Trong ngôi nhà sang trọng có chỗ cho một lòng bao dung?
Trong những ngôi nhà sang trọng đó, có không những tấm lòng bao dung như chị, để những sĩ tử nghèo khó lạc bước như tôi ngày nào được tá túc trên con đường đi tìm hy vọng.
ảnh minh họa
Một chiếc ba lô cũ trong đó chứa mấy cuốn sách và vài bộ quần áo, tôi lầm lũi bước đi trên đường phố Sài Gòn. Từ ký túc xá Bách Khoa, theo đường lý Thường Kiệt qua Hoàng Văn Thụ đến Phan Đăng Lưu, tôi biết đi tiếp sẽ gặp Bạch Đằng, chợ Bà Chiểu là địa danh gia đình mình đã nương náu trong những tháng ngày Trị Thiên đỏ lửa. Đến đó tôi sẽ tìm được đường tới ga để đi về.
Những bước chân lầm lũi, đi như một kẻ mộng du, tôi không còn khóc được nữa vì câu chuyện quá buồn ở ngôi nhà 3 tầng sang trọng của người bà con xa. Họ không dám cho tôi tá túc chờ ngày thi, mà ngày thi thì còn quá xa, thông cảm cho họ vì họ quá giàu mà tôi lại là một sĩ tử quá nghèo, tôi bước vào nhà họ chỉ với một chiếc ba lô cũ bạc màu.
Mười tám tuổi, tôi có một ngày như ở trên mây trong quãng thời gian đi tàu từ Huế vào Sài Gòn. Lần thứ hai tôi đến với mảnh đất đô hội này, không phải chạy trốn chiến tranh như năm nào, mà đến để thi thố tài năng của 12 năm đèn sách. Trường tôi dự thi là ngôi trường khá danh tiếng của miền Nam trước cũng như sau chiến tranh, trường Đại Học Bách Khoa.
Mộng mơ là thế, nhưng đã bị té nhào từ thiên đường xuống địa ngục trong ngày đầu tiên đến với đất Sài Gòn, tôi không được chấp nhận, không chốn nương thân. Trơ trọi một mình giữa chốn phồn hoa đô hội không biết sống làm sao? tôi bước đi, không biết đi đâu nhưng có lẽ trong thâm tâm là đi tìm đường ra ga để trở về.
Video đang HOT
Đang bước đi trong vô vọng thì một ân nhân, nói đúng hơn là một Thiên Thần đã chìa tay ra cho tôi. Đường Phan Đăng Lưu thời đó còn khá vắng, nhất là đoạn gần Bộ Tổng Tham Mưu. Một ngôi biệt thự bên đường với tấm bảng hiệu: Cửa Hàng Tươi Sống Phú Nhuận đập vào mắt tôi một cách vô tình. Đâu đó trong ký ức của tôi bỗng hiện về rất rõ, lời nhắn gởi trên sân ga một cách vội vàng của người Dì bán hàng rong, Dì có một người con dâu tên Thanh làm ở cửa hàng Tươi Sống Phú Nhuận, tôi chỉ nhớ thế thôi.
Dừng lại trước cửa hàng, rụt rè và phân vân, lấy hết can đảm để hỏi chuyện cô mậu dịch viên đang đứng cân rau, và một phép lạ đã đến với tôi, người hỏi chuyện cũng chính là người tôi cần tìm. Nghe qua hoàn cảnh của tôi, chị vui vẽ đưa tôi về nhà cho ở nhờ, chị vô tư cứu giúp, một người không rõ lai lịch và chưa hề quen biết.
Trong ngôi nhà nhỏ của chị, một gia đình có bốn người, bố chồng của chị và hai đứa con nhỏ, bây giờ có thêm tôi, cả nhà đón nhận tôi không chút ngần ngại, tôi hòa nhập vào gia đình chị không một chút e dè.
Dưới ngọn đèn leo lét, bữa cơm với thật nhiều rau mà chị mang về từ cửa hàng quả là quá thịnh soạn cho tôi, dĩa bắp sú luộc hay tô canh củ cải nấu với tôm khô là những món ăn xa xỉ mà có nằm mơ ở Huế tôi cũng không thể có được vào thời bao cấp. Vượt lên trên sự quan tâm về nơi ăn chốn ở, điều làm tôi hạnh phúc để bước đi cho hết mùa thi là sự yêu thương đùm bọc của cả gia đình chị dành cho tôi. Một gia đình nhỏ nghèo khó nhưng tấm lòng thật quá bao dung.
Ngày ấy giờ cũng đã quá xa rồi, con hẻm nhỏ nơi có ngôi nhà của chị bây giờ cũng đã không còn. Những chung cư cao tầng, những biệt thự tường cao cổng kín đã mọc lên thay chỗ cho những ngôi nhà tạm bợ. Trong những ngôi nhà sang trọng đó, có không những tấm lòng bao dung như chị, để những sĩ tử nghèo khó lạc bước như tôi ngày nào được tá túc trên con đường đi tìm hy vọng.
Theo Vietnamnet
"Võ" lôi chồng nhậu về nhà của vợ
Ngay từ hồi chưa cưới, tôi đã sẵn tính hay la cà nhậu nhẹt. Đời nam nhi lấy chuyện nhậu làm vui, riết thành quen, lấy vợ rồi tôi cũng không bỏ được.
Mà làm sao phải bỏ. Nam nhi đại trượng phu, đến thầy bu ở nhà còn chẳng quản được. Vợ có là gì mà giữ nổi chân tôi. Hồi mới cưới tôi cũng bấm bụng ở nhà với vợ ít bữa. Sau quanh quẩn bên mâm cơm rau luộc, trứng luộc mãi thấy ngán. Trình nấu ăn của vợ rất "còi". Không nói ra nhưng tôi sợ nhất là cơm nhà. Đưa nhau đi ăn tiệm thì "sang chảnh" quá!
Vòng vo chê bôi thế cũng để nói với bạn rằng, tôi "ngựa quay đường cũ", la cà quán xá không về nhà cũng do dòng đời xô đẩy cả. Ở đấy không khí xôm tụ, được ăn được nói, chưa kể món dưa xào lòng của bà hàng nhậu vừa ngọt vừa chua, thơm dậy mùi hành răm mới gọi là bá cháy.
Khỏi nói cái thái độ bất cần của tôi làm vợ giận đến mức nào. Nàng ủ cũng lắm mưu nhiều kế, nào là gọi điện ngay giữa lúc chồng đang say sưa với chiến hữu bắt về, nạt nộ có, khóc mếu có. Còn gọi điện cho cả bố mẹ tôi kể lể "mách" tội ngay tại trận. Nhưng chẳng ăn thua, đàn ông bên mâm nhậu làm gì có chuyện dễ đứng lên đi về, trừ phi có hỏa hoạn hay động đất! Làm um lên không "giải quyết" được tôi, vợ bắt đầu chuyển sang chiến tranh lạnh - cắp con về ngoại, không có việc không nói chuyện. Mỗi lúc tôi gọi điện nàng chỉ một câu duy nhất: "Anh chừa chưa?". Được ba bữa, bí quá tôi đành nói "chừa", phóng xe sang ngoại đón vợ đón con. "Chừa" được 1 tuần, tính tôi lại đâu vào đó.
Vợ thờ ơ bảo: "Em hết nước rồi, tùy anh, chán chẳng buồn nói". Rồi nàng chẳng buồn nói thật. Tôi nhậu xả phanh chẳng thấy nàng điện thoại gọi về bao giờ. Nhiều hôm giữa chừng không nghe điện tự nhiên thấy nhớ. Vợ có một yêu cầu: Vì ngày nào tôi cũng nhậu, nên khỏi ăn cơm nhà, nàng "cắt" suất tôi, cho cái thân nàng đỡ vất vả.
Từ bữa đó, có lúc tôi về sớm còn chẳng thấy mấy mẹ con. Chắc rủ nhau ra ngoài ăn tiệm hòng "dằn mặt" chồng. Nhưng mật độ "đi ăn tiệm" của hai mẹ con hơi nhiều, có hôm tôi rình cả 3 ngày liền trở về lúc tan ca, cũng không thấy cả nàng lẫn con đâu cả. Đúng đến lúc tôi định làm "cho ra ngô ra khoai" xem nàng trốn chồng đi chỗ nào thì nàng bắt đầu lại có mặt ở nhà, tươi hơn hớn.
Hôm ấy tôi cố tình về sớm. Đến cửa đã thấy mùi hành tỏi xào thơm nức mũi, có mà ăn đứt cả món dưa xào lòng ở quán nhậu quen. Bước chân vào nhà, đón tôi là con gái đã được mẹ tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Nó đến hôn chào tôi cũng vừa lúc vợ nhìn thấy tôi về nên bảo: "Anh cứ tắm rửa rồi nghỉ ngơi, hai mẹ con giờ mới ăn tối". Lúc nàng lướt qua, tôi còn kịp nghe mùi tô canh khoai sọ rau rút nấu cua nàng đang bưng đậm mùi thơm ngọt của xương đến khó cưỡng. Tôi nuốt nước miếng đánh ực mà chẳng nghe tiếng nàng mời. Vợ biết nấu ăn từ hồi nào ta?
Vài hôm sau, nhớ cái mùi thức ăn thơm thơm ngon ngon của vợ tôi cứ cố tình cáo lui với đám bạn nhậu để về "rình". Cứ giờ nàng dọn cơm là tôi bước vào. Nhưng nàng nhất quyết không mời tôi ăn. Hai mẹ con cứ đánh chén ngon lành, con nhóc ăn thật ngon miệng. Dạo này má nó phính hơn hay trước giờ nó vẫn vậy mà tôi không để ý? Vợ vẫn chuyện trò với tôi bình thường, có mỗi chuyện bữa cơm là không mời tôi lấy một tiếng.
Tối nàng dọn dẹp xong, tôi đánh bạo lên tiếng lúc hai vợ chồng đã vào phòng nghỉ ngơi: "Từ mai mẹ cho bố báo cơm nhà nhé!". Tưởng nàng phải mừng húm, đằng này nàng chỉ ừ hữ cho xong. Hôm sau tôi được hai mẹ con thiết đãi cơm sườn nướng sốt BBQ, canh thịt hầm khổ qua, salad nông trại có rau xanh mướt trộn cùng tôm, jam-bông và trứng. Gia vị nêm nếm rất hoàn hảo, đời tôi kể từ ngày lấy vợ, chưa được ăn bữa nào ngon như bữa này. Hôm sau rồi hôm sau nữa, tôi cứ tình nguyện "báo cơm" nhà. Lâu lâu tự khai trừ khỏi hội nhậu lúc nào không biết.
Bẵng đi một thời gian gặp lại đám nhậu "ruột", mới nghe mấy bố bảo tan rã hết cả rồi. Hỏi đến lý do thì ông nào ông nấy gãi đầu gãi tai, đổ lỗi cho "đường lối" tấn công trực diện vào cái dạ dày chồng của vợ.
Tôi hộc tốc về nhà hỏi vợ: "Hồi đó anh hay nhậu, chiều chiều em với con đi đâu?". Nàng bảo "em gửi con nhà ngoại, đi học nấu ăn cùng... mấy bà vợ đám bạn nhậu của anh đó!".
Thế mới biết đàn bà mưu sâu. Cũng nhờ việc các bà hè nhau chăm chút hơn đến bữa cơm gia đình mà lối sống của cánh đàn ông chúng tôi trở nên lành mạnh hẳn. Cho đến bây giờ, bí quyết để các bà nấu ăn ngon vẫn là ẩn số trong mắt các ông chồng. Nhưng có hề gì, những khoảnh khắc đậm đà món ngon, đậm đà ân tình có được bên gia đình mới là điều quan trọng.
Theo VNE
Mệt mỏi vì định kiến Không dưới hai lần mẹ chồng dạy em, sinh ra làm kiếp đàn bà là phải chịu khổ nhục, nhận về những vất vả khó nhọc, hi sinh. Anh cũng ngồi ngay đấy âm thầm chẳng ý kiến gì, chỉ khi về đến nhà mới rụt rè: "Anh chẳng bao giờ đồng tình với quan điểm đó". Em không hiểu do thổ nhưỡng,...