Trồng ớt cay Ando 69 đạt 200 triệu đồng/ha
Vụ xuân 2016, Trạm khuyến nông huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An thực hiện mô hình sản xuất ớt cay hàng hóa Ando 69 tại xã Quỳnh Thuận và An Hòa với 40 hộ dân tham gia trên diện tích 3 ha.
Các hộ dân tham gia trồng ớt theo mô hình được hỗ trợ 100% tiền giống ớt cay Ando 69 và phân bón vi sinh. Thời gian xuống giống bắt đầu từ 20.1.2016.
Các hộ dân tham gia mô hình thu hoạch ớt cay
Qua đánh giá đầu bờ cho thấy, ớt cay Ando 69 (hay được gọi là ớt cay chỉ thiên) có đặc điểm sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt với bệnh hán thư, héo xanh phù hợp chân đất tại xã An Hòa và Quỳnh Thuận.
Video đang HOT
Giống ớt cay Ando 69 cho thu hoạch ròng 5 tháng với năng suất bình quân 30 tấn trên ha. Năm nay giá ớt cay có thời điểm đạt 40 nghìn đồng/kg.
Sau 4 tháng chăm sóc, bà con nông dân hái lứa quả đầu tiên và thời gian thu hoạch ớt kéo dài 5 tháng. Đến thời điểm cuối vụ cho thấy năng suất bình quân của ớt cay Ando 69 đạt 28 đến 30 tấn/ha. Đặc biệt có 2 hộ là ông Nguyễn Văn Tiệp ở xã Quỳnh Thuận đạt năng suất 700kg/sào và hộ bà Nguyễn Thị Quang ở xã An Hòa đạt 600 kg/sào.
Theo tính toán, thực hiện mô hình, bà con thu lãi 200 triệu đồng/ha.
Theo Như Thủy (Báo Nghệ An)
Nuôi cá nước ngọt đạt 200 triệu đồng/ha/năm
Nông dân ở nhiều vùng ở huyện Nam Đàn mạnh dạn nuôi cá nước ngọt đáp ứng nhu cầu thị trường. Có những mô hình đạt 200 triệu đồng/ha/năm.
Thu hoạch cá giống ở trại Nam Yên (Nam Đàn)
Gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn ở xóm Sen 1, xã Kim Liên đầu tư cải tạo mặt nước ao hồ với diện tích gần 1 ha để nuôi cá. Anh cho biết, ao nuôi được chủ yếu thả 2 loại là cá trắm và cá trôi. Thức ăn cho cá chủ yếu là cỏ, thóc mầm, có bổ sung cám công nghiệp.
Sau thời gian gần 1 năm, cá trắm cỏ đạt trọng lượng 2 - 2,5 kg/con, cá trôi đạt trọng lượng 1,5 kg/con, sản lượng thu hoạch đạt 5 tấn - 6 tấn. Giá bán trên thị trường dao động từ 40 - 50 ngàn đồng/kg. Bình quân mỗi năm, gia đình thu nhập trên 200 triệu đồng, trừ chi phí các loại, gia đình còn thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Thu hoạch cá nước ngọt ở Kim Liên - Nam Đàn
Cũng ở xã Kim Liên, gia đình anh Nguyễn Hà Trung xóm Sen 3 đã chọn mô hình nuôi thâm canh cá trắm cỏ với hai ao nuôi, trong đó một ao ương cá giống, một ao để nuôi cá thương phẩm. Anh lựa chọn công thức nuôi ghép 700 con cá trắm, 200 con cá chép, 300 con cá trôi trong mỗi đợt nuôi. Thức ăn cho các loại cá đều là cỏ non và thóc mầm.
Cá nước ngọt bán ở chợ thị trấn Nam Đàn
Với công thức trên, anh Trung chia sẻ: Do cá giống đã được ương nuôi với kích cỡ to hơn, nên khi đưa sang ao nuôi thương phẩm chỉ sau 6 tháng đã cho thu hoạch. Cá trắm cỏ đạt trọng lượng 2 kg/con. Tổng nguồn thu từ hai ao nuôi gần 1 ha gia đình thu được 140 triệu đồng, trừ chi phí còn cho thu lãi 80 triệu đồng/lứa. Như vậy, mỗi năm gia đình có thể thu hoạch 2 lứa, thu lãi trên 150 triệu đồng từ mô hình này.
Hiện toàn huyện Nam Đàn có hơn 1.000 ha diện tích nuôi cá nước ngọt với tổng sản lượng hàng năm khoảng từ 5.000 - 5.700 tấn. Nổi bật có các mô hình nuôi cá trắm, cá trôi ở xã Kim Liên, Nam Thanh, Nam Anh, các mô hình lúa-cá, sen-cá, ở xã Nam Thanh, Nam Lộc, lúa-cá-lợn, nuôi cá ao, hồ phát triển khá mạnh ở Nam Lĩnh, Nam Xuân, Nam Lộc, Nam Thái, Nam Nghĩa... cho thu nhập 150 - 200 triệu đồng/ha/năm.
Những năm qua Trạm Khuyến nông Nam Đàn đã chú trọng công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật với nhiều hình thức như: Tập huấn cho cán bộ khuyến nông viên, cộng tác viên khuyến nông và nông dân; chuyển giao trực tiếp bằng mô hình; chuyển giao con giống mới cùng kỹ thuật chăn nuôi; tổ chức hội nghị đầu bờ để rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình hay, hiệu quả.
Theo Hồng Sương (Báo Nghệ An)
9 bí quyết sản xuất rau màu trong mùa mưa Một số tỉnh vùng ĐBSCL và miền Đông Nam bộ đã làm tốt khâu chuyển dịch cây trồng từ sản xuất 3 vụ lúa thành 2 vụ lúa xen canh với một vụ rau màu. Trong những năm gần đây một số tỉnh vùng ĐBSCL và miền Đông Nam bộ đã làm tốt khâu chuyển dịch cây trồng từ sản xuất 3 vụ...