Trồng mía “ôm” nợ vì doanh nghiệp thất hứa, không chịu chặt
Từng hứa sẽ thu mua toàn bộ diện tích mía theo đúng hợp đồng nhưng đến nay đã quá thời hạn hơn 1 tháng, Cty CP Mía đường Đắk Lắk vẫn chưa thu hết, mía “đứng đồng”, người trồng lao đao ôm nợ.
Vỡ hợp đồng
Niên vụ 2017 – 2018 gia đình ông Nguyễn Minh Điệp (thôn 3, thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp) ký hợp đồng đầu tư trồng và tiêu thụ với Cty CP Mía đường Đắk Lắk hơn 5ha. Hợp đồng ghi rõ đến tháng 5/2018, Cty sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm mía với giá 800 đồng/kg nhưng đến nay quá thời hạn hơn 1 tháng vẫn chưa được chặt.
Mía nhà ông Điệp quá lứa “đứng” đồng
Ông Điệp cho hay: Ngoài khoản tiền 30 triệu đồng/ha do Cty hỗ trợ, ông và nhiều hộ trồng mía còn bỏ thêm gần 20 triệu đồng cho mỗi ha. Các niên vụ trước, sau khi thu hoạch, trừ chi phí đầu tư, người trồng thu lãi hơn 15 triệu đồng/ha. Còn năm nay, công ty chậm thu mua, để mía quá lứa khô khốc ngoài đồng. Tiền vay để SX coi như mất trắng, dân ôm nợ.
Tương tự, gia đình anh Đoàn Văn Sơn (thôn 4, xã Cư M’lan, huyện Ea Súp) cũng ký hợp đồng trồng 9ha mía. Đến nay, nhà anh thu hoạch được 5ha, 4ha còn lại chưa có lịch chặt. Nóng ruột, anh chặt 2ha, tự bỏ tiền túi thuê xe chở đến tận nhà máy nhưng Cty không đồng ý. Anh đành bỏ đống như củi, bất lực nhìn ruộng mía từng ngày héo khô vì quá kỳ thu hoạch.
Mía nhà anh Sơn chặt để đống cả tháng chưa được mua
Video đang HOT
Nhiều năm hợp tác trồng mía, đây là lần đầu Cty “vỡ” hợp đồng, thu mua chậm tiến độ khiến nhiều hộ dân Ea Súp rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.
Mía trồng quá lứa chưa chặt, trong khi thời điểm chăm sóc niên vụ sau đã đến. Người dân không thể phá bỏ, lấy đất tái sản xuất cho vụ sau. Còn nếu “đợi” thu xong, gốc mía bị khô chết, tỉ lệ lên mầm thấp, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng mía vụ sau.
Hàng trăm ha mía phơi đồng
Niên vụ 2016 -2017 toàn huyện Ea Súp có hơn 2.000ha mía, đến niên vụ 2017-2018 diện tích tăng lên hơn 4.000ha đều nằm trong quy hoạch của địa phương, tập trung tại các xã Ya Tờ Mốt, Cư M’lan, Ea Bung, Cư Kbang…
Ông Nguyễn Xuân Hà, Chủ tịch UBND xã Cư M’lan cho biết, toàn xã có 550ha mía đều ký hợp đồng đầu tư và tiêu thụ với Cty CP Mía đường Đắk Lắk. Thời điểm hiện tại, Cty mới thu mua khoảng 469ha, còn lại 81ha (trong đó có 6,8ha đã đốn chặt nằm tại đồng) dù đã quá hạn hợp đồng thu mua hơn 1 tháng. Xã cũng nhận đơn người dân phản ánh Cty vi phạm hợp đồng, đẩy họ vào cảnh khó khăn, thua lỗ.
Mía chất đống khô như củi
Theo thống kê của Cty CP Mía đường Đắk Lắk, hiện trên địa bàn huyện Ea Súp còn khoảng 180ha mía nguyên liệu chưa thu hoạch, tập trung nhiều nhất tại các xã Cư M’lan 70ha, Ea Bung 40ha, Ya Tờ Mốt 30ha…
Ông Nguyễn Bảo Lộc, Phó TGĐ Cty lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng thu hoạch mía không đúng tiến độ là do từ cuối tháng 4/2018 đến nửa đầu tháng 5/2018 khan hiếm nhân công lao động. Bên cạnh đó, cuối tháng 5/2018 thời tiết mưa nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thu hoạch.
Vậy nên, toàn bộ diện tích chưa thu hoạch, Cty sẽ tổ chức thu và mua trong tháng 11/2018. Cty cũng không tính lãi suất đầu tư 1 năm (tương đương 3 triệu đồng/ha) đối với những diện tích mía thu hoạch chậm so với hợp đồng đã ký kết. Đối với mía thu hoạch chậm bị suy giảm về chất lượng, công ty sẽ có chính sách hỗ trợ phần chất lượng bị suy giảm.
Ông Trần Quang Trịnh, Phó phòng NN-PTNT huyện Ea Súp cho hay, chính quyền địa phương đang phối với Cty tổ chức đối thoại với người dân, tìm kiếm hướng giải quyết đối với diện tích mía chưa được thu hoạch. Bởi dù Cty đã đưa ra các giải pháp để thu hoạch mía và hỗ trợ một phần thiệt hại cho người dân, nhưng không thể khắc phục hoàn toàn những thiệt hại trước mắt và sinh kế lâu dài của người trồng.
Theo Huỳnh Quang (Nông nghiêp Viêt Nam)
3 người trọng thương, 600 nhà dân tốc mái vì lốc xoáy
Trận mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã khiến 3 người bị thương nặng, hơn 600 nhà dân trên địa bàn huyện Ea Súp (Đắk Lắk) bị tốc mái, nhiều căn nhà bị đổ sập và hàng trăm héc ta hoa màu bị gãy đổ gây thiệt hại kinh tế.
Sáng 14/4, ông Nguyễn Đình Toản - Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Súp, cho biết, trận mưa lớn kèm lốc xoáy đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân trên địa bàn huyện.
Theo ông Toản, thống kê chưa đầy đủ có khoảng 600 ngôi nhà bị sập, tốc mái, nhiều trường học, trạm y tế bị tốc mái, hư hỏng, nhiều cột điện bị gãy đổ và hàng ngàn héc ta cây trồng bị hư hại...
Lốc xoáy khiến nhiều căn nhà bị hư hỏng (ảnh N.C)
"Trận lốc xoáy cũng đã làm ít nhất 3 người bị thương nặng phải nhập viện điều trị. Lực lượng chức năng đang khẩn trương giúp đỡ người dân khắc phục thiệt hại do trận lốc xoáy gây ra để ổn định cuộc sống" - ông Toản cho hay.
Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ea Súp, trận mưa kèm lốc xoáy diễn ra vào lúc 17h ngày 13/4 trên địa bàn huyện đã gây thiệt hại, ảnh hưởng nặng nề cho người dân thuộc địa bàn các xã Cư M'lan, Ea Bung, Ea Rốk, Ea Lê, Ia R'vê, Ya T'mốt và thị trấn Ea Súp.
Phần mái tôn bay ra ngoài
Sau khi xảy ra sự việc, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Ea Súp đã chỉ đạo lực lượng dân quân phối hợp chính quyền các địa phương rà soát lại số nhà dân và tài sản bị thiệt hại. Cử lực lượng xuống địa bàn hỗ trợ người dân khắc phục nhà ở, thu hoạch lúa và hoa màu bị ngã đổ giúp người dân.
Một căn nhà bị tốc mái hoàn toàn
Mái ngói bị lốc xoáy cuốn gây hư hỏng.
Thúy Diễm
Theo Dantri
Ngồi chơi trên bờ kênh, nam sinh trượt chân rơi xuống nước tử vong Được bố dẫn lên thăm nhà người thân, Tuyền ra bờ kênh ngồi chơi, không may bị trượt chân rơi xuống kênh tử vong. Chiều 24/6, ông Nguyễn Thành Đông - Hiệu trưởng Trường THCS Bế Văn Đàn (xã Cư Kbang, huyện Ea Súp) cho biết, học sinh Nguyễn Công Tuyền (lớp 8A5) của trường vừa bị đuối nước thương tâm. Do bị...