Trồng hoa huệ và hoa lily, lão nông U70 có thu nhập cực tốt
Bỏ trồng lúa, lão nông Dương Văn Chích (68 tuổi) ở thôn Tân Sơn, xã Tân Tiến, TP. Bắc Giang chuyển sang trồng hoa huệ và hoa lily. Hiệu quả không ngờ, mỗi tháng lão ông thu về từ 50-60 triệu đồng.
Vườn hoa lily hơn 1 mẫu với tổng vốn đầu tư gần 100 triệu của ông Chích (Ảnh nhân vật tự cung cấp).
Trồng không đủ bán, thu nhập tốt
Từng là cựu thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hòa bình lập lại ông Chích trở về quê hương sinh sống. Có sẵn hơn 1 mẫu đất thừa hưởng từ bố mẹ, ông trồng lúa, trồng rau. Dù hết sức chăm chỉ nhưng cuộc sống gia đình ông Chích vẫn rất khó khăn.
Năm 2007, ở tuổi 57 ông Chích đã bớt lo toan hơn bởi các con ông đều đã trưởng thành, xây dựng gia đình riêng. Lúc này, ông lão quyết tâm phát triển nghề nông. Ông lão tìm hiểu các mô hình phát triển kinh tế qua sách, báo. Lão nông trải lòng, hiệu quả kinh tế từ trồng lúa, hoa màu không cao, không gian đất trồng ngày càng hạn hẹp do sự phát triển của thành phố.
Lão nông Dương Văn Chích chăm sóc hoa huệ. Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Qua tìm hiểu ông Chích nhận thấy hoa huệ và hoa lily dễ trồng, ít bệnh hại lại thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương. Vậy là, ông Chích quyết định bỏ lúa chuyển đổi trồng hoa huệ, hoa lily. Ông Chích đã mạnh bạo đầu tư gần 100 triệu đồng mua hơn 4.000 cây giống hoa huệ, hoa lily về trồng.
Ông Dương Văn Chích vẫn hàng ngày tìm tòi các giống hoa ly mới với mong muốn nhân rộng mô hình hoa đan xen theo mùa. Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Cần mẫn chăm sóc khu ruộng hoa, bao nhọc nhằn của lão ông cũng được đền đáp xứng đáng. Ngay vụ hoa đầu tiên ông đã thắng lợi, thu về khoản tiền lớn. Cựu chiến binh Dương Văn Chích cho biết, tùy thời điểm giá bán hoa huệ dao động từ 2.000- 2.500 đồng/bông. Mỗi vụ ông Chích thu hơn 20.000 bông hoa huệ, tính ra ông thu nhập từ 30-40 triệu đồng/ tháng.
Video đang HOT
Ngoài ra, trồng thêm hoa lily trong 3 tháng vụ Đông, ông Chích thu được thêm hàng trăm triệu đồng/ vụ. Theo đó, tổng thu nhập từ trồng 2 loài hoa trên đem lại cho lão nông Dương Văn Chích thu nhập 50-60 triệu đồng/ tháng – Một mức thu nhập rất cao đối với người nông dân khu vực phía Bắc.
“Cứ mỗi lần thu hoạch là có người đến tranh nhau thu mua hoa tại vườn, có người ngày lấy cả nghìn bông đem đi tiêu thụ khắp trong tỉnh. Năm ngoái, gia đình tôi thu về gần 500 triệu tiền bán hoa ly sau 3 tháng gieo trồng. Mỗi tháng trung bình thu về hơn 150 triệu đồng, lãi hơn hoa huệ gấp nhiều lần…”, ông Chích chả ngại khi cho hay.
Đúc kết kinh nghiệm quý
Chia sẻ kinh nghiệm quý báu của mình, ông Chích vui vẻ bảo, đối với cây hoa huệ gieo trồng và cho thu hoạch liên tục từ tháng 4-10. Cứ 1 tháng thu hoạch 1 lần. Với cây hoa lily do đặc tính ưa lạnh nên bắt đầu được trồng từ tháng 10 và cận Tết sẽ cho thu hoạch. “Để rút ngắn thời gian thu hoạch thì giống cây là yếu tố quan trọng. Đối với giống hoa huệ phải chọn củ giống cái to, đem phơi khô 1 tháng trước khi trồng, củ giống càng khô trồng cây sinh trưởng càng nhanh. Nếu chọn củ tươi hoặc củ đực, loại nhỏ thì thời gian thu hoạch là 2 tháng/ lần”, ông Chích nói.
Hoa Lily ưa lạnh nên ông Chích thường trồng từ tháng 10 và thu hoạch vào giáp Tết. Năm 2016, ông Chích thu về gần 500 triệu sau 3 tháng trồng hoa Lily. (Ảnh nhân vật tự cung cấp).
Ông Chích lưu ý rằng, tuy giống hoa huệ, hoa ly dễ trồng nhưng đòi hỏi chăm sóc kĩ lưỡng, chu đáo. Vào mùa mưa, thời tiết ẩm thấp thì phải chú trọng đến tình hình sâu bệnh cho hoa. Nếu lá xoăn vào thì cây hoa đang bị nấm và khiến hoa không nở ra được”. Bên cạnh đó, mỗi tháng đều đặn sử dụng phân NPK, thuốc diệt sâu bệnh hại nếu có sâu bệnh.
Tỷ phú trồng hoa 68 tuổi bật mí trước khi bón phân nên ủ loại phân NPK Lâm Thao cùng với phân mục trong vòng 1 tháng sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Thời gian bón phân sau 20 ngày kể từ khi đưa gieo trồng. Tuy nhiên, cần bón lượng vừa phải, tránh lạm dụng phân bón dẫn tới cây không ra hoa.
Lão nông – tỷ phú tuổi xưa nay hiếm Dương Văn Chích từng là thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Là người tiên phong trồng hoa huệ, hoa ly thành công, mô hình làm giàu của cựu chiến binh Dương Văn Chích là tấm gương sáng ở địa phương. Hiện nay, ông Chích nhiệt tình chỉ dẫn kỹ thuật giúp nhiều nông dân địa phương triển khai mô hình trồng hoa huệ và hoa lily với mong muốn đổi đời, thoát cảnh nghèo khó…
Theo Danviet
Kỳ công nuôi "đàn ngậm miệng nhả ngọc" , trai làng 9X thu tiền tỷ
Với biệt tài cấy ngọc vào "đàn trai" nuôi dưới sông, 9X- Nguyễn Đình Tùng (SN 1992), thôn Dạo Lưới, xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang sẽ thu về gần 5 tỷ đồng ở vụ đầu tiên này.
Một góc nuôi trai của chàng trai 9x Nguyễn Đình Tùng. Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Tình cờ bén duyên với nghề độc, lạ
Năm 2015, trong chuyến thăm bạn ở tỉnh Ninh Bình, Nguyễn Đình Tùng tình cờ biết đến mô hình nuôi trai lấy ngọc. Nhận thấy tiềm năng nghề mới mẻ, độc đáo Tùng quyết định học hỏi. Sau 1 năm ở lại trang trại nuôi trai của bạn để học, tích lũy kinh nghiệm, tháng 6.2016, Tùng trở về quê quyết tâm khởi nghiệp.
Được sự ủng hộ của gia đình, Tùng gom được gần 1 tỷ đồng làm vốn. Anh thả nuôi 10.000 "con ngậm miệng" trên diện tích 5 sào nước mặt. Anh Tùng chia sẻ, nghề nuôi trai lấy ngọc là cả một quá trình. Sau khi bắt trai từ sông thì cần phải "thuần hóa" bằng cách đổ ra suối "dưỡng" giúp trai ổn định. "Khi đem trai về thí điểm, vừa làm vừa thử nghiệm ở các sông, hồ khác nhau, với độ nông sâu khác nhau. Mục đích để xem trai thích nghi tốt ở môi trường nào, độ sâu nào thì sẽ cấy trai số lượng lớn ở vị trí đó".
Anh Tùng bên một con trai lớn đã "cấy" ngọc. Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Tiết lộ với PV Nhà nông/Danviet, ông chủ trẻ cho hay, một lứa trai kéo dài 2 năm, sau khi chọn giống thả trai vào ao, suối để thuần trong 10-20 ngày. Sau đó, đưa vào bể dưỡng 24-48h để trai nhả bùn. Kế tiếp thực hiện công đoạn cấy ngọc vào trai. Sau khi cấy ngọc chuyển trai sang bể dưỡng (không có bùn, đất) trong 15-20 ngày để trai lành vết thương. Lúc này, cho từng con trai vào mỗi túi lưới khác nhau, treo lên giàn ngầm chìm xuống bể nuôi. Túi trai ngâm sâu trong nước từ 50-100cm, xong công đoạn này là chăm sóc và chờ ngày thu hoạch.
Anh Tùng kiểm tra trai trong bể nhả bùn trước khi "cấy" ngọc. Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Theo anh Tùng, nguồn nước để nuôi trai cũng rất nghiêm ngặt, nhiệt độ phải luôn duy trì từ 20-30 độ. "Nếu nhiệt độ nước quá cao hoặc thấp quá sẽ khiến cho trai chết, gây thiệt hại cho người nuôi. Khi mới bắt đầu, phải xem nguồn nước có bị phèn chua không, không ở gần các khu công nghiệp dễ bị ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt, một năm cần phải thay ít nhất lần nước để đảm bảo tỷ lệ trai sinh trưởng tốt" - anh cho biết.
"Thức ăn chính của trai là tảo. Trong bể tôi nuôi kết hợp cá chép với số lượng vừa phải. Cá chép sẽ có nhiệm vụ khoắng nước dưới bể giúp tảo bám vào thành túi, cung cấp thức ăn cho trai", anh Tùng nói tiếp.
Sẽ thu hoạch gần 5 tỷ đồng
Chia sẻ về phương pháp cấy ngọc vào trai anh Tùng cho hay, cấy ngọc phải trải qua 2 công đoạn cắt tế bào và cấy ghép. Các công đoạn này đòi hỏi người thợ sự kiên nhẫn, tỷ mỉ, chính xác đến từng milimet.
Một lứa trai "cấy" ngọc kéo dài 2 năm. Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Cũng theo anh Tùng, thời gian nuôi thả trai cấy ngọc vào khoảng 2 năm, trung bình 1 con trai cấy 2 viên ngọc. Tỷ lệ cấy thành công 60%. Kỹ thuật cấy ghép cần thực hiện rất cẩn thận tránh trai bị nhiễm trùng, đảm bảo tỷ lệ trai ngậm nhân cao.
Anh Tùng thực hiện cấy"ngọc vào trai. Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Nguyễn Đình Tùng thổ lộ với PV Nhà nông/Danviet rằng, ngọc trai kích cỡ nhỏ hơn 5 mm sẽ có giá từ 300 - 500 nghìn đồng/ viên. Những hạt từ 6mm - 9mm giá dạo động từ 600 - 800 nghìn đồng/ viên. Được biết, chưa đầy 1 năm nữa anh Tùng sẽ thu hoạch lứa trai đầu tiên. Với tỷ lệ cấy ngọc trai thành công 6.000 con trai sinh trưởng tốt, dự tính anh Tùng sẽ thu được 12.000 viên ngọc-tương đương sẽ thu được gần 5 tỷ đồng.
Những viên ngọc trai- thành phẩm của chàng trai trẻ Nguyễn Đình Tùng (ảnh nhân vật tự cung cấp). Ảnh: Nguyễn Hoàn.
Hiện tại, danh tiếng trại nuôi ngọc trai lấy ngọc của anh Tùng vang tới tận Nhật Bản, Hồng Kông. Một số doanh nghiệp các nước này đã đặt hàng số lượng lớn ngọc trai của trại anh Tùng. Anh Tùng phấn khởi nói: "Tôi sẽ phát triển trong nước nhiều hơn bởi nhu cầu sử dụng sản phẩm ngọc trai thuần khiết của người Việt là rất lớn. Trong tương lai, tôi sẽ mở rộng quy mô sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế".
Trao đổi với PV Nhà nông/ Dân Viêt, Ông Phạm Hải Dương - Chủ tịch UBND xã Đông Hưng nói: "Mô hình nuôi trai nước ngọt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Kết quả thí điểm lần này rất khả quan. Trong tương lai, UBND xã Đông Hưng sẽ tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ, tạo điều kiện cho anh Tùng có thể nhân rộng ra các đập, hồ với diện tích lớn hơn để nuôi trai".
Theo Danviet
Đi tìm "sâm tiên" tương truyền dùng chữa sáng mắt mẹ vua Tự Đức Tương truyền, loại sâm này từng được dùng chữa bệnh lòa mắt cho mẹ vua Tự Đức (Hoàng Thái Hậu Từ Dũ). Đã có thời gian loài "tiên dược" bị khai thác gần như tuyệt diệt. Có một lão nông đã âm thầm bảo tồn loài "sâm tiên" trên núi Dành, xã Việt Lập (Tân Yên, Bắc Giang). Truyền thuyết "tiên dược"... Nhân...