Trong hoàn cảnh đó tôi gặp lại người anh trai “hờ” mà mình vốn căm ghét bức bối bấy lâu…
Người mổ cho tôi hôm đó không phải ai khác, chính là anh trai “hờ” đó. Vừa mổ bắt con và khâu lại cho tôi, anh ta vừa hỏi tôi đủ chuyện.
Khi còn nhỏ, tôi cũng từng có ba mẹ yêu thương, chăm sóc. Đến khi tôi lên 10, ba tôi phá sản. Mẹ tôi ra đi không lời từ biệt. Ba tôi gây dựng lại sự nghiệp và lấy một người phụ nữ khác.
Mẹ kế của tôi đã từng lập gia đình và có một người con trai, hơn tôi 3 tuổi. Sau khi ba tôi và bà ta kết hôn, con trai bà ấy cũng chuyển đến sống cùng gia đình tôi. Trong khi tôi cứng đầu, không chịu gọi bà ta bằng mẹ vì sự giả tạo của bà ấy. Người con trai kia lại ngoan ngoãn coi ba tôi như cha đẻ và hết lòng nghe lời.
Tuy nhiên, sống trong không khí ngột ngạt ấy, tôi không cảm thấy thoải mái. Khi tôi 16 tuổi, một lần xảy ra xích mích với con trai của bà ta, tôi bị ba giáng một cái tát vào mặt. Chỉ vì anh ta khéo léo đóng kịch nên ba chỉ tin lời anh ta nói mà gạt phăng sự giải thích của tôi.
Lẽ nào anh ta muốn cải thiện mối quan hệ tồi tệ với tôi khi xưa? (Ảnh minh họa)
Tôi bỏ nhà đi, mặc cho ba đi tìm tôi bằng mọi cách. Tôi may mắn được một người cô không có con cưu mang. 25 tuổi, tôi lấy chồng và sinh con với mức sống dư giả.
Tôi không hề có ý định quay lại gia đình đó. Trong ký ức của tôi, hình ảnh về mẹ cũng dần mờ nhạt. Hiện tại, tôi đang mang bầu đứa con thứ hai và sắp đến ngày sinh.
Ngày tôi trở dạ đau đẻ, chồng không có nhà, mẹ chồng đang đi chùa ở xa. Tôi tự gọi xe đến bệnh viện. Đến khi vào khám, tôi nhận ra bác sĩ trực ban chính là… anh trai “hờ” của tôi.
Video đang HOT
Khi nhận ra tôi, anh ta nhìn tôi bằng ánh mắt bất ngờ. Lúc đó tôi quên hẳn mọi thứ xung quanh và ôm bụng đau đớn. Anh ta nói rằng trường hợp của tôi cần phải mổ gấp vì cạn nước ối, dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Anh ta bảo tôi gọi người nhà làm thủ tục, tôi nói không có ai ở đây. Anh ta đành tự đi làm giúp tôi còn tôi được y tá đẩy vào phòng mổ.
Người mổ cho tôi hôm đó không phải ai khác, chính là anh trai “hờ” đó. Vừa mổ bắt con và khâu lại cho tôi, anh ta vừa hỏi tôi sinh con thứ mấy, gia đình chồng thế nào? Đối xử với tôi ra sao? Có ý định đẻ nữa không? Sao đi đẻ một mình?…
Vừa mổ bắt con và khâu lại cho tôi, anh ta vừa hỏi tôi đủ chuyện. (Ảnh minh họa)
Lúc đó tôi rất bực mình, chỉ muốn anh ta tập trung vào chuyên môn. Tôi không muốn trả lời mà nhắm mắt lại, vậy là một y tá gọi tôi: “Chị mệt hả? Chị thấy thế nào? Không mệt thì chị trả lời bác sĩ đi”. Lúc đó tôi còn cho rằng anh ta thật lắm chuyện, tôi đâu cần anh ta quan tâm.
Sau khi rời khỏi phòng hậu phẫu, trở lại phòng hồi sức thì mẹ chồng và chồng tôi đã đến. Tôi đưa mắt nhìn xung quanh và thấy anh trai “hờ” đang đứng nhìn chúng tôi mỉm cười.
Vài ngày sau, khi hồi dần sức khỏe, tôi được anh ta mang đến rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng. Hằng ngày, anh ta đến bệnh viện đều qua chỗ tôi hỏi thăm con tôi. Nhà chồng tôi rối rít cảm ơn người bác sĩ ấy, riêng tôi không nói lời nào nên mọi người đều thấy lạ.
Anh ta hành động như vậy là có ý gì? Lẽ nào anh ta muốn cải thiện mối quan hệ tồi tệ với tôi khi xưa? Nhưng chẳng có lí do nào khiến anh phải làm như vậy cả.
Tôi nửa muốn cảm ơn anh ta vì ca mổ đẻ khó khăn của mình, nửa không muốn giáp mặt với bất kỳ ai trong gia đình đó. Liệu tôi có nên trực tiếp nói chuyện với anh ta để giải tỏa nỗi bức bối trong lòng tôi bao lâu nay không?
Theo Afamily
Tôi không muốn nhìn thấy cha đẻ hiện diện trong đám cưới của mình
Nhưng mẹ tôi thì buồn lắm. Bà trách tôi hận dai thù sâu ngay chính cha đẻ của mình.
Ngay từ nhỏ tôi đã chịu sự soi mói, phán xét từ các bạn cùng lớp. Thậm chí có người còn thẳng thừng từ chối khi cô xếp ngồi chung bàn với tôi. Tất cả chỉ vì tôi không có ba.
Tôi đã khóc không biết bao nhiêu lần và hỏi mẹ hàng trăm lần rằng ba tôi đâu? Mẹ tôi chỉ ôm tôi và tôi cảm nhận được vai mẹ run lên. Mẹ cũng khóc. Hồi đó hai mẹ con tôi sống khổ sở lắm. Tôi đã từng ao ước một lần được ba ôm, bồng bế. Mỗi lần nhìn thấy bạn bè được ba đưa đi học hay mua cho thứ này thứ kia là tôi lại đỏ hoe mắt. Tôi thèm lắm, từng thèm lắm một người cha.
Và rồi tôi cũng biết được cha mình là ai. Đó là khi mẹ tôi dẫn tôi đến nhà ba vì đám tang bà nội. Năm đó tôi được 10 tuổi. Vừa thấy mẹ con tôi đến, một người phụ nữ hung dữ chạy xộc đến chỉ mặt mẹ tôi mắng "Mày dẫn thứ con hoang này đến đây làm gì?" Câu nói đó tôi vẫn nhớ mãi đến tận hôm nay.
Hai mẹ con tôi cứ dựa vào nhau mà sống. (Ảnh minh họa)
Mẹ tôi yếu ớt nói muốn để cháu thắp cho bà nội nó một nén hương, dù gì thì tôi cũng là cháu bà. Nhưng chưa kịp để tôi cầm cây hương thì người đàn bà kia đã nắm tay kéo mẹ con tôi xềnh xệch ra cổng. Và tôi thấy một người đàn ông đứng bên trong nhìn theo. Tôi nghe mọi người nói đó chính là ba tôi.
Sau lần bị "vứt" ra khỏi căn nhà đó trước ánh mắt dửng dưng của ông ta, tôi bỗng nhiên chẳng còn thèm ba, chẳng còn muốn gặp ba nữa. Từ đó về sau, tôi chỉ có mẹ. Tôi cũng không bao giờ hỏi mẹ về ba mình. Hai mẹ con tôi cứ dựa vào nhau mà sống.
Để chứng minh cho mọi người thấy không có ba, tôi vẫn thành công, vẫn giỏi giang, tôi đã học ngày học đêm. 12 năm trên ghế nhà trường tôi luôn là học sinh xuất sắc và năm nào cũng nhận học bổng. Sau đó tôi thi đậu vào học viện báo chí và rồi trở thành biên tập viên của một đài truyền hình tỉnh.
Thấy tôi thành đạt và xuất hiện trên ti vi, người đàn ông ấy có đến tìm mẹ tôi vài lần. Tôi không biết họ nói gì nhưng tôi chẳng thèm nhìn ông ấy. Ông ấy không xứng để tôi gọi bằng tiếng ba thiêng liêng.
Gần cưới nhưng mẹ con tôi vẫn chưa thống nhất được chuyện có nên mời ông ấy không? (Ảnh minh họa)
Nghe mẹ tôi kể lại, ông ấy muốn gửi cho tôi ít tiền nhưng tôi từ chối thẳng thừng. Tôi nói mẹ hoặc đem trả lại hoặc đem vứt vào nhà ông ấy giúp tôi. Chết đói tôi cũng không nhận. Qua bao nhiêu cay đắng tủi hờn rồi, tôi còn cần mấy đồng tiền này nữa sao?
Tháng sau tôi cưới. Chồng tôi là con trai một gia đình giàu có bề thế. Mẹ tôi ngỏ ý muốn mời ông ấy đến dự tiệc với vai trò một người cha. "Dù gì đó cũng là người đã tạo ra con". Mẹ tôi nói.
Nhưng tôi không muốn. Tôi muốn để cậu mình đứng ở vị trí ấy. Tôi thậm chí còn không muốn ông ấy hiện diện trong đám cưới của tôi. Nhưng mẹ tôi thì buồn lắm. Bà trách tôi hận dai thù sâu ngay chính cha đẻ của mình. Tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Ngày cưới thì gần kề mà tôi và mẹ vẫn chưa thống nhất được chuyện này. Theo mọi người tôi có nên mời ông ấy cho phải phép không?
Theo Afamily
Mộ anh trai bỗng sinh đâu ra ụ mối đầu người làm tổ, đêm đến em trai nằm mơ... Không biết ụ mối mọc lên trên phần mộ từ bao giờ chỉ biết người anh trai chết trẻ sau 5 năm mới về báo mộng, vừa ra tới mộ thì... ảnh minh họa Bố mẹ sinh ra được 3 anh em trai nhưng số phận mỗi người lại khác nhau. Tuấn và em út Hiệp đều có công việc ổn định và...