Trong lúc vợ chồng bối rối gửi con đi nhà trẻ thì bố chồng gọi điện, chốt phương án khiến tôi tá hỏa còn chồng thì gật gù đồng ý
Không biết có phải tôi lo lắng thái quá không, chứ tôi thấy không yên tâm chút nào.
Vợ chồng tôi cưới nhau được 3 năm, hiện tại có một cậu con trai 15 tháng tuổi và đang loay hoay tìm trường cho con. Chúng tôi ở riêng, thời gian tôi mới sinh thì mẹ đẻ tôi đến chăm được 3 tháng thì bà không ở thêm được nữa vì bố tôi bị ngã, bà phải về chăm ông.
Tôi nghỉ thai sản đến tháng thứ 6 thì phải đi làm lại. Cũng may lúc đó hàng xóm bên cạnh nhà tôi cũng sinh con được 3 tháng, lại có bố mẹ chồng trông nom. Ông bà nhà hàng xóm còn khỏe mạnh, lại trông mỗi đứa cháu, thấy hoàn cảnh của tôi thì nhận chăm luôn con của tôi mà không đòi tiền công. Tôi rất cảm kích nên mỗi tháng vẫn gửi biếu ông bà 3 triệu, đồng thời cứ có dịp về quê hoặc khi đi mua sắm, là tôi lại mua thêm đồ biếu ông bà.
Tôi gửi ông bà được 9 tháng thì hàng xóm chuyển nhà. Lúc này con tôi đã được 15 tháng, 2 vợ chồng quyết định gửi con đi nhà trẻ. Thế nên mới có chuyện cãi cọ nhau trong việc chọn trường cho con.
Tôi muốn gửi con vào một trường tư thục bình dân, học phí khoảng 2 triệu/tháng, gần nhà tiện đi đưa đón. Nhưng chồng thì lại muốn gửi ở trường quốc tế với mong muốn con có điều kiện học tập, phát triển tốt hơn, học luôn song ngữ. Tôi phản đối, bởi con còn chưa nói sõi tiếng mẹ đẻ thì học thêm tiếng nước ngoài làm gì? Nhưng chồng tôi cũng có cái lý của anh, anh bảo trẻ nhỏ dễ tiếp thu. Ở lớp nói tiếng Anh, về nhà nói tiếng Việt, học đồng thời như thế thì con sẽ phát âm chuẩn hơn… Thế nhưng học phí của trường đó khá cao. Vợ chồng tôi chỉ làm nhân viên bình thường, nếu cho con theo học trường quốc tế thì phải theo cả lên cấp 1, cấp 2, vậy thì quá sức của 2 vợ chồng.
Ảnh minh họa
Trong lúc cả 2 còn chưa thống nhất được thì bố chồng tôi gọi điện lên nói cho cháu về học trường gần nhà ông bà để ông bà đi đón giúp.
Video đang HOT
Bố mẹ chồng ở cách chúng tôi 8km, bà còn đi làm nên không trông nom con giúp tôi được, còn ông mở cửa hàng tại nhà. Giờ ý của ông là nếu gửi cháu ở trường gần nhà thì chiều đến ông sẽ đóng cửa, đi đón cháu về trông giúp tới khi vợ chồng tôi đi làm về thì qua đón.
Tôi thấy như thế rất cồng kềnh. Vì chúng tôi lại phải vượt thêm 8km để đón con. Mà ông bận bán hàng, lỡ lúc đó đông khách, ông không trông được cháu, để cháu chạy ra ngoài thì làm sao? Thế nên tôi phản đối phương án này. Nhưng chồng lại cho rằng đó là ý hay. Vì như thế cháu có điều kiện và cơ hội gặp gỡ ông bà nội nhiều hơn. Chồng còn nói hôm nào chúng tôi về muộn quá thì cứ để cháu ngủ lại nhà ông bà. Còn việc ông bán hàng thì chồng bảo lúc bận ông sẽ cho cháu vào cũi, không phải lo lắng.
Không biết có phải tôi lo lắng thái quá không, chứ tôi thấy không yên tâm chút nào. Tôi thật không biết phải chọn phương án nào đây!
Thuê người về để trông con nhỏ nhưng ai cũng chỉ làm được 1 tháng rồi nghỉ vì không chịu nổi mẹ chồng tôi
Tôi ở riêng mà cũng không yên ổn nổi với mẹ chồng!
Ai làm mẹ mà không muốn được ở nhà chăm sóc con cơ chứ, nhất là khi con mình còn quá nhỏ. Tôi cũng không ngoại lệ.
Tôi sinh bé đầu lòng năm 20 tuổi, những ngày tháng thiếu kinh nghiệm làm mẹ, thiếu trải nghiệm cuộc đời và thiếu cả kinh tế ấy khiến tôi sợ sinh thêm con. Cứ như vậy đến năm 35 tuổi tôi mới quyết định có thêm bé thứ hai.
Tôi cứ nghĩ bản thân đã sinh nở một lần thì đến lần thứ 2 chắc sẽ bớt lo lắng thái quá đi nhưng không lần này tôi vẫn bị ám ảnh với việc chăm con như lần đầu, thậm chí còn hơn lần đầu vì bây giờ mạng xã hội quá nhiều thông tin, càng xem tôi càng lo lắng, càng áp lực với việc chăm sóc con nhỏ hơn.
Bạn lớn nhà tôi đã 15 tuổi, con người lớn và trưởng thành hơn so với tuổi của mình, đã không ít lần thằng bé ngồi nói chuyện nghiêm túc với tôi về việc tôi phải thoải mái tinh thần ra, đừng để chuyện chăm em khiến bản thân mẹ mệt mỏi, căng thẳng, không cẩn thận còn bị trầm cảm ấy chứ.
Với sự ưu ái của sếp ở công ty, tôi được nghỉ thai sản đến khi con 10 tháng tuổi, trong suốt 10 tháng đó tôi chỉ quanh quẩn trong cái phòng của con và cái bếp. Cuối cùng thì dù không muốn tôi cũng bắt buộc phải giao con cho người khác chăm sóc trong thời gian làm việc.
Hai vợ chồng tôi tính toán và bàn bạc rất nhiều nên đã quyết định thuê một bảo mẫu về trông bé chỉ trong 8 tiếng tôi đi làm mà thôi. Cô bảo mẫu là người rất có kinh nghiệm và quan trọng là tâm lý tôi thoải mái, tôi cảm thấy tin tưởng khi giao con mình cho cô ấy.
Cứ vậy mỗi ngày, 8h sáng cô sẽ có mặt để chăm bé và 4h chiều tôi sẽ về nhà với con. Mọi việc đều ổn, tôi có thời gian tách khỏi con nhỏ nên tâm lý và tinh thần của tốt hơn rất nhiều.
Thế nhưng trong suốt thời gian đó, mẹ chồng tôi liên tục sang nhà khi tôi ra khỏi nhà. Bà đến và can thiệp rất nhiều vào chuyện cô bảo mẫu chăm sóc em bé. Bà bắt cô phải nêm nước mắm vào cháo, pha sữa bằng nước cơm, cái gì cũng cho bé ăn thử mà không cần biết bé có ăn được hay không... Tóm lại là bà làm tất cả những việc mà con dâu nào cũng sợ mẹ chồng sẽ làm.
Và điều gì đến cũng đã đến, cô bảo mẫu không chịu nổi bà nên đã xin tôi nghỉ việc. Khoảng thời gian đó tôi gần như chạm đến giới hạn cuối cùng, gần như bị trầm cảm thật sự vì không dễ gì để tìm được một người mà mình có thể yên tâm giao con cho người ta đến như vậy.
Sau khi không thể níu kéo được cô, dì của tôi - một giáo viên mầm non mới nghỉ hưu đồng ý đến chăm con cho tôi thay việc của cô bảo mẫu. Tôi còn nhớ hôm ấy tôi mừng đến mức ôm dì khóc nức nở.
Dì sang nhà tôi đúng khoảng thời gian con lớn của tôi nghỉ hè, thế là một mình dì chăm cho cả hai đứa. Đến giờ tôi vẫn cảm ơn dì vô cùng, thật sự đồng lương tôi gửi dì chẳng thấm vào đâu so với những gì dì đã làm cho hai đứa nhà tôi.
Vì thấy cháu trai nghỉ học, mẹ chồng tôi sang nhà nhiều hơn dù chồng tôi đã đòi lại chìa khóa nhà, không để bà thích đến lúc nào thì đến nữa. Lần này bà không có chìa khóa thì bà gọi bằng được thằng lớn nhà tôi ra mở cửa, con tôi thì làm sao mà dám không mở cửa cho bà nội vào được.
Thế là cứ mỗi ngày bà đều đặn đến nhà rồi tiếp tục công trình làm phiền người trông em bé. Lần này nói gì cũng là người bên nhà thông gia, bà không can thiệp thô bạo được thì bà ngồi soi mói rồi chê ỏng chê eo. Bà nói bóng nói gió là dì tôi không biết chăm nên cháu bà càng ngày càng còi, trong khi con tôi hiện tại đang ở mức cân chớm béo phì.
Soi chán chuyện chăm cháu thì bà quay sang soi dì tôi ăn nhiều, ăn thế thì làm sao con trai bà nuôi nổi! Tôi phải nói thẳng là dì tôi không có thiếu tiền, dì đi làm vì mấy chục năm đời người dì đều chăm sóc trẻ con, giờ về hưu buồn mà cũng thương cháu nên dì mới làm thôi.
Sau vài lần như vậy, dì tôi cũng bảo tôi sắp xếp tìm người mới để dì nghỉ.
Đêm hôm đó tôi như phát điên, tôi làm ầm ĩ nhà cửa lên vì chồng tôi không chịu có biện pháp nào với mẹ mình. Tại sao tôi ở riêng rồi mà vẫn không thể yên ổn được mẹ chồng?
Không phải là tôi không hiểu, bây giờ cấm bà vào nhà rất khó nhưng cứ thế này thì tôi khổ, con tôi cũng khổ, cả nhà không làm ăn gì nổi với chuyện tìm người để trông bé út.
Ngày hôm sau chồng tôi yêu cầu bà nội đám nhỏ không được sang nhà khi vợ chồng tôi không có nhà nữa. Bà ngay lập tức gọi cho tôi để chửi rủa vì tôi dám "tẩy não" con bà khiến con bà cấm cửa mẹ không được sang nhà. Nhưng mà tôi chấp nhận mang cái tiếng ác này, tôi chấp nhận là một đứa con dâu không ra gì, miễn sao mẹ con tôi được yên ổn với nhau.
Cứ đang lúc 'cao trào' chồng lại làm một điều khiến vợ 'tụt hứng', thì ra bác sĩ nói ai cũng có thể gặp phải Lo lắng thái quá ảnh hưởng đến "chuyện ấy". Một người vợ đã thực sự thất vọng vì chồng mình liên tục có những câu hỏi... trong lúc 'yêu'. Chồng thường làm một việc gây 'tụt hứng' Theo Thanh Niên, một người đàn ông trông rất khỏe mạnh cũng có thể có vấn đề về "chuyện ấy", ảnh hưởng đến sức khỏe tổng...