Trồng mướp khía trên đất cát, chỉ 40 ngày đã hái trái bán lấy tiền
Dù lợi nhuận mang lại không lớn nhưng hiệu quả đạt được của cây mướp khía mang lại giúp người dân vùng biển xã Vĩnh Thái có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Bà Nguyễn Thị Chuyển ở thôn Đông Luật tiên phong trồng cây mướp khía, lúc đầu chỉ trồng thử nghiệm một vài cây. Trong quá trình sản xuất, nhận thấy cây mướp khía phát triển rất tốt, phù hợp với vùng đất cát, năng suất cao, được thị trường ưa chuộng nên bà quyết định trồng với diện tích lớn.
Qua một thời gian cho thấy, đây cây trồng thích nghi nhanh trên diện tích đất cát kém hiệu quả, cho năng suất và sản lượng cao cũng như mang lại thu nhập khá ổn định cho người dân.
Vụ mướp khía năm nay gia đình bà làm 1,5 sào trên mảnh vườn đất cát quanh nhà. Vừa thu hoạch mướp để bán, bà vui vẻ cho biết: “Việc trồng cây mướp khía giúp các hộ dân chúng tôi khi đi biển không có cá, thì vẫn có tiền để mua thức ăn và chi phí cho con cái học hành”.
Nhờ chịu khó chăm sóc nên diện tích trồng mướp khía của gia đình bà Chuyển phát triển tốt, trái xanh đẹp, bán với giá dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/kg. Thời gian trồng nhanh cho thu hoạch, từ lúc trồng đến khi mướp ra trái khoảng 40 ngày và nếu chăm sóc tốt thì thời gian thu hoạch kéo dài gần 2 tháng. Bà tính sơ bộ thì vụ mướp khía năm nay thu trên 15 triệu đồng.
Với kỹ thuật trồng đơn giản, không tốn công chăm sóc và chi phí đầu tư ít, đầu ra dễ dàng nên mô hình mướp khía đang được nhiều bà con trên địa bàn thôn Đông Luật nhân rộng. Hiện đã có gần 50 hộ đưa vào trồng với diện tích từ nửa sào đến 1,5 sào/hộ.
Video đang HOT
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Duy Thường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Thái cho biết: “Việc bà con đưa cây mướp khía vào trồng góp phần đa dạng hóa cây trồng, tăng thu nhập. Với vai trò cấp hội, chúng tôi đã vận động hội viên phát triển trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện kinh tế hộ cũng như phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương”.
Dù lợi nhuận mang lại không lớn nhưng hiệu quả đạt được của cây mướp khía mang lại giúp người dân vùng biển xã Vĩnh Thái có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Theo Phan Việt Toàn (Nông nghiêp Viêt Nam)
Cây trồng héo hon vì khô hạn, nhà nông vật vã tìm nước tưới
Tình trạng khô hạn trong vụ đông xuân đang de dọa nhiều vùng sản xuất ở Đồng Nai do nắng nóng còn tiếp tục kéo dài
Nhằm hạn chế ảnh hưởng tới năng suất, nhiều địa phương đã chủ động đối phó với tình trạng khô hạn nhưng không ít vùng vẫn đang loay hoay khắc phục thiệt hại.
Chủ động chuyển đổi cây trồng
Cao điểm của mùa khô thường bắt đầu từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Tuy nhiên năm nay, các đợt mưa trái mùa ít. Từ giữa tháng 2 đến nay, nắng nóng vẫn kéo dài. Vụ sản xuất đông xuân được dự báo nhiều khó khăn do nguy cơ thiếu nước sản xuất cao.
Việc chuyển đổi cây trồng và chủ động tưới tiết kiệm giúp nông dân huyện Thống Nhất hạn chế thiệt hại do khô hạn. Ảnh: Phước Bình
"Với những địa phương bị ảnh hưởng hạn hán nặng, công ty đã bổ sung thêm máy bơm công suất lớn để bơm nước từ sông, hồ gần đó về các cánh đồng. Công ty cũng đã xây dựng kế hoạch phục vụ nước tưới và nỗ lực cứu hạn cho đến khi kết thúc vụ thu hoạch"
ông Nguyễn Minh Kiều -
Giám đốc Công ty TNHH
khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai
Để hạn chế thiệt hại do thiếu nước, những năm gần đây, huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) thường xuyên vận động nông dân đầu tư hệ thống tưới và chuyển đổi cây trồng.
Ông Hoàng Châu (trú xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) cho biết, mấy năm gần đây, được Nhà nước đầu tư đường điện ra tới chân ruộng nên bà con rất vui mừng. Nhiều người đã mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới phun tiết kiệm để tự chủ động nguồn nước tưới.
Quan trọng hơn là ông Châu cùng với nhiều bà con trong vùng thực hiện chuyển đổi luôn cây trồng phù hợp với mùa vụ. Từ trồng lúa, ông Châu chuyển đổi 1ha sang gieo trồng đậu bắp. "Giờ có thêm hệ thống tưới nước tiết kiệm giúp tiết giảm được nguồn nước và chi phí, nông dân mạnh dạn tăng từ 2 lên 3 vụ mỗi năm để tăng năng suất và thu nhập" - ông Châu kể.
Ông Ngô Thanh Tùng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) huyện Thống Nhất cho biết, ngành chức năng huyện đã chủ động phòng chống hạn hán ngay từ đầu vụ. Huyện khuyến cáo nông dân chuyển đổi cơ cấu sang cây trồng, đồng thời phối hợp đưa vào sử dụng các loại giống mới cho năng suất cao, chống hạn tốt. Huyện cũng thường xuyên nạo vét, sửa chữa các công trình thủy lợi, khuyến khích người xây dựng hệ thống tưới nước tiết kiệm.
Đến nay, toàn huyện có trên 70% cây trồng vụ đông xuân được bà con sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, qua đó giảm thiểu thất thoát, tiết kiệm được nguồn nước tưới.
Vẫn ám ảnh thiếu nước vụ đông xuân
Tuy nhiên, không phải vùng trồng nào cũng gặp thuận lợi. Tình trạng thiếu nước ở những huyện như Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Nhơn Trạch đang khiến năng suất cây trồng sụt giảm đáng ngại.
Tại cánh đồng Năm Sao ở xã Phú Bình (huyện Tân Phú), nông dân Hoàng Văn Nhật chia sẻ, đây không phải mùa đầu tiên cứ vào vụ đông xuân là nông dân lại lo lắng tìm nước tưới cho đồng lúa.
Là địa phương thường xuyên đối diện với tình trạng hạn hán trong vụ đông xuân, huyện Tân Phú luôn thực hiện dự trữ nước, sửa chữa, khơi thông hệ thống kênh mương. Tuy nhiên, năm nay, do nắng gắt và khô hạn kéo dài, hàng trăm ha lúa tại huyện Tân Phú đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới do các đập chứa nước khô cạn sớm. Ngay tại xã Phú Bình, từ sau Tết Nguyên đán, đập dâng Năm Sao đã cạn khô khiến nước ở hệ thống kênh mương trên cánh đồng Năm Sao cạn kiệt.
Điều mà ông Nhật lo lắng hơn cả là tình trạng khó khăn sẽ còn kéo dài do đa số các ruộng lúa còn gần 2 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch. Nhiều người đang cố cứu lúa bằng cách bơm nước sông từ cách đó cả cây số. Có nơi, nông dân tự đào giếng khoan. Với tình trạng này, nông dân sẽ phải đối mặt với nỗi lo chi phí đầu tư cao trong khi năng suất giảm.
Theo ông Nguyễn Minh Kiều - Giam đốc Công ty TNHH Khai thác công trình thuy lơi Đồng Nai, năm nay, hạn hán đến sớm hơn so với cùng kỳ năm ngoái, diện tích gieo trồng lại tăng hơn nhiều so với khả năng phục vụ của hệ thống thủy lợi. Nhiều nông dân xuống giống trễ và không đồng loạt cũng khiến thời gian chống hạn kéo dài.
Theo Danviet
Quảng Trị: Một học sinh rơi xuống bể phốt tử vong Thi thể của em học sinh xấu số được tìm thấy dưới bể phốt bỏ hoang. Sự việc đau lòng nêu trên vừa xảy ra tại tỉnh Quảng Trị. Tối 28.1, ông Ngô Thế Thanh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái (Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, cơ quan chức năng đang tiến hành làm rõ nguyên nhân cái chết của cháu Nguyễn...