Trong năm 2017 Việt Nam sẽ nhận những vũ khí tối tân nào?
Dựa trên các thông tin đã công bố, trong năm 2017, Quân đội Nhân dân Việt Nam chắc chắn và có thể sẽ tiếp nhận những chủng loại vũ khí, khí tài quân sự tối tân sau đây.
Trong năm 2017 Việt Nam sẽ nhận những vũ khí tối tân nào?
Hải quân
Hiện nay tàu vận tải siêu trọng Rolldock Storm vẫn đang tiếp tục hải trình đưa chiếc tàu ngầm Kilo 636 cuối cùng được Nga đóng cho Hải quân Việt Nam mang tên Bà Rịa – Vũng Tàu về nước, dự kiến con tàu sẽ cập cảng Cam Ranh vào dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu, đây sẽ là vũ khí đầu tiên “xông đất”, chuẩn bị cho các khí tài tiếp theo “đổ bộ”.
Ngoài Kilo 636, chắc chắn sang năm 2017, 2 chiếc Gepard 3.9 tiếp theo cũng sẽ được vận chuyển về nước. Gần đây trên các trang mạng của Nga đã xuất hiện rất nhiều bức ảnh chụp những chiến hạm này trong giai đoạn thử nghiệm, có thể thấy chúng đã hoàn thiện gần như 100%, có thể bàn giao bất cứ lúc nào.
Tàu Gepard 3.9 của Việt Nam hiện đang mang số hiệu tạm thời 486
Phòng không – Không quân
Mặc dù đã có nhiều thông tin dự đoán Việt Nam sẽ ký hợp đồng mua Su-30SM, Su-35S, Eurofighter Typhoon hay thậm chí F-16 đã qua sử dụng… nhưng hiện tại chưa có bất cứ diễn biến mới nào đáng quan tâm.
Tuy vậy khả năng cực cao là sang năm Không quân Nhân dân Việt Nam sẽ vẫn có “hàng mới”, đó là máy bay vận tải C-295W cùng máy bay vận tải/tuần thám biển NC-212i.
Video đang HOT
Đầu năm nay, trong phóng sự “Lữ đoàn Không quân vận tải 918 huấn luyện sát thực tế nhiệm vụ” phát trên Kênh Truyền hình Quốc phòng, cố Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Không quân Vận tải 918 cho biết, trong năm 2016 đơn vị sẽ tiếp tục nhận máy bay C-295 và NC-212i mới.
Mốc thời gian trên đã cận kề, tuy nhiên chưa thấy nhà sản xuất thông báo bàn giao, do vậy chắc phải sang năm 2017 chúng mới về nước.
Bên cạnh đó, không loại trừ việc lực lượng phòng không sẽ tiếp tục nhận thêm các tổ hợp SPYDER-SR/MR sau đợt chuyển giao đầu tiên vào giữa năm 2016.
Máy bay vận tải hạng nhẹ C-295W
Lục quân
Vào dịp 22/12 năm ngoái, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) dẫn lời Thượng
tướng Võ Văn Tuấn – Phó Tổng Tham mưu trưởng khi trả lời phỏng vấn nhiều
tờ báo trong nước đã nói rằng, Lục quân sẽ được ưu tiên hiện đại hóa
trong nhiệm kỳ này, bằng chứng rõ ràng nhất thời gian qua là việc báo chí nước ngoài liên tục đưa tin Việt Nam sẽ mua số lượng lớn xe tăng T-90MS.
Hiện chưa có thông báo hợp đồng đã ký nhưng chúng ta vẫn có quyền hy vọng sẽ sớm được thấy “đàn voi sắt” này lăn bánh trên Dải đất hình chữ S.
Ngoài xe tăng T-90MS thì pháo tự hành bánh lốp CAESAR 155 mm cũng được coi là một trong những ứng viên tiềm năng, khả năng xuất hiện tại Việt Nam ngay trong năm 2017 là có mặc dù không lớn.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS
Trên đây chỉ là các thông tin đã được công bố, không loại trừ còn một vài “hợp đồng ẩn” chưa lộ diện. Nhưng chỉ cần tiếp nhận đủ những vũ khí, khí tài, trang thiết bị tối tân trên, sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ được củng cố vững chắc, bảo đảm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chiến tranh công nghệ cao, giữ vững chủ quyền đất nước trong thời kỳ mới.
(Theo Thời Đại)
Dàn vũ khí tối tân của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại cần thiết, thực hiện huấn luyện thường xuyên, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2016), chúng tôi xin giới thiệu một số vũ khí hiện đại có trong biên chế của các lực lượng vũ trang.
Hệ thống phòng không S-300 bao gồm một loạt hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổng công ty Khoa học Công nghiệp Almaz-Antey của Nga sản xuất. S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km. S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.
S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao được phát triển và đưa vào sử dụng tại Liên Xô từ năm 1957. Hệ thống S-75 Dvina đã bắn rụng hàng loạt máy bay chiến đấu tối tân của Không quân Mỹ, bao gồm cả siêu pháo đài bay B-52. Và cho tới tận ngày nay, S-75 vẫn đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới phòng không tầm cao nước ta.
Máy bay chiến đấu Su-30MK2V là một phiên bản của máy bay Su-30 (tên ký hiệu của NATO: "Flanker-C") thuộc dòng Su-30 Đông Á do Thành phố Thanh niên cộng sản bên sông Amur KnAAPO một công ty con thuộc tập đoàn Sukhoi của Nga chế tạo sản xuất. Su-30 đã trở thành lực lượng không quân nòng cốt tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ngăn ngừa xung đột và thúc đẩy hợp tác ngoại giao quân sự của nhiều quốc gia và giữa nhóm quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm diesel-điện dự án Kilo 636 được Nga ký với Việt Nam năm 2009. Tàu Kilo 636 chạy động cơ diesel/điện thuộc loại êm nhất thế giới, được mệnh danh là "hố đen trong đại dương", thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.
HQ-011 Đinh Tiên Hoàng là 1 tàu hộ vệ tên lửa Lớp tàu hộ vệ Gepard thuộc đề án 11661E (Gepard 3.9) của Hải quân Nhân dân Việt Nam và cũng là chiếc tàu lớp Gepard đầu tiên thuộc lớp này mà hải quân Việt Nam nhận được trong tổng số 4 tàu.
Tàu tên lửa Molniya được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát... Trên tàu tích hợp nhiều hệ thống thiết bị công nghệ cao, kết hợp tốt nhất giữa khả năng tiến công và phòng thủ như: Các hệ thống vũ khí khí tài, hệ thống động lực, hệ thống thiết bị điều khiển, hệ thống bảo vệ và kết cấu đảm bảo sức sống tàu, tính năng đi biển, hoạt động độc lập và các thiết bị khác.
Tàu Lý Thái Tổ (HQ-012) được biên chế vào tháng 8/2011. Tàu có chiều dài là 102 m, rộng 13,7 m, lượng dãn nước toàn phần khoảng 2.100 tấn, tốc độ 21 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 5.000 hải lý, thời gian chạy liên tục trên biển 20 ngày đêm, có thể chịu được sóng gió cấp 10-12.
Tàu pháo Svetlyak project 10412 do công ty đóng tàu Almaz (Nga) thiết kế làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển, hộ tống tàu và bảo vệ căn cứ trước các cuộc tấn công kẻ địch trên không và trên mặt nước.
Tàu phóng lôi Project 206ME lớp Turya có lượng giãn nước toàn tải 250 tấn, dài 39,6m. Tàu được trang bị tháp pháo 2 nòng cỡ 25mm, tháp pháo AK-257 2 nòng cỡ 57mm và 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.
Tàu pháo TT400TP là lớp tàu pháo hiện đại đầu tiên được Việt Nam tự đóng trong nước dựa trên thiết kế sơ bộ mua từ nước ngoài. TT nghĩa là "tuần tra", 400 là lượng giãn nước tương đối của tàu và TP là "tàu pháo". Tàu TT400TP được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ các đội tàu đổ bộ và tàu hộ tống, thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên biển, tiêu diệt các mục tiêu là tàu đổ bộ và tàu hộ tống của đối phương...
(Theo Tiền Phong)
"Hổ chột" của Bộ đội Xe tăng Việt Nam là ai mà khiến kẻ địch khiếp sợ đến thế? Những năm 1971-1972, các đài kỹ thuật của ta ở khu vực Đường 9 - Bắc Quảng Trị thường thu được một câu hỏi về xe tăng với tần suất khá dày trên đài địch: "Hổ Chột ở đâu?". Bộ đội xe tăng Việt Nam. Ảnh: QĐND. Vậy Hổ Chột là ai và tại sao lại được phía bên kia quan tâm đến...