Trong lúc “Trạng Quỳnh” và “Cua Lại Vợ Bầu” lo choảng nhau, “Hai Phượng” đã vươn ra tầm thế giới
“Hai Phượng” – dự án phim hành động cuối cùng của Ngô Thanh Vân là bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam được công chiếu song song tại cả hai thị trường Việt Nam và Mỹ.
Đầu năm 2019, Hai Phượng là dự án điện ảnh nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giới truyền thông và khán giả khi đây là phim hành động cuối cùng của Ngô Thanh Vân trong vai trò đả nữ. Bộ phim đã mất 4 năm từ khi lên ý tưởng cho đến khi hoàn thành những công đoạn cuối cùng và ra mắt khán giả.
Với lời hứa sẽ đem phim Việt ra quốc tế, Ngô Thanh Vân từng chia sẻ: “Tôi đã luôn cố gắng không ngừng nghỉ trong suốt thời gian qua. Với tôi điện ảnh Việt có nhiều cái để chúng ta có thể giới thiệu ra thế giới: Văn hóa cổ truyền, ẩm thực, con người Việt… đó đều là những chất liệu tuyệt vời để khai thác. Nếu như khán giả vẫn còn ủng hộ tôi sẽ làm tất cả để phim Việt được đến với bạn bè khắp năm châu”. Đến nay, Ngô Thanh Vân đã thực hiện được lời hứa của mình.
Poster phim “Hai Phượng” phiên bản tiếng Anh.
Mặc dù chưa công chiếu chính thức tại Việt Nam, tuy nhiên Hai Phượng đã công bố thông tin chính thức sẽ được công chiếu tại Mỹ cùng thời điểm với thị trường trong nước. Nhà sản xuất đã ký kết thỏa thuận với Well Go USA Entertainment, hãng phát hành phim lớn, đã từng là nhà phát hành của rất nhiều phim hành động bom tấn, phim độc lập đến từ Mỹ và các quốc gia khác thuộc Châu Á và Châu Âu. Phim sẽ ra mắt khán giả Mỹ vào ngày 01/03/2019.
Để làm được điều này, Hai Phượng đã phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về điện ảnh quốc tế, từ câu chuyện cô đọng, không lan man dàn trải nhưng vẫn đầy đủ kịch tính, cao trào và có chiều sâu, cho đến các phần kỹ thuật như âm thanh, hình ảnh, chất lượng phim, màu sắc và các cảnh hành động phải đủ đẳng cấp Hollywood.
Câu chuyện của bộ phim được giới chuyên môn đánh giá gần gũi khán giả ở khắp thế giới vì mang tính toàn cầu, thêm vào đó, Hai Phượng đã làm được điều khác biệt là tô đậm dấu ấn Việt, từ phục trang chiếc áo bà ba tím, đến bối cảnh sông nước Cửu Long, lò gạch cũ, và hình ảnh TPHCM năng động. Điều này đã khiến Hai Phượng trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà phát hành và khán giả quốc tế. Có thể nói, Hai Phượng chính là bộ phim đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tới thời điểm hiện tại vượt qua được tất cả những yêu cầu từ nhà phát hành quốc tế để làm được điều này.
Phim sẽ được công chiếu đầu tiên tại các tiểu bang Orange, Dallas, Houston, Falls Church, San Jose và sau đó sẽ là San Diego, Philadelphia, Portland, New York City, Seattle và các thành phố khác. Đây cũng sẽ là lần đầu tiên khán giả ở Mỹ sẽ được thưởng thức một bộ phim điện ảnh cùng thời điểm với các khán giả Việt Nam.
Việc đưa phim Việt vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ cũng giúp cho bạn bè Quốc tế biết nhiều hơn về bối cảnh tại Việt Nam sử dụng trong việc sản xuất phim điện ảnh, và làm nổi bật về tinh thần, sự mạnh mẽ của hình tượng người phụ nữ Việt Nam. Với tên tiếng Anh là Furie, Hai Phượng được kỳ vọng sẽ khẳng định được vị thế và chất lượng của phim Việt đương đại trước đông đảo bạn bè quốc tế.
Thì ra Ngô Thanh Vân đã tính toán đến việc đưa “Hai Phượng” ra quốc tế từ khi chuẩn bị khâu hình ảnh, chất lượng cho phim.
Song song đó, Hai Phượng cũng chính thức ghi tên vào danh sách tranh giải liên hoan phim Osaka 2019 với hai hạng mục Phim Xuất Sắc nhất và Diễn Viên Chính Xuất Sắc Nhất. Liên hoan phim Osaka lần này có 14 bộ phim được đề cử từ nhiều quốc gia có nền điện ảnh phát triển như Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Không chỉ ở nước Mỹ mà “Hai Phượng” còn vươn tới các cường quốc châu Á khác.
Vốn là nhà sản xuất phim đi tiên phong trong việc quảng bá phim Việt Nam ra thị trường Quốc tế và đã từng giành rất nhiều giải thưởng với những tác phẩm như Cô Ba Sài Gòn, Song Lang… Ngô Thanh Vân và đội ngũ của mình một lần nữa sẽ khiến cho khán giả và giới phê bình điện ảnh thế giới có một cái nhìn khác về điện ảnh Việt Nam.
Trailer “Hai Phượng”
Hai Phượng là bộ phim hành động do chính nhà sản xuất Ngô Thanh Vân thủ vai chính. Phim do đạo diễn Lê Văn Kiệt thực hiện, dự kiến sẽ phát hành vào 22/02/2019.
Theo trí thức trẻ
Phim Việt mùa Tết: Cũ mà kĩ hay mới nhưng mẻ?
Xu hướng giải trí dần thay đổi, yêu cầu các nhà làm phim phải liên tục làm mới bản thân qua mỗi mùa phim Tết. Thế nhưng có lẽ vì chạy theo thị hiếu mà họ quên rằng bên cạnh tiếng cười, các bộ phim còn cần một thông điệp sâu sắc đúng như chức năng của một tác phẩm nghệ thuật.
Tết là thời điểm các bộ phim Việt cả truyền hình lẫn điễn ảnh dễ chiếm được cảm tình của khán giả nhất. Không chỉ bởi đó là khoảng thời gian các phim nước ngoài ít chiếu, mà còn vì không khí làm cho người ta muốn tìm về những điều bình dị và gần gũi xung quanh. Thế nhưng điều phí phạm nhất ấy là các bộ phim Tết hiện nay tuy được đầu tư một con số khá lớn nhưng thường dễ đến và cũng dễ đi. Những mảng nội dung được khai thác đã dần thay đổi. Đồng thời vì là phim điện ảnh nên những câu chuyện nhàn nhạt ấy thường chỉ tồn tại trong phòng chiếu. Khi bước ra ngoài, khán giả thường ít suy ngẫm lại về phim như trước kia.
Từ bài học về những giá trị nhân văn của đời sống...
Ở những năm 90, xu hướng phim Tết thường đề cập đến những chuyện gần gũi như xã hội sau đổi mới, chuyện gia đình có đứa con mãi chẳng yên phận, những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống sau cùng cũng tìm được bến đỗ bình yên... Thời này, khán giả quen thuộc với những cái tên như Tết Này Ai Đến Xông Nhà?, Vị Khách Lúc Giao Thừa hay Ngày Tết Nhiệm Màu,...
Cu Dũng của Ngày Tết Nhiệm Màu từng khiến khán giả bất ngờ vì diễn xuất chân thực
Câu chuyện trong những bộ phim vừa kể trên sở dĩ sống được cùng với thời gian, ấy là bởi ở thời nào, người ta cũng vấp phải những vấn đề như vậy. Mặt khác, phim ảnh chính là cách để bản thân mỗi người soi vào, thấy sai mà thay đổi (người ta thường biết cách giải quyết vấn đề của người khác mà không thể xử lý chuyện của bản thân mà). Ngày Tết, biết bao nhiêu bạn trẻ "sợ hãi" với câu hỏi "Có người yêu chưa"?, rồi có biết bao người đã nghĩ ra cách thuê một cô người yêu hờ về ra mắt để bố mẹ yên lòng như Hải (Đức Khuê) trong Hoa Đào Ngày Tết? Sau cùng, đó là cách tồi tệ nhất mà người ta có thể nghĩ ra, bởi trong tình yêu, ranh giới giữa "giả" và "thật" vô cùng mong manh.
Hình ảnh trong phim Hoa Đào Ngày Tết
Rồi có biết bao người đặt ra một hình mẫu hoàn hảo về nửa kia cuộc đời như Thi (Quốc Khánh) của Tết Này Ai Đến Xông Nhà? để rồi đã qua tuổi tứ tuần mà vẫn loay hoay tìm bạn gái. Phim ảnh lại càng chứng minh một chân lý rằng cuộc đời ai cũng có một ngoại lệ, chỉ cần đúng thời điểm là được. Như Thi ấy, tìm kiếm mãi rồi cuối cùng cũng lấy một người chẳng có đến một yếu tố mà anh kì vọng.
Poster phim Tết Này Ai Đến Xông Nhà
Ngoài yêu đương, phim Tết cũ cũng đưa đến những hình ảnh rất đẹp về cuộc sống như chuyện những người lạ không ngừng giúp đỡ nhau chỉ vì hai chữ "tình người", chuyện lũ trẻ con dù đối lập nhau về hoàn cảnh sống nhưng lại biết thông cảm để cùng bạn tạo nên một cái Tết trọn vẹn như trong Quà Năm Mới.
Các nhân vật trong Quà Năm Mới
Trở thành cuộc chạy đua của những danh hài
Dĩ nhiên, chuyện thay đổi nội dung như vậy là hoàn toàn có lý. Xã hội hiện tại đã thay đổi, đã tiến bộ hơn rất nhiều. Nếu các nhà làm phim vẫn cứ "ôn nghèo kể khổ", vẫn đem câu chuyện ngày xưa ra khai thác thì chẳng một ai muốn xem. Thế nhưng điều này không đồng nghĩa với việc xây dựng những dự án phim Tết tách rời thực tế. Phim Tết hiện tại đều mắc chung một lỗi, đó là các tình tiết trong phim câu kéo tiếng cười một cách vô bổ, nhàn nhạt. Chưa kể, đa phần bối cảnh được khai thác đều là các gia đình quá giàu có, phải đối mặt với xã hội đen, bắt cóc chuộc tiền... Mảng nội dung này chỉ đại diện cho một bộ phận nhỏ trong xã hội, cho nên dễ đến và cũng dễ đi.
Các nhà làm phim dường như không quá chú trọng vào nội dung nhiều, thay vào đó là sử dụng triệt để công thức "hài hước ngôi sao" cho sản phẩm của mình. Điển hình như Tía Tui Là Cao Thủ, Nàng Tiên Có 5 Nhà, 798 Mười, Đích Tôn Độc Đắc... đều là những bộ phim có danh sách diễn viên "khủng" dài dằng dặc.
Các diễn viên trong phim Tía Tui Là Cao Thủ
Những năm gần đây, một vài cái tên "độc chiếm" phòng vé phải kể đến Trường Giang, Việt Hương, hoa hậu hài Thu Trang hay Kiều Minh Tuấn... Thế nhưng cuộc đua dù có gay gắt thế nào thì có một cái tên vẫn trụ vững đầu bảng - đó là nghệ sĩ Hoài Linh. Mỗi năm, ông lại hoá thân vào một tuyến nhân vật khác nhau, đem đến cho khán giả những cảm nhận rất riêng. Điển hình như Sáu xe ôm của Năm Sau Con Lại Về (2014), ông Minh trong Quý Tử Bất Đắc Dĩ (2015), ông Nho trong Tía Tui Là Cao Thủ (2016), Lý Bình trong Nàng Tiên Có 5 Nhà (2017) hay gần nhất là ông Hữu Phát của Đích Tôn Độc Đắc (2018).
Dù có thay đổi thế nào, phim Tết vẫn luôn khiến khán giả háo hức
Những sự thay đổi lớn trong tư duy phim Tết đã tạo nên nhiều tác phẩm ấn tượng, nhưng cũng tạo ra nhiều "bom xịt" ngay đầu năm khiến khán giả không khỏi tiếc nuối. Thế nhưng nói đi cũng phải nói lại, mỗi dịp Tết về, người ta thường háo hức đón xem những bộ phim nội địa hơn. Bởi dù sao, Tết vẫn là một khái niệm được ý thức bởi giá trị truyền thống, bởi gia đình và những tình cảm thiêng liêng.
Năm nay, có 3 dự án điện ảnh Tết cũng làm khán giả vô cùng tò mò bởi mỗi phim là một màu sắc hoàn toàn khác nhau, độ đầu tư hình ảnh, nội dung, diễn viên cũng toàn những bài toán mạo hiểm. Cả bộ ba dự án Việt công phá Mùng 1 gồm Trạng Quỳnh - Cua Lại Vợ Bầu - Táo Quậy đối đầu với 2 phim ngoại Tân Vua Hài của Châu Tinh Trì và Đại Chiến Âm Dương của Thành Long được giới phê bình đánh giá là sẽ khó có một bộ phim chạm mốc "trăm tỉ" trong mùa phim khai xuân này, và "thế trận" năm nay sẽ khó lường đặc biệt đối với phim Việt. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn là quá sớm để kết luận. Cùng ra rạp và chờ xem các khán giả phản ứng thế nào với mùa phim Tết năm nay nhé!
Theo trí thức trẻ
Với những người vô ý thức, cố tình quay lén phim trong rạp, nhất định phải gặp Hai Phượng! Ngày ra mắt Hai Phượng đã cận kề, Ngô Thanh Vân lại tung clip cảnh tỉnh các đối tượng quay lén cực kỳ độc đáo. Trước ngày ra mắt gần một tháng, Ngô Thanh Vân và ekip phim đã tung clip cảnh tỉnh cực kỳ ấn tượng với sự xuất hiện của nhân vật Hai Phượng. Đây không chỉ là "độc chiêu" để...