Trồng mít toàn những cây ra trái to, bự, ông nông dân tỉnh Gia Lai năm nào cũng “đút túi” 300 triệu
“Gia đình tôi là hộ duy nhất ở xã Ayun Hạ áp dụng kỹ thuật cho cây mít ra trái vụ nên bán được giá cao, không lo về đầu ra.
Với hơn 200 cây mít, mỗi năm, gia đình thu hơn 300 triệu đồng”, ông Ngô Văn Tiến, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai cho biết.
Nhờ cần cù, chịu khó và tích cực học hỏi kinh nghiệm sản xuất, gia đình ông Ngô Văn Tiến (thôn Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) thu nhập 300-350 triệu đồng/năm.
Đưa chúng tôi tham quan vườn cây, ông Tiến cho biết: Gia đình ông quê gốc huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương. Năm 1990, trong một lần vào thăm em trai tại huyện Phú Thiện, nhận thấy đất đai nơi đây còn nhiều, dân cư thưa thớt, ông quyết định đưa vợ con vào đây lập nghiệp.
Vườn mít của ông Ngô Văn Tiến, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai mỗi năm thu hơn 300 triệu đồng. Ảnh: Nhật Hào
“Lúc mới vào, nơi đây còn rậm rịt cây cối. Ban đầu khai hoang tới đâu, tôi trồng xoài, trồng lúa đến đó. Sau 5 năm, tôi có 5 ha cây trồng. Thời điểm xoài được mùa, được giá, tôi thu 70-80 triệu đồng/năm”-ông Tiến nhớ lại.
Video đang HOT
Không dừng lại ở đó, năm 2004, ông Tiến lặn lội vào các tỉnh miền Tây để học hỏi kỹ thuật trồng cây ăn quả. Đến năm 2005, khi giá xoài giảm còn 5.000 đồng/kg, ông chuyển sang trồng mít Thái.
Ông cho biết: “Tôi bắt đầu trồng mít Thái với số lượng lớn vào năm 2007. Khi đó, người dân nơi đây nói tôi bị khùng. Họ cho rằng trồng mít nhiều như vậy biết bán đi đâu cho hết. Thế nhưng, năm 2009, khi mít cho thu bói, nhiều người mua ăn, rồi gửi về quê thấy ngon nên quay trở lại mua tiếp.
Cứ người này giới thiệu người khác rồi dần dần thương lái tới mua ngày một nhiều. Gia đình tôi là hộ duy nhất ở xã Ayun Hạ áp dụng kỹ thuật cho mít ra trái vụ nên bán được giá cao, không lo về đầu ra. Với hơn 200 cây mít, mỗi năm, gia đình thu hơn 300 triệu đồng”.
Ngoài trồng mít, ông Tiến còn trồng thêm củ ấu, điều, mì, gỗ sưa, đinh lăng. Hiện nay, gia đình ông Tiến thu gần 200 triệu đồng/năm từ trồng điều, mì và củ ấu.
Cộng với thu nhập từ mít, trừ chi phí, gia đình ông lãi 300-350 triệu đồng/năm. Riêng 8 sào gỗ sưa 14 năm tuổi cùng với hơn 1 vạn cây đinh lăng đã 7 năm tuổi là nguồn thu lớn trong nay mai của gia đình.
“Kinh nghiệm của tôi là không độc canh mà trồng nhiều loại cây để tránh rủi ro khi giá cả bấp bênh. Ngoài ra, người trồng cần nắm bắt kịp thời thị trường để chuyển đổi cây trồng phù hợp nhằm đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm”-ông Tiến chia sẻ kinh nghiệm.
Ông Đoàn Văn Thủy (thôn Đoàn Kết) bày tỏ: “Nhà tôi có hơn 2 ha cây ăn trái. Để chăm sóc cây trồng tốt hơn, tôi thường xuyên học hỏi kỹ thuật từ ông Tiến”.
Giá mít Thái hôm nay 10/1: Thêm nhiều vựa mua mít xuất khẩu trở lại, có nên trồng mít Thái xen sầu riêng?
Cập nhật giá mít Thái hôm nay 10/1 tại ĐBSCL cho thấy, giá mít giữ được mức giá hôm qua 9/1.
Nhiều vựa mua mít xuất khẩu hoạt động trở lại, nhưng mua với số lượng còn hạn chế. Nhà vườn chia sẻ cách trồng mít Thái xen sầu riêng
Giá mít đi ngang, trồng mít Thái xen sầu riêng có nên không?
Thời gian qua, nhiều người dân ở ĐBSCL chọn cách trồng mít Thái xen sầu riêng nhằm tăng thêm thu nhập trên cùng một diện tích.
Cập nhật giá mít Thái hôm nay 10/1 tại ĐBSCL cho thấy, giá mít tương đương hôm qua, nhiều vựa hoạt động trở lại nhưng mua số lượng hạn chế. Người dân chia sẻ cách trồng mít Thái xen sầu riêng. (Ảnh minh hoạ, nguồn facebook)
Theo phóng viên tìm hiểu, để trồng xen mang lại hiệu quả kinh tế cao, phần lớn người dân trồng cây sầu riêng này cách cây sầu riêng kia 8m, chính giữa trồng cây mít Thái. Ngoài ra, hàng cách hàng cây sầu riêng là 8m.
Đối với cây sầu riêng, người dân làm mô rộng từ 2,5-3m, chiều cao mô từ 1-1,2m. Để giữ ẩm tốt cho gốc sầu riêng, người dân thường để cỏ và làm nhiều đường thoát nước.
Anh Lê Hữu Thọ ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết: "Trồng mít Thái khoảng 18 tháng là bắt đầu thu hoạch và "ăn" dần cho tới khi thu hoạch sầu riêng (4 năm sau khi trồng). Lúc này cây mít Thái đã yếu, có thể đốn bỏ, tập trung chăm sóc sầu riêng".
Theo anh Thọ, đây là cách lấy ngắn nuôi dài hiệu quả. Tức là thu nhập từ mít Thái dùng để mua phân thuốc chăm sóc cây sầu riêng. "Nếu biết cách trồng xen, sẽ có hiệu quả cao, 2 loại cây này đều phát triển tốt, có năng suất bình thường, nên đã có nhiều hộ dân ở đây mạnh dạn đầu tư trồng" - anh Thọ nói.
Theo một số người dân ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, phần lớn người dân chuyển từ đất ruộng lên trồng sầu riêng xen mít Thái. Để đạt hiệu quả cao nhất, lúc mới trồng, người dân phải thường xuyên xử lý vôi bột trên đất, dùng lớp đất mặt đắp mô và chọn giống tốt để trồng.
Giá mít Thái hôm nay 10/1: Nhiều vựa mua mít xuất khẩu hoạt động trở lại nhưng mua số lượng hạn chế
Một số vựa ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, giá mít hôm nay tương đương so với hôm qua. Hiện nhiều vựa hoạt động trở lại nhưng mua với số lượng ít, các thương lái cũng vào vườn thu mua nhưng giá có thể chưa tăng.
Sáng ngày 10/1, tại nhà vườn ở tỉnh Tiền Giang, các thương lái báo giá mít Thái hôm nay 10/1 như sau: mít Nhất 8.000 đồng/kg, mít Nhì từ 5.000 đồng/kg, mít Kem lớn 5.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và TP Cần Thơ, các thương lái vào vườn báo giá mít Thái hôm nay như sau: mít Nhất 7.000 đồng/kg, mít Nhì 4.000 đồng/kg, mít Kem lớn 4.000 đồng/kg.
Ở hầu hết các địa phương ĐBSCL, mít chợ và mít kem nhỏ được các thương lái mua với giá từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, một số nơi, thương lái mua mít xô với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/kg.
Giá mít Thái hôm nay 29/12: Nông dân tìm ra cách trồng mít Thái không bị lỗ vốn thời điểm này Cập nhật giá mít Thái hôm nay 29/12 tại ĐBSCL cho thấy, giá mít không tăng không giảm so với hôm qua. Nông dân tìm ra cách trồng mít Thái không bị lỗ vốn thời điểm này. Giá mít đứng im, nông dân tìm ra cách trồng mít Thái không bị lỗ vốn thời điểm này Trước tình trạng giá mít giảm mạnh...