Trồng lúa khó giàu, Tây Ninh giảm diện tích lúa, trái cây lên ngôi
Nhận định cây lúa khó có thể trở thành cây làm giàu, tỉnh Tây Ninh đề xuất lúa sẽ là cây trồng không khuyến khích và giảm dần diện tích canh tác ở những nơi cho hiệu quả kinh tế thấp.
Đây là một trong những nội dung được đưa ra trong Đề án phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp của tỉnh mới được Sở NN&PTNT Tây Ninh hoàn thành để chuẩn bị trình UBND tỉnh phê duyệt.
Thực trạng phát triển nông nghiệp của Tây Ninh còn nhiều hạn chế, bất cập. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trước đó, đầu năm 2019, Sở NN&PTNT Tây Ninh đã tổ chức hội thảo Phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp tinh Tây Ninh. Tiếp thu, ghi nhận các ý kiến góp ý, đến nay đề án này đã được Sở hoàn chỉnh.
Theo Sở NN&PTNT Tây Ninh, thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh đang bộc lộ những hạn chế bất cập. Tái cơ cấu ngành trở thành yêu cầu cấp thiết. Việc xây dựng Đề án sẽ góp phần đưa nền nông nghiệp Tây Ninh phát triển hiệu quả, đạt giá trị cao và bền vững.
Đề án nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị đối với các sản phẩm truyền thống đang có xu hướng suy giảm gồm: lúa, mía, khoai mì, cao su, chăn nuôi bò sữa. Xây dựng hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất rau, cây ăn trái nhiệt đới, nhất là sản phẩm mãng cầu, nhãn, chuối, thơm, sầu riêng, xoài, bưởi,… chăn nuôi heo thịt, gà thịt, bò thịt gắn với tiêu thụ và chế biến.
Đề án nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị đối với các sản phẩm truyền thống đang có xu hướng suy giảm, trong đó có cây lúa. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Võ Đức Trong – Giám đốc Sở NN&PTNT Tây Ninh cho biết, Đề án đưa ra cách tiếp cận mới khi tập trung vào nhóm các loại cây trồng, vật nuôi theo ba nhóm cụ thể gồm: (1) nhóm khuyến khích phát triển, (2) nhóm chỉ duy trì, (3) nhóm không khuyến khích và giảm dần.
Sau khi phân tích các nhóm, việc phân tích các cây – con cụ thể chỉ là để minh họa hay làm rõ những định hướng lựa chọn và tiếp cận. Cách tiếp cận về mặt chính sách của Tây Ninh là tạo dựng những cơ sở hạ tầng và chính sách để khuyến khích hoặc không khuyến khích các nhóm sản phẩm.
Video đang HOT
“Thông điệp của chính quyền đưa ra cùng với các khuyến cáo để người dân và doanh nghiệp tự quyết định chứ không phải theo các định hình kế hoạch cứng nhắc như trước đây”, ông Trong chia sẻ.
Lúa là cây trồng truyền thống chiếm diện tích lớn tại Tây Ninh nhưng hiệu quả không cao. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo phân tích của Đề án, lúa là cây trồng truyền thống chiếm diện tích lớn tại Tây Ninh với tổng diện tích canh tác khoảng 80.000 ha.
Giá trị gia tăng của lúa bằng 2.550 tỷ đồng, chiếm 16,8% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp. Lợi nhuận ước tính đạt 31 triệu đồng/ha và giá trị gia tăng (lao động và lợi nhuận) ước tính là 52 triệu đồng.
Mức lợi nhuận và giá trị gia tăng này xếp thứ hai trong bốn cây trồng truyền thống và chủ lực. Tỷ lệ diện tích/lao động là 2,5 tương đương với cao su và thấp hơn hẳn hai cây còn lại.
Đề án nhận định lúa khó có thể trở thành cây làm giàu. Ảnh: Nguyên Vỹ
Đề án nhận định, người dân hầu như không có khả năng để gia tăng giá trị hay làm giàu từ cây lúa. Hiện một phần diện tích đang có xu hướng chuyển sang các loại cây trồng khác. Giá chuyển nhượng phổ biến hiện nay vào khoảng 600-700 triệu đồng/ha đất lúa.
Khả năng tăng giá trị bằng các loại giống mới hay phương thức sản xuất tiên tiến đối với cây lúa ở Tây Ninh là không cao. Lợi thế để Tây Ninh đầu tư vào các khâu có giá trị gia tăng cao hơn để khép chuỗi cây lúa cũng không nhiều.
Vì thế, việc lựa chọn chính sách sẽ theo hướng giảm dần diện tích ở mức đảm bảo các yêu cầu về an ninh lương thực quốc gia và của địa phương; không có những đầu tư trọng điểm vào loại cây trồng này. Dự kiến đến năm 2020, diện tích canh tác lúa khoảng 70.679 ha, trong đó diện tích đất chuyên lúa 48.686 ha.
Theo Danviet
Cần Thơ chia sẻ với Lào kinh nghiệm phát triển nông nghiệp
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn làm việc với Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, sang thăm và làm việc tại thành phố Cần Thơ.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane. Ảnh: TTXVN phát
Chiều 22/6, tại thành phố Cần Thơ, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước do đồng chí Saysomphone Phomvihane, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước dẫn đầu, sang thăm và làm việc tại thành phố Cần Thơ nhằm tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của thành phố Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã thông tin với đồng chí Saysomphone Phomvihane và Đoàn một số điểm nhấn, thành tựu nổi bật của thành phố Cần Thơ và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích khoảng 1.400 km2, dân số khoảng 1,3 triệu người, là địa phương có thế mạnh trung tâm về công nghiệp, thương mại dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 13 tỉnh, thành có khoảng hơn 20 triệu dân, có thế mạnh về lĩnh vực nông nghiệp. Sản lượng lúa chiếm khoảng 56% sản lượng lúa cả nước và 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, vùng còn có thế mạnh nuôi được cá da trơn xuất khẩu, với 95% lượng cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2018, Đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu cả nước về sản lượng lúa, tôm, cá tra và trái cây (sản lượng lúa 24,5 triệu tấn, chiếm 56% cả nước; tôm đạt 623.000 tấn, chiếm 70%; cá tra đạt 1,41 triệu tấn, chiếm 95%; trái cây đạt 4,3 triệu tấn, chiếm 60%). Kim ngạch xuất của 4 mặt hàng trên đạt 8,43 tỷ đô la Mỹ chiếm 43,2% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của cả nước.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: Hiện nay, Việt Nam đang hỗ trợ Lào đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Cần Thơ nói riêng luôn sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với Lào kinh nghiệm quý báu trong phát triển nông nghiệp.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn mong muốn với vai trò, uy tín của mình, đồng chí Saysomphone Phomvihane sẽ quan tâm tác động với các ngành hữu quan tiếp tục chăm lo các cơ sở pháp lý cho người gốc Việt ở tại Lào có đủ điều kiện học tập, làm ăn, sinh sống. Đồng thời, bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm của đồng chí Saysomphone Phomvihane cùng đoàn cấp cao sẽ gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp trong lĩnh vực phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Saysomphone Phomvihane cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu cùng những lời chúc tốt đẹp của đồng chí Trần Thanh Mẫn đối với quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào -Việt Nam và hai tổ chức Mặt trận hai nước.
Đồng chí Saysomphone Phomvihane đánh giá cao với những kết quả cũng như những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong suốt thời gian qua của Đảng cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, thực hiện công cuộc đổi mới cũng như công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước và chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kinh tế Việt Nam phát triển liên tiếp tốc độ phát triển cao và ổn định. Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định chính trị vững chắc, vai trò vị thế của Việt Nam ngày càng nâng cao trên trường khu vực và quốc tế. Đồng chí Saysomphone Phomvihane chúc mừng Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Đồng chí Saysomphone Phomvihane cho biết, sau khi về nước sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn các vấn đề hợp tác đã bàn bạc trong chuyến đi này và mong muốn các tỉnh, thành phố giữa hai nước sẽ có những hợp tác thực tế nhiều hơn. Trước mắt, Lào muốn mời các chuyên gia của thành phố Cần Thơ sang khảo sát tại Lào trong các lĩnh vực sản xuất lúa, cây ăn quả và nuôi thủy sản. Sau đó, hai bên sẽ bàn bạc thống nhất và cùng tiến hành triển khai các dự án hợp tác tiếp theo, lựa chọn các biện pháp phù hợp nhất để thực hiện các dự án hợp tác tại Lào.
Đồng chí Saysomphone Phomvihane mong muốn trong quá trình hợp tác, Việt Nam sẽ truyền đạt, chuyển giao các kỹ năng, kỹ thuật cao cho phía Lào. Lào sẽ đóng góp một số nguồn vốn về đất đai, tìm kiếm thị trường tại Việt Nam.
Đồng chí Saysomphone Phomvihane (bên phải) tìm hiểu về mô hình cánh đồng lớn tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Ảnh: TTXVN phát
Dịp này, đồng chí Saysomphone Phomvihane đã đến tham quan Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ (Bệnh viện đột quỵ, tim mạch Cần Thơ). Tại đây Đoàn đã tìm hiểu về kinh nghiệm đầu tư, đào tạo nhân lực bệnh viện, việc tuyên truyền người dân phòng tránh bệnh đột quỵ, đồng thời mong muốn phía bệnh viện quan tâm hỗ trợ các địa phương của Lào trong xây dựng bệnh viện và đào tạo đội ngũ y, bác sĩ.
Đoàn đã tham quan, tìm hiểu mô hình cánh đồng lớn, liên kết sản xuất lúa tại Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An, huyện Cờ Đỏ.
Đồng chí Saysomphone Phomvihane và Đoàn cũng tìm hiểu thêm về việc ký kết bao tiêu, hỗ trợ của doanh nghiệp cho người dân trong sản xuất, kỹ thuật canh tác "3 giảm, 3 tăng" và "1 phải, 5 giảm" và chào xã giao lãnh đạo thành phố Cần Thơ.
Thanh Liêm (TTXVN)
Theo Tintuc
Sản xuất thuận thiên, biến đất 9 rồng thành vùng du lịch nông nghiệp Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tạo ra động lực giúp các địa phương trong vùng thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), ở đó tinh thần "thuận thiên" được phát huy cao độ. Thuận thiên sẽ...