Trong lĩnh vực “tam nông”, vốn tín dụng của Agribank chiếm gần 2 triệu tỷ đồng
Tính đến 30/6/2020, Agribank có tổng tài sản đạt trên 1,46 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,35 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ và đầu tư đạt trên 1,33 triệu tỷ đồng, trong đó cho vay nền kinh tế đạt trên 1,135 triệu tỷ đồng. Vốn tín dụng Agribank chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam và chiếm trên 50% thị phần dư nợ lĩnh vực này của toàn ngành ngân hàng, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.
Theo ông Tiết Văn Thành, Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc Agribank cho biết: Từ đầu năm đến nay, Agribank đã triển khai kịp thời chủ trương, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19. Cụ thể, đã thực hiện đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đối với khách hàng, ban hành và triển khai quy định nội bộ hướng dẫn Thông tư số 01/2020/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid 19.
Tính đến 30/6/2020, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN là 43.069 tỷ đồng, trong đó: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: trên 35.000 tỷ đồng cho gần 9.000 khách hàng; miễn giảm lãi đến 8.000 tỷ đồng cho gần 1.000 khách hàng. Doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid: 20.560 tỷ đồng với trên 9.000 khách hàng, trong đó doanh số giải ngân chương trình 100.000 tỷ đồng đạt trên 14.000 tỷ đồng. Hạ lãi suất đối với các khoản vay hiện hữu là 45.085 tỷ đồng, trong đó hạ lãi suất đối với dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là 10.370 tỷ đồng với gần 10.000 khách hàng.
Video đang HOT
Đồng thời, đẩy mạnh triển khai chương trình tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng với lãi suất giảm từ 0,5% – 2,5%/năm so với mức thông thường; thực hiện các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh theo Chỉ thị số 02/CT-NHNN; tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tín dụng năm 2020; tiếp tục triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp pháp của người dân, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen…
Theo đó, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN là 43.069 tỷ đồng, trong đó: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: trên 35.000 tỷ đồng cho gần 9.000 khách hàng; miễn giảm lãi đến 8.000 tỷ đồng cho gần 1.000 khách hàng. Doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid: 20.560 tỷ đồng với trên 9.000 khách hàng, trong đó doanh số giải ngân chương trình 100.000 tỷ đồng đạt trên 14.000 tỷ đồng. Hạ lãi suất đối với các khoản vay hiện hữu là 45.085 tỷ đồng, trong đó hạ lãi suất đối với dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là 10.370 tỷ đồng với gần 10.000 khách hàng.
Trong điều kiện khó khăn chung, thế giới đang tiếp tục phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19, với quyết tâm cùng Chính phủ, ngành Ngân hàng và hệ thống chính trị thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phát triển kinh tế – xã hội trong “trạng thái bình thường mới”, Agribank xác định những tháng cuối năm 2020 là giai đoạn “nước rút” quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh doanh của cả năm 2020.
Với những kết quả tích cực đạt được trong thời gian qua, trên cơ sở bám sát định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt cùng với sự nỗ lực, đoàn kết, quyết tâm, đồng lòng của toàn hệ thống, Agribank tiếp tục phấn đấu để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2020, giữ vững vị thế ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, đóng góp lớn phục vụ sự nghiệp phát triển “tam nông”.
Sẽ bổ sung 3500 tỷ đồng vốn điều lệ cho Agribank từ ngân sách?
Trong phiên họp sáng 8/6, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Agribank). Theo đó, Ủy ban Kinh tế nhất trí với đề xuất của Chính phủ bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019.
Về sự cần thiết tăng vốn điều lệ cho Agribank, Ủy ban Kinh tế tán thành với sự cần thiết tăng vốn điều lệ cho Agribank. Agribank là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Agribank bị suy giảm do tốc độ tăng vốn điều lệ luôn thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản. Do đó, việc tăng vốn điều lệ cho Agribank sẽ góp phần tăng năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, tăng cường vai trò và đóng góp của Agribank cho nền kinh tế, phù hợp với quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Agribank sẽ được bổ sung 3500 tỷ đồng vốn điều lệ?
Về cơ sở pháp lý của việc tăng vốn điều lệ cho Agribank, Theo Ủy ban Kinh tế, Agribank là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, không phải là loại hình "ngân hàng chính sách" theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, nên việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank không thuộc đối tượng điều chỉnh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư công.
Với địa vị pháp lý trên, nếu không được tăng vốn điều lệ trong năm 2020, Agribank sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ủy ban Kinh tế cho rằng, Agribank là đối tượng được đầu tư bổ sung vốn điều lệ, thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Về thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập. Do vậy, thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank là của Thủ tướng Chính phủ.
Về mức vốn và nguồn bổ sung vốn điều lệ, theo báo cáo của Chính phủ và phương án bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2019-2021, phương thức xác định mức vốn điều lệ bổ sung cho Agribank là 3.500 tỷ đồng được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định số 91. Theo báo cáo của Chính phủ, do các nguồn khác không có khả năng bố trí nên Chính phủ đề nghị bổ sung từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019.
Ủy ban Kinh tế nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2019 theo Nghị quyết số 936 của UBTVQH, đồng thời cần báo cáo Quốc hội về việc bổ sung vào dự toán chi NSNN năm 2020 để bảo đảm quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Vietcombank, VietinBank, Agribank dự kiến giảm bao nhiêu lợi nhuận để hạ lãi suất? Lãnh đạo 3 ngân hàng cho biết dự kiến chấp nhận giảm hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận để hạ lãi suất, chia sẻ khó khăn với khách hàng. Tại hội nghị của Ngân hàng Nhà nước ngày hôm qua (22/4), ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho rằng, về việc giảm lãi suất, mỗi tổ chức tín dụng sẽ có...