Trồng đu đủ ruột vàng xen liếp nhãn, mỗi ngày thu 1 triệu đồng
Bà Trương Thị Gấm, ở ấp Phước Thuận, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành ( Hậu Giang) trồng 8 công đu đủ ruột vàng xen giữa các liếp nhãn Ido. Vào mùa hái quả đu đủ, mỗi ngày bà Gấm có thu hơn 1 triệu đồng…
Với đặc tính là trái to (có trái gần 3kg) và sai trái nên giống đu đủ ruột vàng đang đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, trong đó có gia đình bà Trương Thị Gấm, ở ấp Phước Thuận, thị trấn Ngã Sáu.
Bà Trương Thị Gấm bên vườn đu đủ sai trái của gia đình mình.
Hiện tại, cứ từ 7-10 ngày là bà Gấm lại thu hoạch đu đủ một lần trên diện tích 8 công đất bán cho thương lái, với năng suất gần 3 tấn/đợt, giá bán dao động từ 4.000-6.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình bà còn nguồn lợi nhuận gần 10 triệu đồng/đợt-bình quân mỗi ngày thu hơn 1 triệu đồng. Dự kiến thời gian thu hoạch vườn đu đủ này sẽ kéo dài khoảng 5 tháng.
Video đang HOT
Theo bà Gấm, một lần tình cờ bà phát hiện giống đu đủ này được trồng tại nhà của người bạn. Thấy giống đu đủ tốt nên bà quyết định lấy giống và trồng toàn bộ trên diện tích 8 công vườn mới lên liếp trồng nhãn Ido của gia đình nhằm lấy ngắn nuôi dài.
Theo Hữu Phước (Báo Hậu Giang)
Trung ương chấp thuận cho Bí thư Hậu Giang nghỉ hưu trước tuổi
Sáng 12/10, nguồn tin riêng của phóng viên Dân trí cho biết, Trung ương đã chấp thuận đơn xin được nghỉ hưu trước tuổi của ông Trần Công Chánh- Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang.
Ông Trần Công Chánh - Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang
Theo đó, ông Chánh sẽ được nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018.
Ông Trần Công Chánh sinh năm 1959 tại xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Trước khi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang vào tháng 10/2015, ông Chánh từng trải qua chức vụ Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang từ tháng 7/2004 đến tháng 5/2010.
Sau đó, ông Chánh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang từ tháng 6 đến tháng 12/2010 và từ tháng 12/2010 đến tháng 10/2015 ông là Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Từ tháng 10/2015 đến nay ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang. Theo quy định, còn 2 năm nữa ông Chánh mới đến tuổi nghỉ hưu.
Cuối năm 2016, vì lý do sức khoẻ và gia đình nên ông Chánh đã làm đơn xin nghỉ hưu sớm nhưng lãnh đạo trung ương động viên ông làm thêm một thời gian nữa. Vài tháng gần đây, ông Chánh tiếp tục có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.
Trong quá trình công tác, ông Chánh ưu tiên quan tâm đến nông nghiệp, tìm hướng phát triển cho người nông dân. Trong lần tiếp xúc báo chí mới đây, ông Chánh chia sẻ ông vẫn ấp ủ, trăn trở làm sao để đưa nông nghiệp của Hậu Giang phát triển theo hướng bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
Ông Trần Công Chánh (giữa) trong một lần đi thực tế
Trong 2 năm trên cương vị Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang, ông Chánh đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại trực tiếp với người dân ở huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ..., tháo gỡ, giải quyết nhiều vấn đề bức xúc cho dân.
Ông Chánh chia sẻ, trước khi được Trung ương cho nghỉ hưu, những trăn trở của ông về nông nghiệp, giáo dục và y tế ở Hậu Giang, ông gửi gắm lại cho những người còn đang công tác tiếp tục phấn đấu lo cho nhân dân.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Trồng chanh không hạt, không những hết nghèo còn tiền tỷ tậu ô tô Với mô hình trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HTX Nông nghiệp Thạnh Phước ở huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) đã có thị trường tiêu thụ ổn định, sản phẩm xuất khẩu đi nhiều nước và bán được giá cao. Triệt để áp dụng VietGAP, GlobalGAP Những ngày gần cuối năm, khoảng 20 lao động tại HTX Nông nghiệp...