‘Trong ngắn hạn, rủi ro đang khá cao bởi TTCK tăng dựa vào dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân’
“Chúng tôi nhận thấy sau dịch bệnh, khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam vẫn rất tốt. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, yếu tố rủi ro đang ở mức khá cao bởi thị trường tăng dựa vào dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong thời gian vừa qua, có thể vào nhanh nhưng cũng rút rất nhanh khi có biến động mạnh”, chuyên gia của SSI nêu quan điểm.
SSI cho rằng trong ngắn hạn, rủi ro đang khá cao bởi thị trường chứng khoán tăng dựa vào dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân’
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường giảm điểm sâu nhất trong tháng 3 “đen tối” vừa qua nhưng cũng là một trong những thị trường có mức hồi phục mạnh nhất, chỉ số VN-Index đã tăng 36% từ mức đáy 662 điểm (ngày 31/3/2020) lên 900 điểm (ngày 10/6/2020).
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán SSI trong báo cáo “Cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu – tháng 6/2020″ công bố mới đây, dòng tiền dồi dào từ các nhà đầu tư cá nhân trong nước thúc đẩy đà tăng của chỉ số.
Chỉ riêng trong 3 tháng (3-5/2020), có gần 100 nghìn tài khoản mở mới – cao đột biến trong nhiều năm trở lại đây.
Video đang HOT
SSI cho hay, dòng vốn nước ngoài của các quỹ đầu tư chủ động (active fund) đóng góp khá nhỏ bé trong đợt hồi phục này và có sự cải thiện trong những tuần gần đây. Dòng vốn các quỹ đầu tư có trở lại TTCK Việt Nam trong tháng 5 nhưng đã quay đầu rút ròng trong 2 tuần đầu tháng 6.
“Giao dịch của khối ngoại trên TTCK có phần cải thiện sau chuỗi bán ròng liên tiếp 3 tháng nhưng các phiên mua ròng và bán ròng vẫn đan xen. Nếu loại trừ các giao dịch đột biến liên quan đến mua/bán cổ phần tại VHM và MSN, tính từ đầu năm đến nay, khối ngoại vẫn bán ròng 17,8 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn”, theo thống kê từ SSI.
Về các quỹ đầu tư chủ động ở Việt Nam, tỷ trọng tiền mặt của quỹ VEIL (Dragon Capital) – quỹ chủ động lớn nhất tại thị trường Việt Nam đã liên tục tăng từ đầu tháng 3 (1,31% tổng tài sản đang quản lý) đến giữa tháng 5 (6,38% tổng tài sản đang quản lý) nhưng giảm mạnh sau đó, hiện ở mức 1,84%, cho thấy quỹ này đã tái cơ cấu mạnh danh mục đầu tư.
Một quỹ lớn khác là VOF (VinaCapital) duy trì tỷ trọng tiền mặt tại cuối tháng 5 là 5,6%, cao hơn mức 4,4%-5,0% của giai đoạn tháng 3 và tháng 4, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức đầu năm là 6,4% AUM.
Một số quỹ khác cũng gia tăng tỷ trọng tiền mặt mạnh vào tháng 3 nhưng đã giải ngân trở lại trong tháng 4.
Dòng vốn ETF có diễn biến tích cực với 943 tỷ đồng vốn tăng thêm tính từ đầu tháng 5 đến nay. Đóng góp chủ yếu là từ các quỹ ETF nội là VFMVN Diamond ETF (tăng 1.133 tỷ đồng) và SSIAM VNFIN Lead ETF (tăng 271 tỷ đồng).
SSI cho rằng câu chuyện về kiểm soát dịch bệnh thành công, làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, chính sách thúc đẩy đầu tư công vẫn tạo nên sức hấp dẫn với thị trường chứng khoán Việt Nam trong dài hạn.
“Chúng tôi nhận thấy sau dịch bệnh, khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam vẫn rất tốt. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, yếu tố rủi ro đang ở mức khá cao bởi thị trường tăng dựa vào dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong thời gian vừa qua, có thể vào nhanh nhưng cũng rút rất nhanh khi có biến động mạnh”, chuyên gia của SSI nêu quan điểm.
SSI tiếp tục phát hành thêm 8 CW mới, tỷ lệ đều 1:1
Ngày 29/5, SSI chính thức phát hành thêm 8 mã chứng quyền mới dựa trên 8 mã cổ phiếu cơ sở, trong đó có đến 3 mã ngân hàng, 2 mã thuộc nhóm cổ phiếu Vingroup. Tất cả đều có kỳ hạn 6 tháng, tỷ lệ chuyển đổi 1:1.
Cụ thể, SSI phát hành 3 triệu chứng quyền TCB, 5 triệu chứng quyền STB, 5 triệu chứng quyền VPB, 1,5 triệu chứng quyền VHM, 1,5 triệu chứng quyền VRE, 2 triệu chứng quyền VNM, 5 triệu chứng quyền HPG và 2 triệu chứng quyền MWG.
Sau khi niêm yết, nhà đầu tư có thể mua bán lại CW trên thị trường thứ cấp tại sàn HOSE, thanh toán theo chu kỳ T 2 tương tự như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ. Tại ngày đáo hạn, nhà đầu tư sẽ được thanh toán chênh lệch bằng tiền với chứng quyền đáo hạn trong trạng thái có lãi.
Ghi nhận từ đầu tháng 5 đến nay, với sự hồi phục của thị trường cơ sở, nhiều mã CW đã có mức sinh lời khá. Chẳng hạn như CHPG2004 dựa trên chứng khoán cơ sở là HPG có thời điểm tăng đến 480% so với đầu tháng 5; các mã khác dựa trên MBB cũng có thanh khoản rất tốt như CMBB2002 và CMBB2003; các chứng quyền dựa trên cổ phiếu cơ sở FPT cũng tăng tốt trên 40% trong tháng 5 như CFPT2003 và CFPT2004...
Trong xu hướng thị trường giảm mạnh khi bị tác động bởi dịch bệnh Covid, nhà đầu tư có sự lựa chọn duy nhất để phòng hộ rủi ro là sử dụng sản phẩm Hợp đồng tương lai. Nhưng khi dịch bệnh được kiểm soát, thị trường chứng khoán chưa xác định xu hướng/ xác định đáy rõ ràng, thì nhà đầu tư có thể sử dụng Chứng quyền mua như một công cụ đầu cơ phí rẻ nhưng có nhiều lợi nhuận khi thị trường tăng mạnh như tháng 4 và tháng 5 vừa qua, như một cách phân bổ tài sản.
Theo khuyến nghị của chuyên gia SSI, nhà đầu tư yêu thích giao dịch sản phẩm chứng quyền trong dài hạn nên dành thời gian để nắm thêm các khía cạnh kỹ thuật liên quan tới sản phẩm chứng quyền.
Ví dụ nhà đầu tư có thể tự định giá chứng quyền dựa trên công cụ cung cấp bởi HOSE, để tránh mua chứng quyền được định giá quá cao hay chứng quyền đang giao dịch ở giá cao do tác động từ sự bất cân đối trong cung cầu chứng quyền.
Đặc biệt, giá thanh toán chứng quyền là trung bình giá cuối ngày giao dịch 5 phiên trước khi chứng quyền đáo hạn nên nhà đầu tư cần lưu ý mốc thời gian này để tránh mua chứng quyền dù có giá rất thấp, có thể chỉ 10 đồng, nhưng về thực tế hoàn toàn không có cơ hội sinh lời.
SSI phát hành thêm 8 mã chứng quyền mới dựa trên các cổ phiếu chủ chốt CTCP Chứng khoán SSI niêm yết 8 mã chứng quyền dựa trên các mã cổ phiếu cơ sở hiện tại là TCB, STB, VPB, VHM, VRE, VNM, HPG và MWG. Tổng khối lượng phát hành đợt này lên tới 25 triệu chứng quyền, tất cả đều có tỷ lệ chuyển đổi là 1:1. Trong bối cảnh Việt Nam đang là quốc gia kiểm...