Trồng khoai tây theo đơn “đặt hàng”, chẳng phải lo đầu ra
Không phải lo chuyện được mùa – mất giá, cũng chẳng phải lo về giống, kỹ thuật, vận chuyển…, đó là chuyện của những hộ trồng khoai tây ở xã Bình Dương, thị xã Đông Triều ( Quảng Ninh) đang tham gia mô hình liên kết “4 nhà”.
Cam kết mua giá tốt
Trước đây, nhiều cánh đồng ở xã Bình Dương chỉ cấy 2 vụ lúa/năm, sau vụ lúa mùa, ruộng đồng thường bị bỏ hoang cho cỏ mọc suốt mấy tháng, lãng phí tài nguyên đất. Nhưng khoảng 5 năm gần đây, khi giống khoai tây Atlantic được trồng thử nghiệm thành công, nhiều hộ dân đã tìm được cây trồng xen canh tăng vụ phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nông dân Bình Dương được mùa khoai tây Atlantic và được doanh nghiệp cam kết bao tiêu. Ảnh: I.T
Theo các hộ trồng khoai tây Atlantic ở xã Bình Dương, trung bình 1ha khoai cho doanh thu từ 75-80 triệu đồng, năm nào tốt còn có thể đạt 100 triệu đồng.
Bắt đầu từ vụ đông năm 2017-2018, thị xã Đông Triều đã nhân rộng mô hình và đã có 11/21 địa phương tham gia trồng với diện tích hơn 182ha.
Bà Trần Thị Hoa – xã viên HTX nông nghiệp xã Bình Dương, thị xã Đông Triều cho biết: “Đây là vụ thứ 2 gia đình tôi tham gia trồng khoai tây Atlantic. Vụ trước, tuy kinh nghiệm gieo trồng chưa có nhiều nhưng vẫn đạt sản lượng rất cao, thu nhập cao hơn hẳn so với trồng lúa. Nên vụ này tôi tiếp tục trồng giống khoai này”.
Video đang HOT
Được biết, từ năm 2012, Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina (Hàn Quốc) phối hợp thị xã Đông Triều đưa cây khoai tây Atlantic vào trồng thí điểm ở một số xã trên địa bàn nhằm mục đích xây dựng vùng nguyên liệu chế biến cho doanh nghiệp.
Riêng xã Bình Dương được trồng trên diện tích 10ha, ở 3 thôn: Bắc Mã 1, Bắc Mã 2 và Đạo Dương. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên sản lượng thu hoạch khoai tây Atlantic ở Bình Dương cao hơn hẳn các xã khác, từ 11-12 tấn/ha, giá trị ước đạt 70-75 triệu đồng/ha.
Orion Vina đã phối hợp Viện Sinh học nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đảm bảo cung cấp cây giống, thuốc vi sinh chống bệnh nấm mốc và hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình trồng chăm sóc, hỗ trợ máy làm đất. Đến thời điểm thu hoạch, Orion Vina và Viện Sinh học nông nghiệp sẽ thu mua theo cơ chế giá cung ứng giống (1kg giống trả bằng 3kg thương phẩm) đảm bảo giá thu mua tối thiểu đạt 6.500 đồng/kg.
Nếu thời điểm thu mua, trên thị trường giá khoai tây biến động thấp hơn 6.500 đồng/kg, công ty sẽ giữ nguyên mức giá đã cam kết. Còn nếu giá thị trường cao hơn, công ty sẽ bàn với HTX Nông nghiệp Bình Dương nâng giá lên nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ông Jung Mun Kyo – Giám đốc nông nghiệp Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina cho biết: Chúng tôi đang tiếp tục phối hợp HTX Dịch vụ nông nghiệp Bình Dương và Viện Sinh học nông nghiệp hỗ trợ người dân để nâng cao chất lượng sản phẩm khoai tây tại đây. Cùng với đó, Viện Sinh học nông nghiệp đang thử nghiệm nhân giống khoai tây Atlantic ở Việt Nam.
Xóa e ngại về liên kết
Ông Nguyễn Văn Phương – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Dương cho biết, giai đoạn trước năm 2016, việc trồng cây khoai tây vụ đông ở đây gặp nhiều khó khăn, người dân e ngại vì lo không có đầu ra, giá bán bấp bênh. Trước thực tế này, xã đã chỉ đạo HTX Nông nghiệp Bình Dương cùng các tổ chức, phòng, ban chuyên môn tăng cường công tác tuyên truyền về hiệu quả mô hình đến với người dân; song song với đó xã phối hợp với doanh nghiệp tổ chức nhiều cuộc tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăm sóc… để người dân hiểu hơn về mô hình.
Đáng mừng là từ vụ đông năm 2017, Công ty Orion Vina đã ký cam kết thu mua khoai với giá 7.200 đồng/kg (tăng 700 đồng/kg so với vụ đông năm 2016).
“Trước khi bước vào vụ trồng khoai hằng năm, công ty đều cử cán bộ xuống tận ruộng tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây, đồng thời hỗ trợ bà con hoàn toàn việc vận chuyển, tiêu thụ. Đây là những điều kiện đảm bảo lợi nhuận cho các hộ trồng khoai tây, giúp bà con yên tâm duy trì liên kết” – ông Phương nói.
Với quy trình liên kết “4 nhà” chặt chẽ trong thực hiện, mô hình trồng khoai tây Atlantic tại Bình Dương đang phát triển rất tốt. Diện tích trồng không ngừng tăng, từ 29,1ha năm 2013, đến năm 2017 đã mở rộng lên 85ha, tại 8/10 thôn, sản lượng đạt 958,7 tấn/vụ, doanh thu khoảng 100 triệu đồng/ha.
Phong trào trồng khoai tây Atlantic không chỉ phát triển ở xã Bình Dương mà còn nở rộ ra nhiều địa phương khác ở thị xã Đông Triều. Chị Vũ Thị Hẹn – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bình Khê, Tổ trưởng Tổ sản xuất trồng khoai tây Atlantic tại cánh đồng Lò Đường, chia sẻ: “Những năm trước, vụ đông trồng cây ngô nhưng hiệu quả thấp. Được sự chỉ đạo của Đảng ủy và địa phương, năm 2017 chúng tôi chuyển sang trồng thử khoai tây Atlantic với diện tích 1,2ha và đã đạt được kết quả ngoài mong đợi”.
Theo đó vụ đông năm 2017, toàn xã Bình Khê trồng thử nghiệm 8ha khoai tây trên những cánh đồng trước đó trồng ngô và cây màu kém hiệu quả thuộc các thôn Phú Ninh, Đông Sơn, Quán Vuông, Trại Mới A và Trại Mới B. Để nâng cao hiệu quả mô hình, xã Bình Khê đã tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ 10% về giống của thị xã; đẩy mạnh vận động bà con thực hiện trồng khoai tây Atlantic theo vùng sản xuất tập trung; hỗ trợ 100% công làm đất…
Nhờ đó, mô hình trồng khoai tây Atlantic ở đây cho hiệu quả cao rõ rệt, và sang năm nay đã trở thành một trong những cây chủ lực trong sản xuất vụ đông ở địa phương.
Theo Danviet
'Hố tử thần' nuốt chửng gần chục cây cam, vải trong vườn nhà dân ở Quảng Ninh
Một hố tử thần rộng hàng chục mét vuông, nuốt chửng gần chục cây cam, vải trong vườn một hộ dân ở thị xã Đông Triều (Quảng Ninh).
Chiều 28/10, thông tin với PV VTC News, ông Lương Văn Đại - Bí thư Đảng ủy, kiểm Chủ tịch UBND xã Hồng Thái Đông (Đông Triều, Quảng Ninh) cho biết, trong vườn nhà chị Đặng Thị Năm, ở làng Tân Lập, xã Hồng Thái Đông vừa xảy ra hiện tượng sụt lún đất tạo thành hố rộng khoảng 30m2, sâu 2-3m chưa rõ nguyên nhân.
Ngay khi nhận được tin báo, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn đến khảo sát, căng dây, cắm biển cảnh báo nguy hiểm. Đồng thời, UBND xã đã báo cáo cơ quan cấp trên, dự kiến trong tuần này, sẽ thành lập đoàn kiểm tra chuyên ngành về tìm hiểu nguyên nhân sụt lún bất thường, để thông báo về hiện tượng trên nhằm có hướng xử lý.
'Hố tử thần' rộng 30m2, nuốt chửng gần 10 cây ăn quả trong vườn một hộ dân.
Ông Lương Văn Đại cho biết thêm, tại địa phương không có nhà máy, xí nghiệp, dự án nào lớn và cũng không có đồi núi gì nên việc xảy ra sụt lún như trên là một hiện tượng lạ chưa từng xảy ra ở địa phương.
Trước đó, khoảng 7h ngày 26/10, chị Đặng Thị Năm ra vườn trồng cam, vải để tưới nước phát hiện khoảng đất rộng hơn 30m2, nằm sát vườn và ao cá, cách nhà ở của gia đình khoảng 30m bị sụt lún sâu khoảng 2-3m, tạo thành một hố rộng, nuốt chửng gần chục cây cam và vải mới trồng của gia đình.
MINH KHANG
Theo VTC
Hà Nội phấn đấu vụ đông 2.500 tỷ Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã nêu ra một số giải pháp như tập trung chỉ đạo điều tiết nước, đảm bảo độ ẩm đất, rút nước đệm phù hợp để sau khi thu hoạch lúa mùa là trồng ngay cây vụ đông. Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Phúc Thọ vừa tổ chức hội...