Trồng ổi VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao
Kỹ sư lọc hóa dầu Tô Ngọc Thông chọn mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Là một kỹ sư lọc hóa dầu, đang công tác tại Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn với mức thu nhập khá nhưng với niềm đam mê nông nghiệp, anh Tô Ngọc Thông ở thôn 3, xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định chọn mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP để thực hiện trên chính mảnh đất quê hương. Mô hình hiện đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng làm giàu mới cho người dân nơi đây.
Nhận thấy cây ổi là cây trồng chủ lực cho trái quanh năm, năng suất cao, anh Thông dành thời gian nghiên cứu kỹ và thường xuyên đi tham quan, học hỏi mô hình trồng ổi ở các tỉnh Tây Nguyên như: Đắk Nông, Đắk Lắk… Nhưng “cơ duyên” giúp anh đeo đuổi được với đam mê của mình chính là việc gặp gỡ, trao đổi với “lão nông 4.0″ Nguyễn Trí Nghiệp, quê tỉnh Vĩnh Long.
Video đang HOT
Sau gần 5 năm tích lũy vốn kinh nghiệm thực tế, năm 2016, anh Thông bắt đầu “khởi nghiệp” bằng việc trồng thử nghiệm 3 sào ổi nữ hoàng, ổi trân châu và ổi lê. Anh chia sẻ, cây ổi rất dễ chăm sóc, thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng địa phương. Người trồng phải nắm rõ chu kỳ sinh trưởng của cây ổi để xác định được thời điểm nào thích hợp tạo tán; thời điểm nào lấy trái hoặc thời điểm nào kết hợp cả hai yếu tố trên. Ngoài ra, việc bón phân cho cây cũng cực kỳ quan trọng.
“Cụ thể, sau một tháng trồng thì tiến hành tạo cành cấp 1 rồi cách thêm một tháng thì tạo cành cấp 2 để dưỡng độ sung cho cây ổi, hạn chế cây phát triển chiều cao, nhanh già cỗi, kéo dài tuổi thọ lên tới 7 – 10 năm. Đến tháng 3 thì thu hoạch trái bói và từ tháng 6 trở lên là cao điểm vụ thu hoạch. Những “bí quyết” này tôi học được từ những lão nông lành nghề Vĩnh Long qua quá trình “cầm tay chỉ việc” tận vườn của mình”, anh Thông nói.
Anh Thông cho biết thêm, một điểm đáng lưu ý là phải đề phòng bọ xít muỗi, chúng thường xuất hiện vào tháng Giêng âm lịch và đâm trực tiếp vào phần trái ổi làm đen hết trái. Vì vậy, phải bọc xốp, bao ni lông thật kỹ hoặc dùng thuốc hôi để đuổi nếu không coi như mất trắng.
Cây ổi cho thu hoạch theo kiểu gối đầu, mỗi năm 4 vụ (3 vụ chính và 1 vụ phụ), năng suất bình quân từ 15 – 20 kg trái/gốc/vụ. Do trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và một phần do thổ nhưỡng xứ Bình Hòa khác biệt hơn so với các vùng miền khác trong tỉnh nên chất lượng ổi cũng có sự khác biệt đáng kể.
Trái ổi giòn, có vị chua, rất ít hạt, trái càng to thì hầu như không có hạt và quan trọng hơn là đảm bảo an toàn cho người sử dụng nên rất được thị trường ưa chuộng. Chính vì thế, thương lái thường xuyên đặt hàng lượng lớn và thu mua tận vườn với giá bình quân từ 15.000 – 20.000 đồng/kg để phân phối cho các khu công nghiệp và khu du lịch trên địa bàn tỉnh.
Từ sự ổn định về đầu ra, anh Thông đã mở rộng diện tích lên 1,5 ha và duy trì cho đến nay. Anh nhẩm tính, so với cây keo, giá trị kinh tế của cây ổi có thể gấp từ 15 – 20 lần, bởi cây ổi cho thu hoạch rất sớm còn cây keo phải mất từ 5 – 7 năm mới cho thu hoạch. Lợi nhuận trên mỗi sào (500 m2) keo rất thấp, chỉ từ 700.000 – 1 triệu đồng. Còn lợi nhuận mỗi sào ổi sau khi trừ chi phí lên tới từ 25 – 30 triệu đồng/năm.
Hiện vườn ổi của anh Thông đang giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 10 lao động thời vụ với mức lương chi trả khoảng 300.000 đồng/ngày. Có rất nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh tìm đến tham quan, học hỏi về mô hình và được anh Thông nhiệt tình hướng dẫn, đa phần đã thành công.
Ông Huỳnh Văn Tám, Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Hòa cho hay, hợp tác xã đang rất cần những mô hình mới mẻ như thế này để những thành viên trong hợp tác xã làm theo. Hợp tác xã cũng đang hướng đến việc kết nối với các đối tác tiềm năng, đưa ổi Bình Hòa vào hệ thống siêu thị để nâng cao giá trị sản phẩm.
Ông Phan Nuôi, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hòa thông tin, trong năm 2021, xã trích nguồn kinh phí 130 triệu đồng để thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và chọn mô hình trồng ổi của anh Thông để đăng ký, xây dựng thương hiệu và nhân rộng ra phần diện tích 10 ha trên địa bàn toàn xã. Từ đó, thu hút thêm nhiều hộ nông dân tham gia với chủ trương mỗi hộ có ít nhất từ 1 – 2 sào trồng ổi. Về lâu dài, xã sẽ tính toán đến phương án quy hoạch cụ thể vùng chuyên canh, vùng liên kết trồng ổi.
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân xã Hoằng Thắng
Xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm qua, xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, chú trọng phát triển các mô hình sản xuất mới; lấy sản xuất nông nghiệp làm nền tảng để thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển.
Phát triển diện tích trồng dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa).
Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, xã Hoằng Thắng đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, khuyến khích người dân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đồng thời, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, theo chuỗi liên kết, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Đơn cử như mô hình trồng bí xanh đã được người dân mạnh dạn đưa vào trồng thí điểm từ năm 2016, với diện tích 17 ha để thay thế cho một số loại cây màu truyền thống hiệu quả kinh tế thấp. Sau vụ đầu tiên thu hoạch, nhận thấy đây là loại cây phù hợp với thổ nhưỡng, thời tiết, phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, xã đã mở rộng diện tích; quy hoạch vùng sản xuất bí xanh tập trung, với diện tích hơn 100 ha; đồng thời, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, cung ứng giống và vật tư nông nghiệp để người dân yên tâm sản xuất. Theo nhận xét của các hộ dân, trồng bí xanh kỹ thuật khá đơn giản, ít công chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao; chi phí sản xuất cho 1 ha bí xanh từ 25 đến 30 triệu đồng. Sau thời gian 90 ngày trồng, cây bí sẽ cho thu hoạch, với sản lượng bình quân từ 25 - 30 tấn/ha, lợi nhuận từ 150 - 170 triệu đồng/ha. Hiện nay, cây bí xanh đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực của xã Hoằng Thắng. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã còn phát triển một số loại cây trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao, như: ngô, lạc, dưa hấu, rau màu các loại... Cùng với đó, xã khuyến khích, tạo mọi điều kiện để người dân phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Các mô hình kinh tế chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản... Người dân cũng được chính quyền xã tạo điều kiện để tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi do các đơn vị chuyên môn trong huyện tổ chức; triển khai tiêm phòng cho vật nuôi theo đúng kế hoạch đề ra. Để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xã đã chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX để trở thành "cầu nối" liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa người dân và doanh nghiệp. Hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học - kỹ thuật, như: Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng dưa trong nhà lưới, nhà màng, với diện tích gần 3 ha,...
Đi đôi với sản xuất nông nghiệp, xã Hoằng Thắng còn chú trọng phát triển dịch vụ thương mại, vận động các hộ sản xuất, kinh doanh thành lập doanh nghiệp để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Các hộ phát triển nghề mộc, cơ khí, chế biến nông sản,... đã chú trọng đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, UBND xã cũng đã tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, bảo đảm vệ sinh môi trường, hỗ trợ các mô hình sản xuất... để các hộ tham gia phát triển kinh tế. Cơ sở hạ tầng, như: điện, đường, trường, trạm, chợ,... thường xuyên được đầu tư củng cố, sửa chữa, nâng cấp.
Với những giải pháp cụ thể, đúng hướng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã Hoằng Thắng không ngừng được cải thiện, hiện thu nhập bình quân đầu người đạt 51 triệu đồng/năm. Chia sẻ về những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Sỹ, phó chủ tịch UBND xã, cho biết: Xã sẽ tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng và chuyển giao nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, có sức cạnh tranh; mở rộng diện tích sản xuất tập trung. Làm tốt công tác khuyến nông, cung ứng các dịch vụ nông nghiệp để người dân yên tâm phát triển sản xuất. Đồng thời, phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại hiện có và du nhập nghề mới phù hợp với điều kiện của địa phương; tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Lạng Sơn chú trọng phát triển vùng cây nguyên liệu Lạng Sơn là tỉnh miền núi có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm hơn 74% diện tích tự nhiên. Để khai thác những lợi thế, tiềm năng, trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp về phát triển lâm nghiệp, nhất là phát triển trồng cây lâm sản ngoài gỗ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Người...