Trồng những thứ cây “bảo bối” gì mà nông dân Điện Biên mong thu tiền tỷ dưới tán rừng Tênh Pông
Chẳng phải đến tận các tỉnh Tây Nguyên để mục sở thị sâm Ngọc Linh, chỉ cần ngược ngàn đến xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), chúng tôi đã “nhìn tận mắt bắt tận tay” loại dược liệu được ví như “quốc bảo” này.
Khoảng 2.000 cây sâm Ngọc Linh trồng thử nghiệm nơi đây đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Người dân bản Ten Hon, xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) cắt cành cho sâm ngọc linh ngủ đông.
Đi theo lối mòn vào sâu rừng già, chúng tôi đến vườn ươm cây sâm Ngọc Linh tại bản Ten Hon, xã Tênh Phông. Càng vào sâu, tán rừng càng dày, rậm rạp, nhiệt độ thấp dần, sương mù bao phủ ngọn cây. Vài tia nắng xuyên qua kẽ lá, soi chéo xuống vườn sâm đang thời kỳ “ngủ đông”.
Thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, cây sâm rũ lá song vẫn sinh trưởng âm thầm trong lòng đất.
Anh Vừ A Dơ, nhân viên gắn bó với vườn sâm đã nhiều năm cẩn thận kiểm tra từng bầu cây. Trước khi cây bước vào thời kỳ “ngủ đông”, anh Dơ đã chủ động thu hoạch hạt sâm để gieo cây giống mới, cắt lá nhằm “dưỡng sâm”, bởi nếu cứ để cây sâm nuôi lá trong quá trình héo rũ, củ sâm sẽ bị suy kiệt trong mùa “ngủ đông”.
Sau khi cắt hết lá sâm, anh lấy lá cây mục khác phủ một lớp dày nhằm giữ ẩm cho củ sâm và chống xói mòn nếu có mưa to. Để nhận biết gốc sâm dưới lòng đất, mỗi hốc được đánh dấu bằng que tre. Hàng ngày anh Dơ cặm cụi với công việc của mình như một lập trình sẵn có.
Anh Dơ kể: Lúc mới nhận công việc, điều kiện sinh hoạt khó khăn lắm, chỉ có một căn lều nhỏ giữa rừng già, không điện, không nước, đêm xuống anh em phải chống chọi với cái lạnh thấu xương.
Suốt ngày ở vườn sâm mãi rồi cũng quen, ăn núi ngủ rừng không còn là vấn đề. Giờ thì cuộc sống đã đủ đầy hơn, có điện, nước sinh hoạt dùng thoải mái, còn có cả wifi, internet.
Video đang HOT
Thời tiết vùng trồng sâm Ngọc Linh mùa này rất khắc nghiệt, ban đêm nhiệt độ xuống thấp và sương giăng mịt mù nên việc bảo vệ sâm càng thêm vất vả.
Ngoài chăm sóc cây sâm, anh Dơ và những nhân viên ở vườn sâm Ngọc Linh còn có những “cuộc chiến” khác với những kẻ trộm sâm, với mưa rừng, với chim, chuột…
Bao nhiêu cây sâm là bấy nhiêu kho báu, vậy nên vào mùa sâm “ngủ đông”, anh em phải canh gác vườn 24/24 giờ.
Ban ngày, người trong ca trực sẽ kiểm tra để kịp thời xử lý nước mưa xói lở, cây cối ngã đè lên luống sâm; còn ban đêm tuần tra liên tục quanh vườn sâm để đuổi chuột chuyên ăn sâm hoặc kẻ trộm lén đột nhập vào nhổ sâm.
Nằm trên độ cao từ 1.200m – 1.800m so với mực nước biển, Tênh Phông là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tuần Giáo. Với diện tích đất có rừng 2.186ha, trong đó rừng tự nhiên trên 2.100ha, tỷ lệ che phủ trên 38%, đất đai giàu mùn, tầng canh tác khá dày.
Có được những ưu thế đó nên Tênh Phông rất thuận lợi phát triển các loại cây dược liệu dưới tán rừng. Nhận thấy tiềm năng đó, anh Hà Văn Quyết ở thị trấn Tuần Giáo đã quyết định đầu tư ươm, trồng thử nghiệm 2.000 cây sâm Ngọc Linh.
Trời về tối, núi rừng dần chìm trong màn đêm lạnh, sương nặng hạt rơi lộp độp trên mái tôn. Có mưa rét đến mấy thì trong những ngày cuối năm này người chăm sâm càng chú trọng hơn việc bảo vệ vườn sâm. Nhận thấy tiềm năng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng Tênh Phông, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) đã khảo sát điều kiện tự nhiên và nguyện vọng của người dân.
Giá cà phê Đắk Lắk hôm nay "đổi gió" tăng mạnh, làm thế nào để phòng chống bệnh vàng lá, thối rễ cà phê?
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay đảo chiều tăng mạnh với mức 700 đồng/kg. Các tỉnh Tây Nguyên, giá cà phê nhân cũng tăng từ 700-800 đồng/kg.
Chuyên gia chia sẻ cách phòng trị bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cà phê.
Giá cà phê nhân tại Đắk Lắk đảo chiều tăng, nông dân dè sẻn chi tiêu
Sau khi giảm thêm 300 đồng/kg vào phiên giao dịch hôm 25/1, giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay đảo chiều tăng mạnh. Trong ngày, cà phê Robusta tại Đắk Lắk được mua ở mức 40.300 đồng/kg, tăng 700 đồng so với ngày hôm trước.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay đảo chiều tăng 700 đồng/kg. Ảnh: Duy Hậu.
Tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê nhân cũng đảo chiều tăng mạnh. Hiện tại tỉnh Lâm Đồng, cà phê nhân được mua ở mức trung bình 39.600 đồng/kg, tăng 800 đồng so với ngày 25/1.
Tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông và Kon Tum, giá cà phê nhân cũng tăng thêm 700 đồng/kg. Mức giá cà phê nhân trung bình tại các tỉnh này hiện là 40.200 đồng/kg.
Như vậy so với cuối tuần trước, cà phê nhân tại các vùng trọng điểm cà phê của cả nước tăng thêm từ 400-500 đồng/kg.
Tết Nguyên đán đang đến cận kề, năm nay, mặc dù giá cà phê tăng so với các năm trước song nông dân không vì thế mà vui mừng. Biến động của giá cà phê cùng với biến động các mặt hàng khác theo chiều hướng tăng mạnh khiến nông dân trồng cà phê hết sức e dè khi mua sắm Tết.
Một bộ rễ cà phê xuất hiện các nốt sần, dấu hiệu của bệnh vàng lá, thối rễ. Ảnh: Duy Hậu.
Ông Trần Đăng Mạnh (xã Ea Nam, huyện Ea HLeo, Đắk Lắk) chia sẻ: "Năm nay dịch bệnh triền miên, cà phê được giá nhưng nhiều mặt hàng khác cũng "đội giá" rất cao. Vì thế gia đình tôi gần như không dám vung tiền ra tiêu Tết".
"Tôi chỉ sắm những thứ cần thiết để cúng kính ông bà trong dịp Tết. Tất cả đều chỉ sắm vừa đủ, nhiều thứ phải cắt giảm bớt. Giá cà phê có tăng một chút nhưng trước mắt là một vụ cà phê mới với rất nhiều thứ phải chi ra, gia đình chỉ dám dè sẻn chứ không dám phung phí"- Bà Lê Thị Nụ (xã Ea MRoh, huyện Cư Mgar, Đắk Lắk) nói.
Làm thế nào để phòng trị bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cà phê?
Vàng lá, thối rễ trên cây cà phê là một căn bệnh thường gặp. Theo đánh giá, căn bệnh này không khó để phòng trị. Tuy nhiên, nếu nông dân không có biện pháp xử lý tốt thì sẽ để lại hậu quả về sau.
Một cán bộ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, vàng lá, thối rễ xuất phát từ các vết thương cơ học hoặc tuyến trùng, rệp sáp đất, nhện đất... tạo nên vết thương hở. Từ đó nấm Fusarium spp và Rhizoctonia solani sẽ xâm nhập và gây bệnh vàng lá thối rễ.
Khi mắc bệnh này, cây cà phê có triệu chứng sinh trưởng và phát triển kém, chùn đọt, cây thấp, ít cành lá, lá vàng, thối rễ cọc, rễ tơ... Bệnh thường xuất hiện vào giữa mùa mưa. Nấm bệnh tồn tại trong đất xâm nhập vào cây qua vết thương. Ở những vùng đất ẩm ướt, bệnh thường nặng hơn.
Theo cán bộ này, để xử lý dứt điểm, có hiệu quả cao nhất bệnh vàng lá, thối rễ thì nông dân cần chú ý một số kỹ thuật ngay từ khi trồng. "Hiện có nhiều giống cà phê kháng bệnh khá tốt, nông dân nên lựa chọn các loại giống này về trồng. Quá trình trồng, nông dân cần phải xử lý đất để tiêu diệt tuyến trùng".
"Đối với cây cà phê tái canh, nông dân cần có thời gian luân canh cây trồng khác. Sau khi trồng lại, tuyệt đối nông dân không trồng vào hố cà phê cũ"- cán bộ này nói.
Cũng theo cán bộ này, ngoài các yếu tố cơ bản trên, nông dân cần chú ý bón phân cân đối để tăng cường sức khỏe cho cây cà phê. Sử dụng một số phân bón kết hợp để tăng sức đề kháng cho cây cà phê. Quá trình làm đất, nông dân cần tránh tạo các vết thương cơ giới trên cây cà phê. Vào mùa mưa, nông dân cần làm xốp đất, tránh tác động vào bộ rễ vào thời gian này, không để cây cà phê bị ngập úng.
"Đối với cây bệnh nặng thì phải nhổ bỏ, xử lý đất bằng các biện pháp hóa học, phơi đất để có thể tái canh. Đối với cây mới nhiễm bệnh, nông dân có thể xới nhẹ đất xung quanh gốc, tưới ướt vùng đất xung quanh gốc bằng dung dịch thuốc trị nấm kết hợp với thuốc trị tuyến trùng"- cán bộ này nói thêm.
Kon Tum vào cuộc tìm diện tích sâm Ngọc Linh của Công ty sâm Việt Nam Sau khi TTXVN liên tiếp có nhiều tin, bài phản ánh tình trạng Công ty cổ phần đầu tư sâm Việt Nam (Công ty sâm Việt Nam) trồng sâm trên... giấy, miệng; Công ty sâm Việt Nam công bố có liên kết trồng sâm Ngọc Linh với dân, doanh nghiệp... Những ngày qua, chính quyền huyện Tu Mơ Rông đã vào cuộc kiểm...