Trồng kiệu hương ngon “hết ý”, nhà nông Đà thành khấm khá
Trồng kiệu hương là nghề truyền thống của bà con nông dân xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng. Trải qua nhiều thăng trầm nhưng nghề trồng loại cây đặc sản này vẫn mãi gắn bó với người dân nơi đây.
Nghề cha truyền con nối
Theo ông Nguyễn Tấn Phát – Chủ tịch UBND xã Hòa Nhơn, nghề trồng kiệu hương là nghề cha truyền con nối, gắn bó với nhiều đời của nông dân ở Hòa Nhơn từ hàng trăm năm nay. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, nghề trồng kiệu hương đang có nguy cơ bị mai một.
Từ năm 2016 đến nay, được sự hỗ trợ đầu tư của Sở NNPTNT TP.Đà Nẵng, địa phương quyết tâm khôi phục nghề trồng kiệu hương, nhằm lưu giữ giống cây trồng truyền thông, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Xã Hòa Nhơn hiện có 62 hộ trồng kiệu hương, với diện tích 3ha. Ảnh: Vy Hậu – Báo Công An Đà Nẵng.
Theo ông Phát, hiện toàn xã có 62 hộ tham gia trồng kiệu hương, với diện tích sản xuất là hơn 3ha, trung bình mỗi năm cho ra thị trường khoảng hơn 20 tấn kiệu hương. Mỗi hộ tham gia trồng kiệu hương thu nhập bình quân khoảng 60 – 70 triệu đồng/hộ/năm, qua đó cải thiện phần nào cuộc sống, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân ở xã Hòa Nhơn.
Các hộ trồng kiệu hương có thu nhập từ 60-70 triệu đồng/hộ/năm.
Các hộ dân trồng kiệu hương cho biết, trước đây kiệu hương được trồng 2 vụ, vụ Xuân Hè chủ yếu sản xuất giống để cung cấp nguồn giống cho sản xuất vụ chính là vụ Đông Xuân. Tuy nhiên theo định hướng của xã, để đảm bảo sản phẩm được cung cấp ra thị trường thường xuyên, bà con nông dân đã triển khai luân phiên xuống giống trong năm (không kể vụ, chủ yếu lựa chọn địa điểm phù hợp để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm), và vụ chính vẫn là vụ Đông Xuân.
Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch từ 4 – 5 tháng, vụ Đông Xuân bắt đầu xuống giống từ tháng 8 và thu hoạch trong tháng 12, có thể đến tháng 1, tháng 2 năm sau.
Món kiệu hương muối chua ngọt ăn với bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống không thể thiếu trong gia đình vào ngày Tết.
Video đang HOT
Là một trong những hộ trồng kiệu hương lâu năm tại xã Hòa Nhơn với diện tích 1.000m2, ông Phan Tham (ở thôn Thạch Nham Tây) cho biết, sau thời gian bị mai một, những năm qua xã Hòa Nhơn đã chủ trương phục hồi nghề truyền thống này. Được sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, cũng như chính quyền địa phương, bản thân ông cùng nhiều hộ dân trong xã muốn đầu tư làm kinh tế từ cây kiệu hương với diện tích lớn hơn.
Sản phẩm kiệu hương Hòa Nhơn đã tham gia nhiều hội chợ, để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
“Với việc trồng kiệu hương như thế này, hàng năm đem lại thu nhập cho gia đình tôi khoảng hơn 60 triệu đồng/năm. Đây là thu nhập tương đối tốt, ổn định và nhờ trồng kiệu hương mà gia đình tôi đã cải thiện được cuộc sống, vươn lên thành hộ khá giả..”. – ông Tham hồ hởi nói.
Xây dựng thành sản phẩm OCOP
Một hộ trồng kiệu hương tiêu biểu khác, là hộ bà Nguyễn Thị Bông, trồng với diện tích hơn 1.000m2 (ở thôn Thạch Nham Tây), bà Bông cho biết, nghề trồng kiệu hương không quá khó nhưng phải chăm sóc kỹ, sau khi trồng được 1 tháng thì lo dọn cỏ; từ tháng thứ hai vừa làm cỏ, cuốc chân, vừa bỏ phân mới.
Năm nào gia đình bà cũng trồng cả 2 vụ Xuân Hè và Đông Xuân. Một vụ trồng khoảng 4 tháng mới cho ra cây kiệu để thu hoạch, mỗi kg bán ra thị trường có giá 30 nghìn đồng. Hiện nay, ngoài trồng kiệu hương, bà Bông còn chế biến các sản phẩm làm từ kiệu hương sau thu hoạch.
Kiệu hương tươi sau khi thu hoạch có giá bán hơn 30 nghìn đồng/kg.
“Người dân ở đây bên cạnh sản phẩm trồng ra bỏ mối cho các tiểu thương ở chợ, họ còn làm món kiệu hương muối chua ngọt ăn với bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống không thể thiếu trong gia đình vào ngày Tết…”, bà Bông chia sẻ.
Ông Phát cho biết thêm, để đưa sản phẩm kiệu hương thành sản phẩm OCOP, địa phương đã mở rộng diện tích trồng. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn phát triển sản xuất, địa phương hỗ trợ bà con về giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật, phân công cán bộ theo dõi, bám sát mô hình ngay từ lúc triển khai; hỗ trợ tập huấn sản xuất, sơ chế, chế biến các sản phẩm được làm từ kiệu hương, nhất là tập huấn, triển khai sản xuất kiệu hương đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP.
Nghề trồng kiệu hương đang dần khôi phục và phát triển thành sản phẩm OCOP.
Phối hợp với các đơn vị hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, mã Qrcode, truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Hỗ trợ các máy móc, thiết bị phục vụ cho sơ chế, chế biến kiệu hương: Máy sấy, máy đóng hộp, máy khò nhãn, bao bì, nhãn mác,… Xúc tiến hỗ trợ xây dựng, cấp chứng nhận GlobalGAP cho cơ sở chế biến kiệu hương.
“Theo định hướng của xã, để đưa sản phẩm kiệu hương trở thành sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, tháng 8/2019 xã đã xúc tiến thành lập Tổ hợp tác kiệu hương Hòa Nhơn. Tổ hợp tác ra đời là cơ sở để bà con yên tâm sản xuất, nhằm xây dựng, khôi phục lại nghề trồng kiệu hương truyền thống cho địa phương. Việc xây dựng tổ hợp tác đã giúp bà con liên kết, hỗ trợ sản xuất, đồng thời giải quyết được lao động, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân…”, ông Nguyễn Hữu Khánh – Tổ trưởng Tổ hợp tác kiệu hương Hòa Nhơn cho hay.
Theo Danviet
Hội An: Những đặc sản nào sẽ xây dựng thành sản phẩm OCOP?
Dù mới triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), thế nhưng TP.Hội An (Quảng Nam) đã tận dụng được lợi thế từ các sản phẩm dịch vụ du lịch, các đặc sản sẵn có để xây dựng thành các sản phẩm chất lượng và đạt chuẩn OCOP.
Đặc sản thành sản phẩm OCOP
Thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, TP.Hội An đã ban hành kế hoạch phát triển 6 nhóm sản phẩm với 21 sản phẩm. Riêng trong năm 2018 vừa qua, thành phố đã hỗ trợ thực hiện 3 sản phẩm thuộc 2 nhóm gồm: bánh đậu xanh của cơ sở sản xuất bà Nguyễn Thị Bông ở xã Cẩm Hà; tương ớt của Công ty TNHH Đại Chí Foods (nhóm thực phẩm) và lồng đèn của Công ty TNHH DV Hoa Nam (thuộc nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí)...
Đặc sản tương ớt của Công ty TNHH Đại Chí Foods đã được công nhận đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh.
Trong số 3 sản phẩm đăng ký, 2 sản phẩm lồng đèn của Công ty TNHH DV Hoa Nam và đặc sản tương ớt của Công ty TNHH Đại Chí Foods đã được công nhận đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh. Riêng sản phẩm bánh đậu xanh của cơ sở sản xuất bánh đậu xanh bà Nguyễn Thị Bông do hạn chế về tiêu chí bao bì nên chưa đạt và hiện nay đã được cơ sở tiếp tục đầu tư nâng cấp để gửi hồ sơ xét công nhận sản phẩm OCOP trong năm 2019.
Năm 2018 vừa qua, thành phố đã hỗ trợ thực hiện 3 sản phẩm thuộc 2 nhóm gồm: bánh đậu xanh, tương ớt (nhóm thực phẩm) và lồng đèn (thuộc nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí).
Anh Võ Đình Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Hoa Nam cho biết, đèn lồng là sản phẩm đặc trưng và được xem là hình ảnh quen thuộc của người dân Hội An, việc đèn lồng được công nhận thành sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao không chỉ là vinh dự cho doanh nghiệp mà còn là niềm vui lớn của người dân Hội An.
Dù mới triển khai, nhưng năm 2018, Hội An có 2 sản phẩm đăc trưng được công nhận OCOP gồm: đèn lồng và tương ớt.
"Dù mới triển khai, nhưng năm 2018, Hội An có 2 sản phẩm đăc trưng được công nhận OCOP. Đây là kết quả đáng phấn khởi, góp phần giới thiệu và nâng cấp những sản phẩm mang tính đặc trưng của Hội An, gắn với nghề truyền thống và ẩm thực của vùng đất di sản văn hóa giàu bản sắc.." - Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch UBND TP.Hội An phấn khởi nói.
Tiếp tục nâng cấp các sản phẩm
Theo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM TP.Hội An, quá trình thực hiện Chương trình OCOP đã có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và chủ cơ sở, từ đó đã tạo được sự thống nhất cao và thực hiện khá hiệu quả.
Xây dựng đặc sản bánh đậu xanh thành sản phẩm OCOP trong năm 2019.
Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Đại Chí Foods chia sẻ, quá trình xây dựng sản phẩm tương ớt của công ty thành sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao như hôm nay, ngoài sự nỗ lực rất lớn bản thân doanh nghiệp thì công ty nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ Ban chỉ đạo, chính quyền địa phương. Đặc biệt, Phòng Kinh tế thành phố Hội An đã hỗ trợ tích cực về máy móc thiết bị, thiết kế bao bì, câu chuyện sản phẩm, công bố chất lượng, mã vạch, mã code... cho đơn vị.
Sợi mì khô Cao Lầu được đăng ký xây dựng thành sản phẩm OCOP. Ảnh: Báo Quảng Nam.
Đặc biệt, năm 2018, cùng với việc hỗ trợ 3 cơ sở sản xuất tham gia phương án thí điểm sản xuất sản phẩm OCOP, TP.Hội An đã hỗ trợ 3 điểm bán sản phẩm của 3 cơ sở ở đường Cửa Đại, đường Nguyễn Trường Tộ và đường Cao Hồng Lãnh về giá kệ, trang trí gian hàng, máy móc trang thiết bị phục vụ kinh doanh, lắp đặt bảng hiệu, máy tính tiền tự động... Bên cạnh đó, TP.Hội An cũng đã tổ chức các phiên chợ quê, chợ tết để lồng ghép tiêu thụ sản phẩm, đồng thời kêu gọi các sản phẩm đạt 3 sao của tỉnh tham gia các phiên chợ, tạo sự phong phú các mặt hàng phục vụ nhân dân.
Thời gian tới thành phố Hội An sẽ tiếp tục và luôn đồng hành cùng các cơ sở, doanh nghiệp và hỗ trợ để có thêm nhiều sản phẩm OCOP.
Được biệt, năm 2019 này TP.Hội An sẽ tiếp tục nâng cấp 2 sản phẩm đã được công nhận OCOP (đèn lồng, tương ớt) và xây dựng đặc sản bánh đậu xanh để thành sản phẩm OCOP, đồng thời đầu tư xây dựng thêm hàng loạt các đặc sản, sản phẩm đặc trưng, của các cơ sở, doanh nghiệp đã đưng ký tham gia Chương trình, như: Trà rừng Cù Lao Chàm, Đĩa Chùa Cầu, Sợi mì Cao Lầu, nước mắm...
Ông Nguyễn Thế Hùng cho hay, thành phố sẽ tiếp tục và luôn đồng hành cùng các cơ sở, doanh nghiệp và hỗ trợ để có thêm nhiều sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao (cấp tỉnh) trở lên; đồng thời tiếp tục nâng cấp các điểm bán hàng OCOP với quy mô lớn hơn, tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn toàn tỉnh...
Theo Danviet
Đặc sản bánh tráng được "xuất ngoại" làm quà có gì đặc biệt? Bánh tráng Túy Loan (Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng) có mùi vị thơm ngon, nếu đã một lần thưởng thức loại bánh tráng nướng này thì khó có thể quên hương vị đặc trưng riêng của nó. Đặc biệt, vào những những ngày lễ, Tết nhiều người lại tìm về Túy Loan đặt mua bánh tráng về ăn và làm quà cho...