Trồng quả cay xé lưỡi, giá cao, nông dân lãi gấp 10 lần cấy lúa
Vụ ớt năm nay vừa được mùa, vừa được giá nên bà con nông dân tỉnh Thái Bình đang khẩn trương thu hoạch. Bất chấp trời rét căm căm, nông dân vẫn quyết bám ruộng, bám vườn để gặt hái mùa ớt… ngọt.
Nhà ông Trần Văn Ích ở thôn A Sào, xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ trồng 2 sào ớt. Hiện đang đến thời kì thu hoạch ớt nên hầu như ngày nào ông cũng ra đồng. Bất chấp trời rét như cắt da, cắt thịt, ông Ích vẫn không quản ngại khó khăn ra ruộng chăm sóc và thu hoạch ớt. “Một cân ớt trị giá bằng gần yến thóc. Năm nay, người trồng ớt mở mày mở mặt anh à”, ông Ích vui mừng nói.
Bất chấp trời giá rét, ông Ích vẫn ra đồng thu hoạch những quả ớt đã chín đỏ. Ảnh: Thuần Việt
Từ đầu vụ thu hoạch đến giờ, ông Ích đã đút túi được hơn chục triệu đồng từ 2 sào ớt. Với giá ớt bình quân 50.000 đồng/kg, nếu thu hoạch đến hết vụ thì chắc chắn mỗi sào ớt sẽ đem lại cho gia đình ông từ 15-20 triệu đồng.
Cũng giống như ông Ích, nhiều nông dân khác ở các xã An Đồng, Quỳnh Hội, Quỳnh Minh, An Cầu… hiện đang tất bật thu hoạch ớt. Nơi nào cũng thấy bà con vui mừng vì đón vụ ớt bội thu.
Được biết mỗi sào ớt cho thu từ 3-4 tạ, so với trồng lúa, trồng ớt lãi gấp 10 lần. Tư thương trong huyện đến tận vườn thu mua để xuất bán đi Trung Quốc.
Video đang HOT
Cây ớt dễ trồng, dễ làm, nhưng cái khó mà bà con nông dân gặp phải là đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định. Có những vụ ớt rớt giá xuống chỉ còn 5.000 – 6.000 đồng/kg, người trồng không có lãi.
Vụ đông năm nay, bà con nông dân Thái Bình trúng đậm vì ớt được giá.
Theo ông Chu Công Phượng, Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp xã An Ninh, giá ớt đầu mùa luôn ở mức cao, có năm lên tới 60.000 đồng/kg. Năm nay, giá ớt dao động trên 50.000 đồng/kg, cao hơn nhiều so với những vụ trước nên bà con nông dân rất phấn khởi.
Riêng xã An Ninh hiện có 7 đại lý lớn cùng hàng chục cơ sở vệ tinh thu mua ớt. Ớt tươi hiện được thu mua tận ruộng, giúp bà con yên tâm về đầu ra.
Theo Danviet
Hoà Bình: Đã mắt ngắm cam đủ sắc màu tại lễ hội cam Cao Phong lần 3
Người trồng cam ở đất Cao Phong, tỉnh Hòa Bình mang thứ cam hảo hạng nhất về Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 3. Cũng trong dịp này, hàng trăm hộ dân được nhận chứng chỉ Vietgap.
Ngày 18.11, UBND huyện Cao Phong đã long trọng tổ chức Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 3. Lễ hội thu hút 120 gian hàng của các các hộ dân của huyện Cao Phong. Cây cam đã mang lại nguồn thu nhập khổng lồ cho người dân nơi đây.
Hiện toàn huyện Cao Phong có 2800 ha cam, sản lượng 3,3 vạn tấn, với nhiều giống cam nổi tiếng như lòng vàng, V2 và xã Đoài. Huyện Cao Phong được coi là địa phương có nhiều tỷ phú nhất đất Tây Bắc. Mỗi ha cam mang lại cả tỷ đồng cho người dân.
120 gian hàng bày bán cam được trồng tại huyện Cao Phong.
Lễ hội cam là cơ hội để người dân Cao Phong quảng bá sản phẩm của mình.
Khách thập phương thưởng cam tại Lễ hội.
Hàng trăm hộ dân được trao chứng nhận Vietgap.
Cam Vietgap được dán tem chứng minh xuất xứ nguồn gốc.
Theo Danviet
Vịt biển "hợp duyên" các vùng xâm nhập mặn, ít bệnh, mau lớn Dù còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu, vịt biển vẫn được coi là giống vật nuôi thích hợp cho nhu cầu tái cơ cấu giống vật nuôi ở các tỉnh bị đe dọa nghiêm trọng bởi xâm nhập mặn, nhất là khu vực ĐBSCL. Với tính trạng nổi trội, có thể nuôi được ở tất cả môi trường nước ngọt,...