Trồng “lung tung” ở 1 mảnh vườn, chả lo giá thấp, tiền đều cả năm.
Nhờ trồng và chăm sóc tốt các loại cây ăn quả trên 3ha đất vườn, gia đình ông Cà văn Hặc và bà Cà Thị Pò ở bản Phường ( xã Chiềng ngần, Tp Sơn La) đã có của ăn của để. Mỗi năm, gia đình ông bà thu gần 200 triệu đồng từ việc bán hoa quả.
Ngôi nhà sàn của gia đình bà Pò nằm lọt thỏm trong con ngõ nhỏ, 4 bề bao phủ bởi những quả đồi rộng lớn, cây trái sum suê, xanh ngát một vùng. Thấy chúng tôi vào thăm, ông bà niềm nở chào rồi nhanh chóng dẫn ra thăm vườn.
Cả khu vườn 3ha chi chít các loại cây ăn quả. Nào là mận, xoài, cà phê, cam, vải, nhãn… mỗi loại một ít được trồng rải rác khắp vườn. Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, ông Hặc kể: “Mảnh đồi này là của bố mẹ tôi để lại. Năm 1995, khi ông bà giao đất lại cho vợ chồng tôi thì nơi đây chủ yếu là vườn tạp, cỏ dại mọc um tùm. Tôi bèn bàn với vợ cải tạo lại khu vườn trước đã, rồi trồng trọt sau. Đất đai có tốt, màu mỡ thì trồng cây gì cũng tốt thôi.”
Cà phê là loại cây đầu tiên được trồng trong vườn nhà ông Hặc.
Nói là làm, 2 vợ chồng ông bắt tay vào nhổ cỏ, xới đất, tưới nước để giữ độ ẩm. Đang lúc chưa biết nên trồng cây gì cho phù hợp thì có dự án của công ty giống cây trồng ở trên tỉnh về cho vay giống, phân bón, ông bà liền mua 50 gốc cà phê, 2 gốc mận trồng thử nghiệm. Thêm vào đó, mỗi lần đi đâu mà thấy có cây ăn quả nào ngon, ngọt cho năng suất cao, ít sâu bệnh ông lại xin giống đem về trồng. Làm cỏ, xới đất đến đâu, ông bà lại trồng cây đến đấy. Cứ thế vườn nhà ông thường xuyên “kết nạp thêm thành viên mới”.
Trồng mận hậu dễ chăm bón, cho thu nhập cao.
Sau khoảng 3 năm thì cây mận hậu bắt đầu cho quả. Ông ăn thử thì thấy ngọt, giòn, quả to mà hạt lại bé, vì thế ông quyết định tiếp tục nhân giống mận hậu trở thành cây chủ lực cho vườn nhà. Ông tích cực đi học hỏi kinh nghiệm chiết cành ở một số hộ trong bản, tỉm hiểu kĩ thuật chăm sóc cây mận để cây đạt năng suất cao. Theo ông Hặc việc tự chiết cành không những tiết kiệm được chi phí mua cây giống, mà còn đảm bảo chất lượng quả ngon vì đã được thử nghiệm rồi. Từ 2 cây mận ban đầu, đến nay trong vườn nhà ông có đến trăm gốc mận đang sinh trưởng tốt, cho quả nhiều.
Video đang HOT
Cũng thời đấy, cây cà phê bắt đầu cho quả. Và cũng với cách làm như cây mận, ông bà tiếp tục chiết cành cà phê để nhân giống cho vườn. Những năm gần đây, giá cà phê liên tục giảm, không có đầu ra ổn định nên ông không nhân giống nữa. “Nhiều hộ ở đây còn chặt bỏ hết cây cà phê để trồng cây khác. Nhưng tôi nghĩ trồng cây gì cũng có thời điểm của nó, biết đâu sau này nó lại đắt hàng thì sao. Giờ đây, số cây cà phê trong vườn cũng mang lại cho gia đình tôi khoảng 50 triệu 1 năm.” Ông Hặc vui vẻ nói.
Gia đình ông chỉ dùng phân lân kết hợp với phân chuồng ủ hoai mục để bón cho cây, nhờ thế cây không chỉ xanh tốt mà còn cho trái nhiều, mùi vị thơm ngon, được nhiều người biết đến. Hoa quả trong vườn chủ yếu được thương lái đến tận nơi thu mua, giá bán cũng cao hơn những hộ khác trong vùng.
Nhờ đa dạng các loại cây nên mùa nào ông cũng có quả để bán, mang lại thu nhập đều hàng tháng. Bà Pò cho hay “Trồng mận hậu là nhàn nhất. Cây không kén đất, dễ chăm, lại ít sâu bệnh. Quả mận hậu chín rải rác, lại giữ được lâu nên cũng không lo bị ép giá . Vụ vừa rồi mỗi kg mận có giá bán từ 12.000 – 20.000, tính ra nhà tôi thu được khoảng 70 triệu.” Bên cạnh đó, xoài Đài Loan, nhãn ghép, vải, lê nâu…. cũng cho thu nhập ổn định. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình ông bà cũng thu lãi gần 200 triệu đồng. Đấy là khoản thu nhập không nhỏ đối với các gia đình ở vùng núi Tây Bắc – nơi thời tiết khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, đời sống của dân bản còn rất nhiều khó khăn.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ việc đa dạng các loại cây ăn trồng, ông bà đã chủ động tìm hiểu tình hình thị trường, cũng như nghiên cứu các loại cây trồng mới cho năng suất chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương để áp dụng trồng tại vườn nhà. Vừa qua, gia đình ông còn đầu tư trồng hơn 100 gốc cam Vinh, hứa hẹn đem lại thu nhập cao trong vụ mùa sắp tới.
Cây cam giống được ông Hặc mua với giá 100.000 1 gốc. Hiện cây cam đang sinh trưởng và phát triển rất tốt, sẽ là cây trồng đem lại thu nhập cao trong thời gian sắp tới.
“Làm nông nghiệp ở miền núi vất vả lắm. Muốn hết đói, hết nghèo thì phải chăm chỉ lao động, tìm hiểu, học hỏi thôi.” Bà Pò chia sẻ.
Theo Danviet
Giám đốc Sở Giáo dục Hòa Bình: "Sẵn sàng mời Bộ về chấm lại toàn bộ bài thi của tỉnh"
Ông Bùi Trọng Đắc - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình khẳng định: "Điểm thi THPT quốc gia 2018 của các em học sinh ở Hòa Bình thể hiện đúng trên bài thi của các em. Tôi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND và Bộ trưởng GD-ĐT về việc này. Chúng tôi sẵn sàng chủ động mời Bộ về thanh tra, kiểm tra và mời Cục Khảo thí và Quản lý chất lượng về chấm lại toàn bộ bài thi của tỉnh Hòa Bình".
Kết quả thống kê dữ liệu điểm thi THPT Quốc gia 2018 do Bộ GD-ĐT công bố cho thấy, Hòa Bình cũng là một trong những địa phương có thứ hạng cao về tỉ lệ thí sinh đạt điểm 9 trở lên môn Toán, Lý, Hóa và số lượng thí sinh trên 27 điểm ở một số khối thi.
Dư luận cho rằng tại tỉnh Hòa Bình cũng có dấu hiệu của việc tăng điểm. Phụ huynh và các em học sinh nơi đây quan tâm đến kết quả điểm thi của một số em học sinh là con của cán bộ có chức vụ, gia đình có thu nhập cao.
Để rộng đường dư luận, chiều ngày 19/7, phóng viên báo Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Trọng Đắc - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình. Ông Đắc khẳng định: "Kết quả điểm thi của các em học sinh ở Hòa Bình thể hiện đúng theo trên bài thi của các em.
Điểm thi của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 ở tỉnh Hòa Bình là khách quan, trung thực và chính xác, không có gì bất thường."
Ông Bùi Trọng Đắc - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình.
Ông Đắc nhấn mạnh: "Tôi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình và Bộ trưởng GD-ĐT về việc này. Nếu có điều gì bất thường, chúng tôi sẵn sàng chủ động mời Bộ GD-ĐT về thanh tra, kiểm tra và mời Cục Khảo thí và Quản lý chất lượng về chấm lại toàn bộ bài thi của tỉnh Hòa Bình.
Và tôi cũng thông tin chính thức để các em học sinh đang có điểm thi hiện nay yên tâm, ổn định tư tưởng. Theo bảng thống kê kết quả điểm môn Toán và môn Lý của Hòa Bình, số lượng thí sinh đạt điểm từ trung bình đến hơn 9 điểm là giảm dần, không có gì đột biến."
Trong khi đó, ông Bùi Văn Cửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết: "Sau khi có thông tin nghi vấn về kết quả thi THPT quốc gia 2018 của tỉnh Hòa Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đã có văn bản giao cho Giám đốc Sở GD-ĐT phối hợp cùng cơ quan chức năng xem xét nghiên cứu kiểm tra lại các khâu trong quy trình công tác chấm thi.
Sáng 19/7, Giám đốc Sở GD-ĐT đã báo cáo với Phó Chủ tịch tỉnh. Kết quả điểm thi THPT Quốc gia 2018 ở Hòa Bình, Sở GD-ĐT đã kiểm tra lại, không có gì sai sót, kết quả điểm thi là chính xác."
Được biết, trước khi diễn ra kỳ thi THPT quốc gia 2018, với tư cách là Chưởng ban chỉ đạo, ông Bùi Văn Cửu đã chỉ đạo Hội đồng thi phải nâng cao trách nhiệm, giám sát kỹ lưỡng, kiểm tra các khâu thật chặt chẽ, không để sai sót ở khâu nào, phải đảm bảo cuộc thi tốt nghiệp ở tỉnh Hòa Bình đạt được kết quả đúng như quy chế thi của Bộ GD-ĐT.
Chiều ngày 19/7, Giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình đã trực tiếp cùng Trưởng phòng Khảo thí đi Hà Nội, báo cáo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT về kết quả trong kỳ thi vừa qua ở tỉnh Hòa Bình.
Tại buổi báo cáo, Giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình khẳng định với Thứ trưởng điểm thi ở kỳ thi THPT tại tỉnh là chính xác, khách quan không có bất kỳ sự can thiệp nào vào bài thi của các thí sinh.
"Nếu Bộ GDĐT cần thấy phải thẩm định lại thì mời Bộ về Hòa Bình thẩm định" - Giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình nhấn mạnh.
Đàm Quang
Theo Dân trí
Nam thanh niên chửi bới, thách thức công an vì bị bắt do không đội mũ bảo hiểm Sau khi bị lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe, lập biên bản vi phạm về trật tự an toàn giao thông, nam thanh niên tỏ thái độ không hợp tác, chửi bới, lăng mạ, thậm chí gọi cả bố mẹ đến đe dọa công an. Nam thanh niên sau khi bị yêu cầu dừng xe đã gọi về nhà cho bố...