay, ngoài vườn rau của chị Lan, một số hộ dân ở xã Quỳnh Văn cũng mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích trồng rau, quả kém hiệu quả sang trồng rau má. Ảnh: Hồng Diện.
Mỗi năm, chị còn bỏ chi phí từ 30 – 40 triệu đồng để mua phân bò từ trang trại bò sữa TH ở huyện Nghĩa Đàn về ủ cho hoai mục rồi bón cho cây trồng, tăng chất dinh dưỡng giúp rau sinh trưởng nhanh.
Video đang HOT
Đối với loài rau má này thường rất ít sâu bệnh nên không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng. Sau 60 ngày xuống giống thì rau má bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng đạt từ 5 – 6 tạ/sào.
Hàng năm, 1 sào rau cho chị Lan thu hoạch đến 6 lứa, sau khi trừ chi phí cho gia đình thu lãi 33 triệu đồng. Như vậy, với tổng diện tích 1.500 m2, gia đình chị thu về gần 100 triệu đồng.
Rau má có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì thế, sản phẩm của bà làm ra đến đâu thì tiêu thụ hết đến đó, không phải chịu cảnh được mùa mất giá như khi trồng các loại rau màu như trước đây.
Rau má mọc hoang dại thì vào những tháng nắng nóng, khô hạn, hạt khó nảy mầm nên khan hiếm. Hiện nay người dân đã tự trồng được rau má, kết hợp với đầu tư hệ thống béc tưới nước phun mưa, rau cho thu hoạch liên tục quanh năm nên nguồn cung tương đối dồi dào. Có thời điểm rau đắt, giá thu mua tại ruộng từ 25-30 nghìn đồng/kg.
Hiện tại, ngoài mô hình trồng rau má của gia đình chị Lan thì một số hộ dân ở xã Quỳnh Văn cũng mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích trồng rau, quả kém hiệu quả sang trồng loại rau này./
Hồng Diện
Nổi khổ trồng rau má, rau bổ mát phải "đứng đồng" vì dịch Covid-19
Liên kết tiêu thụ, khuyến khích người trồng rau má tăng cường bán lẻ là những giải pháp được đưa ra nhằm giúp nông dân xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) "giải quyết" hàng chục ha rau má đang tồn đọng trên đồng.
Cắt rau má cho... cá ăn
Vùng chuyên canh cây rau má ở Quảng Thọ (Quảng Điền) đìu hiu cả mấy tháng nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hàng chục ha rau má đang kỳ thu hoạch phải "đứng đồng" do không có người mua. Người trồng rau vẫn ra ruộng đều đặn chăm sóc cây chờ thị trường ổn định trở lại.
Người dân vẫn ra ruộng chăm sóc cây rau má.
Vừa ra ruộng rau nhổ cỏ dại, ông Nguyễn Lương Bằng (thôn La Vân Thượng, xã Quảng Thọ) cho biết: "Mấy tháng nay rau không bán được hoặc bán với giá chưa bằng thời điểm sau tết do HTX không thu mua hết cho người dân. Trong khi 3 mẫu rau má của gia đình tôi trồng đang kỳ thu hoạch phải cắt bỏ vì để lâu trên ruộng rau già, phá hư gốc".
Không bán được, người dân phải thu hoạch số rau má già mang cho cá lồng ăn. Số còn lại bà con dùng máy cắt cỏ phá bỏ ruộng rau để chờ lứa khác lên tươi non hơn. "Bán cho cá lồng, bò ăn cũng chỉ được vài bữa đầu thôi. Ăn nhiều mấy vật nuôi này cũng...ngán", ông Bằng nói.
Theo tính toán của ông Bằng, bình quân 1 sào rau má gia đình ông trồng thu được 3 tạ, với giá bán trước đây từ 6-7 nghìn đồng/kg, trừ chi phí phân thuốc, công nhổ cỏ, thu hoạch, ông lãi khoảng 1,5 triệu đồng/sào/lứa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu tiêu thụ giảm khiến người trồng rau má như ông Bằng càng trồng càng lỗ do rau già trên ruộng phải vứt bỏ.
Khoảng 600 hộ dân trên địa bàn xã Quảng Thọ gặp khó khăn do rau má ứ dọng không bán được.
Cùng chung tình cảnh như ông Bằng là khoảng 600 hộ dân ở vùng chuyên canh cây rau má Quảng Thọ.
Ông Nguyễn Lương Trí, Giám đốc HTX NN Quảng Thọ 2 thông tin, trong giai đoạn khó khăn chung, cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, rau má Quảng Thọ cũng đang loay hoay tìm đầu ra. Hiện HTX chỉ tiến hành thu mua số lượng nhỏ để sấy khô làm nguyên liệu trà, còn thu mua lớn như trước đây thì không biết bán cho ai do các đơn hàng ngoại tỉnh gần như ngưng trệ.
Tăng cường bán lẻ
Ông Hoàng Công Phong, cho biết, toàn xã có 60 ha rau má chuyên canh theo mô hình VietGAP của khoảng 600 hộ dân của 2 HTX Quảng Thọ 1 và Quảng Thọ 2 với doanh thu giai đoạn "hoàng kim" khoảng 20 tỷ đồng/năm. Từ trước đến nay, sản lượng rau má tại địa phương đạt 6 tấn/ngày chủ yếu được HTX thu mua để sấy khô làm trà, số còn lại được các thương lái bán ra thị trường Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình theo các xe hàng.
Từ khi ảnh hưởng dịch COVID-19 đến ngày mỗi ngày các HTX chỉ xuất đi khoảng 1 tấn nên không thể giải quyết được số hàng tồn đọng cho người dân. Khó khăn nhất là các ruộng rau đã đến lứa thu hoạch không thể để mãi trên ruộng.
Một số diện tích rau má phải cắt bỏ để chờ lên lứa mới.
Theo tìm hiểu của địa phương hiện nay ngoài một số lượng nhỏ diện tích HTX thu mua để sấy khô; người dân bán lẻ trên ruộng thì đầu ra của rau má gần như bị "đứng" do cước vận tải tăng cao, mặt hàng chỉ bán trong tỉnh. Hiện HTX có thu mua cho người dân thì không thể bán được nên đành để rau già trên ruộng.
Địa phương đã chỉ đạo HTX tập trung thu mua rau má được sản xuất theo mô hình hữu cơ với diện tích 1,5 ha vì đầu ra loại sản phẩm này có liên kết tiêu thụ nên khá ổn.
Ông Nguyễn Lương Trí, Giám đốc HTX NN Quảng Thọ 2 thông tin, thời gian gần đây HTX chỉ thu mua được khoảng 10% sản lượng 2.500 tấn rau má/năm của các hộ dân nên số lượng rau má tồn đọng khá nhiều. Trước đây số lượng người dân bán ra bình thường đạt 5 tấn/ngày, bây giờ chỉ khoảng 1 tấn/ngày mà thôi. Nguyên nhân hiện tại hoạt động vận tải đang tạm dừng nên các đơn hàng đi các tỉnh lớn đều phải ngưng trệ.
Thu hoạch rau má bán lẻ tại ruộng góp phần giải quyết số rau tồn đọng.
Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, chính quyền địa phương cùng với HTX đã đưa sản phẩm rau má lên trang nông sản của huyện để tăng cường kết nối tiêu thụ trong tỉnh; khuyến khích các hộ dân tăng cường bán lẻ tại ruộng, đưa hàng về các chợ đầu mối trong tỉnh. Ngoài ra, địa phương cũng kết nối với Hội Doanh nhân nữ của tỉnh, các đoàn thể hỗ trợ giới thiệu, bán hàng, chung tay tiêu thụ giúp rau má cho người dân.
Ngoài nông sản tồn đọng, hiện trên địa bàn xã Quảng Thọ còn hơn 900 lồng cá diêu hồng (khoảng 40 tấn) đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng không bán được. Người nuôi đang lo lắng bởi giai đoạn hiện nay đang xuất hiện nắng nóng, cá nuôi dễ bị dịch bệnh chết hàng loạt gây thiệt hại lớn.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, cá diêu hồng, ngoài tiêu thụ trong và ngoài tỉnh thì chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch qua Lào. Đa số các hộ nuôi cá diêu hồng hiện nay chưa được cấp giấy chứng đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản nên gặp khó khăn trong việc xuất khẩu do không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ nên sản phẩm cá bị tồn đọng nhiều.
Hà Nguyên
Ở đây nhiều người thành triệu phú từ trồng rau má, nuôi bò lai Nhiều hộ dân xã Long Phước, TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã vươn lên khấm khá nhờ trồng rau má, chăn nuôi bò sinh sản...Các mô hình trồng rau má, nuôi bò sinh sản được Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tiếp sức về vốn... Từ năm 2014 đến nay, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND)...