Trồng lan – vừa làm vừa chơi, mỗi năm bỏ túi 150 triệu đồng
Xuất phát từ niềm đam mê, sau 3 năm nghiên cứu kỹ thuật trồng lan, anh Nguyễn Trọng Dũng, ở khối 9, thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hiện sở hữu vườn lan đẹp mắt, có giá trị lớn.
Anh Dũng thổ lộ anh vốn đam mê phong lan từ nhỏ, nên năm 2013, sau khi tốt nghiệp đại học ngành tài chính ngân hàng, anh không ở lại Thủ đô tìm việc mà về quê lập nghiệp. Những ngày đầu, anh lên rừng tìm cây lan về trồng và đến các tỉnh bạn tìm mua các loại lan rừng quý hiếm để nhân giống. Do thiếu kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc lan nên anh nhân giống không thành công.
Thất bại nhưng không nhụt ý chí, anh miệt mài tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Dần dần, anh nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống từng loại lan. Với diện tích vườn chỉ có 80m2 nhưng nhờ khéo léo bố trí, sắp xếp khoa học, hiện nay vườn nhà anh có tới 250 giò lan của gần 20 giống lan các loại. “Riêng tại địa bàn huyện Tân Kỳ có loại lan quế Lan Hương rất đẹp. Đây là giống lan đặc trưng của địa phương, hoa nở vào tháng 8, mùi hương rất quyến rũ, thơm tựa mùi quế…”- anh Dũng thổ lộ.
Anh Nguyến Trọng Dũng hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc hoa lan rừng. Ảnh: Cẩm Tú
Video đang HOT
Bằng bàn tay khéo léo, chăm sóc công phu, tỉ mẩn cộng với niềm đam mê, giờ đây anh Dũng đang có những giò phong lan quý hiếm với nhiều loại, nhiều kiểu dáng khác nhau, được bạn hàng các nơi ưa chuộng. Giá bán mỗi giò phong lan tùy vào sự quyến rũ, quý hiếm của từng loài, thấp nhất là 300.000 đồng, cao nhất tới vài triệu đồng. Anh Dũng chia sẻ: “Trồng lan vừa giúp mình thỏa mãn niềm đam mê, vừa đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Vừa chơi, vừa làm, nhưng mỗi năm tôi cũng có khoảng 150 triệu đồng từ vườn lan…”.
Theo anh Dũng, điểm đặc trưng của phong lan rừng là có sức sống bền bỉ. Phong lan rừng đưa về trồng trong vườn thường ưa sống trên thân cây nhãn, vú sữa, nở hoa chủ yếu vào tháng 2, tháng 3 hàng năm. Hiện nay nhiều khách hàng không chỉ tìm đến nhà anh Dũng để mua lan mà còn để học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc lan.
Theo Danviet
Trồng lan cắt cành thu gần 3 triệu đồng mỗi ngày
Với 3.400 cây phong lan Mokara cắt cành, trong đó 1.500 cây đã cho thu hoạch, trồng trên phạm vi 1.000m2 tại tổ 16B phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng), mấy tháng qua anh Lê Thành Trung thu đều hơn 100 bông/ngày.
Với giá 13 - 15 nghìn đồng/bông, ngày nào chàng cử nhân trẻ này cũng có trong tay khoảng 1 triệu đồng tiền lãi.
Lê Thành Trung đến với nghề trồng hoa rất tình cờ. Chả là, trong một lần vào thăm bạn tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, được bạn dẫn tham quan các mô hình trồng hoa và anh nhận thấy trồng phong lan Mokara cắt cành không chỉ "hái ra tiền" mà còn làm đẹp cho đời.
Lê Thành Trung (người ngồi) bên vườn lan của mình.
Thế rồi, không bỏ lỡ cơ hội, anh lưu lại ít ngày học hỏi kinh nghiệm và đặt hàng mua cây giống với ý định sẽ triển khai mô hình tại Đà Nẵng. Ít lâu sau, chia tay công việc đang làm với cương vị Phó phòng Kế toán của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch với mức lương 7 - 8 triệu đồng/tháng, anh đến với nghề trồng hoa.
Được chính quyền địa phương và nhất là Hội Nông dân phường Hòa Xuân động viên, khuyến khích, tạo cơ hội về đất, vốn vay, anh mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng xây dựng nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, mua cây giống về trồng.
Đầu năm 2016, khi nhà lưới vừa dựng, những luống đất đã phủ lớp vỏ đậu phộng khá dày, anh Trung trồng 1.500 cây. 3 tháng sau, anh trồng tiếp 1.900 cây, để rồi đến nay vườn hoa lọt thỏm giữa khu dân cư ấy xanh ngắt, ngày nào cũng điểm tô bởi những bông đủ màu sắc.
Đến khá nhiều vườn trồng Mokara cắt cành trên địa bàn Đà Nẵng và Quảng Nam, song ít vườn nào cây mập, lá xanh, bông trổ đều như vườn lan của anh Trung. Hỏi về bí quyết để có những cây phong lan to khỏe, lá xanh tràn đầy sức sống ấy, chàng cử nhân tiếp cận nghề trồng hoa chưa lâu này cho biết, yếu tố quan trọng nhất trong trồng loài hoa cắt cành này là cây giống phải to khỏe và kỹ thuật bón phân thích hợp.
"Trồng loài hoa này ít tốn thời gian chăm sóc, nhưng thu lợi hơn hẳn các loài hoa khác. Khi cây đã lên xanh tốt, đến kỳ cứ thế trổ bông. Nhiều hôm, thả sức làm việc khác mà không cần ngó ngàng đến mà vẫn yên tâm, bởi biết chắc hệ thống tưới tự động đáp úng đủ độ ẩm cần thiết. Bón phân phù hợp sẽ điều tiết được thời kỳ trổ bông của cây. Với kinh nghiệm đã có, dứt khoát vụ hoa tết năm nay, cả 3.400 cây này sẽ đồng loạt trổ bông. Khi đó mỗi ngày sẽ cắt trên 200 bông, trị giá gần 3 triệu đồng. Trừ chi phí lãi ròng trên dưới 2 triệu", Lê Thành Trung tư tin cho biết thêm.
Chưa dừng lại ở đó, chủ vườn hoa này đang có kế hoạch mở rộng quy mô. Theo kế hoạch, năm tới sẽ đưa hơn 1.000 cây gióng nữa về trồng. Anh Hồ Đắc Lành, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Xuân rất phấn khởi khi nhận thấy chỉ mới gần 1 năm triển khai, hiệu quả kinh tế từ việc trồng Mokara cắt cành rất cao và ổn định.
Anh Lành cho biết, chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng sau giải tỏa của địa phương đã đem lại kết quả lạc quan. Hiện nay, ở Hòa Xuân, đất dự án chưa triển khai rất lớn, hội sẽ tạo điều kiện cho các hội viên. Lâu nay, mô hình của anh Trung là điểm đến tham quan học tập của nông dân địa phương. Dứt khoát năm tới sẽ có vài ba mô hình tương tự ra đời.
Hỏi về khâu tiêu thụ sản phẩm, anh Trung cho biết, ngày nào khách hàng cũng đến tận vườn, chọn bông cắt và thanh toán gọn. Ở thành phố gần triệu dân, nhu cầu hoa tươi rất lớn. Với loài hoa này, vài ba chục vườn chưa thấm vào đâu so với nhu cầu của khách hàng. Nói, trồng phong lan Mokara cắt cành là hoạt động kinh tế "hái ra tiền", không sai.
Theo Nguyễn Cầu (Nông Nghiệp Việt Nam)
Địa lan Sa pa Loài hoa giúp nông dân làm giàu Nếu ai có dịp qua xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai hỏi bà con nông dân nơi đây cây trồng nào đang giúp bà con làm giàu, chắc chắn mọi người sẽ nhận được câu trả lời: "muốn làm giàu phải bắt đầu từ trồng cây hoa địa lan". Hoa địa lan Sa Pa một loại cây mang lại giá...