Trong cơn đau, tôi vẫn thấy mẹ chồng gào khóc quỳ xuống van lạy
Trong cơn đau, tôi vẫn nhìn thấy mẹ chồng tôi gào khóc, quỳ xuống van lạy bác sĩ. Lời bà văng vẳng khắp hành lang bệnh viện, đánh mạnh vào trái tim tôi.
Khi các bác sĩ đẩy tôi vào phòng cấp cứu, tôi vẫn nhìn thấy mẹ chồng tôi khóc lóc, quỳ xuống van xin bác sĩ cứu tôi. (Ảnh minh họa)
Tôi về làm dâu từ năm 2010, tính đến thời điểm này đã là 5 năm, đủ thời gian để hiểu hết những người trong gia đình chồng. Bố chồng tôi vẫn công tác ở phường, mẹ chồng bán hàng khô ở một kiot trong chợ gần nhà. Tôi và chồng là nhân viên văn phòng cùng công ty nhưng khác bộ phận, em chồng làm marketing của một công ty bánh kẹo.
Cuộc sống của gia đình chúng tôi rất bình thường. Tất cả mọi người chỉ gặp mặt nhau vào giờ cơm tối, còn bình thường, sáng ra vợ chồng tôi đi làm từ sớm. Tối tôi trở về nấu cơm, trong khi chồng sẽ giặt giũ, dọn dẹp. Mẹ chồng ăn xong sẽ rửa bát giúp tôi, để tôi có thời gian dành cho con cái (vợ chồng tôi có một bé gái đã 3 tuổi).
Cuộc sống vô cùng êm đềm, bố mẹ chồng đối xử với tôi khá bình thường. Còn tôi cũng làm trọn nghĩa vụ con cái trong nhà. Thỉnh thoảng tôi sẽ mua cho bố mẹ chồng cái này cái nọ, hoặc cho tiền em chồng đi du lịch. Trong họ hàng có việc gì quan trọng, tôi đều hỏi ý kiến bố mẹ chồng rồi làm theo.
Sống như vậy, nhưng thực sự trong thâm tâm, tôi vẫn chưa bao giờ coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ. Chưa bao giờ tôi thật tâm lo cho ông bà mỗi khi trái gió trở trời. Chưa bao giờ tôi lưu tâm xem tại sao nay bố chồng ăn ít, đêm qua mẹ chồng có ngủ được không. Có chăng chỉ là tặng ông bà mỗi người chiếc áo ấm gọi là sắp đến ngày rét lạnh. Chỉ là hỏi thăm đôi câu cho có, cho thể hiện mình cũng quan tâm. Cho tới khi tôi mang thai đứa con thứ 2 và gặp tai nạn, tôi mới biết nỗi lòng của mẹ chồng tôi.
Đó là khi tôi mang thai tháng thứ 6, tôi chửa khá to, nhìn như đã ngoài 7 tháng. Do công việc nên tôi vẫn đi làm đều, nhưng mọi lần đều là chồng đưa đón. Hôm đó, chồng tôi đi công tác bên Thái Lan, dặn tôi ở nhà gọi taxi đi làm cho an toàn. Nhưng tôi cậy sức khỏe tốt nên vẫn lấy xe máy đi một mình.
Buổi chiều, trên đường trở về gần tới nhà, không may tôi bị một thanh niên đi ngược chiều tông vào. Cú tông khá mạnh nên tôi bị ngã xuống đường. Bụng đau âm ỉ, người choáng váng, nhưng tôi vẫn nhìn thấy mẹ chồng tôi lao từ bên kia đường sang, gào tên tôi. Có ai đó đang gọi điện báo cấp cứu, một người phụ nữ khác thì cầm mũ quạt gió cho tôi lấy không khí. Tôi đau đến mức không nói được gì, nhưng vẫn rất tỉnh táo. Tôi vẫn còn trông thấy xe cấp cứu đến, vẫn nghe thấy tiếng mẹ chồng tôi gào gọi bảo cho bà lên xe cùng, đó là con dâu của bà.
Khi các bác sĩ đẩy tôi vào phòng cấp cứu, tôi vẫn nhìn thấy mẹ chồng tôi khóc lóc, quỳ xuống van xin bác sĩ cứu tôi. Lời bà văng vẳng khắp hành lang bệnh viện, đánh mạnh vào trái tim tôi. Bà bảo rằng: “Bác sĩ ơi, xin bác sĩ cứu con dâu tôi, xin bác sĩ cứu cháu tôi. Tôi lạy bác sĩ, bao nhiêu tiền tôi cũng chịu hết. Xin bác sĩ cứu con dâu và cháu tôi”.
Nửa đêm hôm đó, tôi tỉnh lại thì thấy mẹ đẻ và mẹ chồng tôi phờ phạc ngồi bên. Sau khi lo cho tôi uống sữa xong, mẹ chồng tôi ra về thay quần áo, vì trên người bà dính đầy máu. Mẹ đẻ nói với tôi rằng, may mắn con của tôi vẫn giữ được, nhưng sau này tôi cần phải cẩn thận nhiều hơn. Khi tôi mất máu, nằm trong phòng cấp cứu, chính mẹ chồng tôi đã đi từng phòng bệnh, xin từng người nhà bệnh nhân đi thử máu, phòng trường hợp hết nhóm máu của tôi thì có sẵn. Mọi chi phí bà đều chịu hết.
Video đang HOT
Trở về nhà, bà không cho tôi làm bất kỳ việc gì. Bà cũng bỏ công việc ở chợ để ở nhà chăm nom, cơm nước, giặt giũ cho tôi. (Ảnh minh họa)
Suốt thời gian tôi hôn mê, mẹ chồng vẫn ngồi túc trực. Đến khi tôi tỉnh lại, bà mới thở phào nhẹ nhõm, mẹ tôi phải nói mãi, bà mới ra về thay quần áo.
Tôi cảm động tới rơi nước mắt. Tôi cố gắng ăn uống, bồi dưỡng để lấy lại sức khỏe và cũng để con khỏe mạnh hơn. 1 tuần sau, mẹ chồng và chồng mới cho tôi ra viện. Trở về nhà, bà không cho tôi làm bất kỳ việc gì. Bà cũng bỏ công việc ở chợ để ở nhà chăm nom, cơm nước, giặt giũ cho tôi.
Từ hôm bị ngã đến giờ, hai mẹ con rất ít khi nói chuyện, có nói cũng chỉ là bà hỏi tôi nay thích ăn gì, có muốn uống nước cam không?… Nhưng trong thâm tâm, tôi hiểu tình cảm mẹ chồng dành cho mình, hiểu sự quan tâm của bà là thật lòng.
Tôi rất muốn nói với bà rằng: “Mẹ ơi, cảm ơn mẹ vì lần quỳ lạy và những lời nói ngày hôm đó, chính điều đó đã cứu sống tâm hồn con. Cảm ơn mẹ vì đã giúp con hiểu, hóa ra trong mắt mẹ, con thực sự là con của mẹ, chứ không phải một người xa lạ sống cùng nhà!”. Nhưng những lời này, tôi không làm sao thốt ra miệng được, chỉ có thể dùng những câu chữ này bày tỏ.
Bên cạnh đó, tôi cũng muốn nhắn nhủ mọi người hãy sống hết mình với người thân nhé, để nhận ra tình cảm nồng ấm ẩn sau những hành xử lạnh nhạt, thường tình trong mỗi người. Giống như tôi, chưa bao giờ tôi nghĩ mẹ chồng tôi có thể bộc lộ được cảm xúc như vậy. Đó là điều quý giá nhất tôi sẽ trân trọng suốt cuộc đời!
Cảm ơn mọi người đã lắng nghe tâm sự và chia sẻ cùng tôi!
Theo Afamily
Giấc mơ chồng gặp tai nạn và phút giật mình thảng thốt của vợ
Người chồng mà suốt gần chục năm qua chưa khi nào quên sinh nhật vợ hay mẹ vợ. Giờ anh nằm đó, mắt nhắm nghiền, mặt xanh tái.
Phàm đã là đàn ông, ai chẳng đôi lần phạm sai lầm. Quan trọng là họ biết quay lại sửa sai. Chị vẫn hiểu điều ấy và chuyện anh "bóc bánh trả tiền" trong lần đi du lịch cùng cơ quan ấy đã bị chị chôn vùi vào dĩ vãng từ lâu.
Ấy vậy nhưng, không hiểu sao sau biến cố ấy, chị không còn là người vợ cởi mở, hồn nhiên như trước nữa.
Chị bỗng trở nên kiệm lời, hạn chế cười và chẳng bao giờ nói được một câu tình cảm, yêu thương chồng khiến chồng chị chịu nhiều ấm ức. Người ta thường nói, đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm nhưng trong trường hợp của chị thì hoàn toàn ngược lại. Anh là người luôn đi gợi chuyện để làm ấm không khí gia đình.
Chẳng phải đến bây giờ, khi trót một lần phản bội vợ mà anh mới tỏ ra lãng mạn, chiều chuộng chị. Từ thuở yêu đương, hò hẹn anh đã vậy.
Thuở hẹn hò, ngày nào anh cũng đôi ba lần gửi một tin nhắn yêu thương. Còn bây giờ, khi đã có với nhau hai mặt con nhưng anh vẫn giữ thói quen mỗi sáng trước khi đi làm anh đều hôn vợ.
Khi điện thoại cho vợ, dù bận đến mấy anh cũng phải cho được câu: "Em à, em thế nào?". Và suốt cuộc nói chuyện anh lúc nào cũng xưng "anh-em" ngọt ngào.
Nhưng chị thì ngược lại, đáp lại lời anh, chị chỉ nói gọn lỏn có một từ: Có hoặc không hoặc rồi hoặc chưa. Có hôm chợt nhớ chồng đang ốm vẫn đi làm, chị gọi điện vắn tắt: "Tình hình có đỡ hơn không? Mệt thì nghỉ sớm đi?".
Giá như chị nói được câu "Anh nghỉ sớm đi, em lo chồng mệt lắm" thì anh mát lòng, mát dạ mà "nũng nịu" với vợ. Đằng này, chị nói vậy anh chỉ còn biết ậm ừ cho xong. Tình cảm vợ chồng kém đi phần ngọt ngào cũng chỉ vì mấy lời khô cứng của chị.
Cuộc sống trong căn nhà tập thể chật chội, có cả người già lẫn trẻ con nên vợ chồng khó có những giây phút riêng tư thực sự. Anh đã đôi lần ngỏ ý rủ vợ đi du lịch hai ngày cuối tuần để đổi gió nhưng lần nào cũng vậy khi thấy anh vừa mở lời là chị đã gọn lỏn: Tiền đấy mua sữa cho con có hơn không.
Nghĩ vợ tiếc tiền đi chơi xa, có hôm chở vợ đi làm về anh thiết tha rủ vợ một lần đi nhà nghỉ nhưng vừa nghe chị đã gạt phắt đi: "Anh dở à, già rồi mà bắt chước bọn trẻ con. Ở nhà còn bao nhiêu việc". Anh chỉ biết cười lảng và cắm đầu đi tiếp.
Nhiều lúc anh cứ trăn trở với câu hỏi, lỗi lầm của anh quá lớn sao khiến chị ngượng mồm khi nói lời yêu chồng. Anh cũng băn khoăn không biết giờ chị còn yêu anh được bao nhiêu mà tuyệt nhiên không thấy chị ôm chồng khi nào, kể cả những khi trong chăn.
Và cũng thật lạ, sao chẳng bao giờ chị ngỏ ý... thèm chồng dù anh biết chị vẫn còn nhiều cảm hứng trong " chuyện ấy" với anh lắm.
Tại sao khi đến cực đỉnh cảm xúc, anh thầm thì rằng: "Chỉ em mới mang cho anh cảm giác này" còn chị anh biết cũng có cảm giác tương tự nhưng vẻ mặt vẫn dửng dưng lạnh lùng. Anh ước giá như chị biết rằng một lời xúc cảm của chị lúc này có giá trị với anh biết bao.
Lời nói không quan trọng bằng hành động. Nhìn nhà cửa gọn gàng, cơm nước chu tất mỗi chiều, anh biết ơn chị lắm. Nhưng đôi khi người ta cần những câu nói yêu đương đúng lúc để cảm thấy được yêu, được rung động và thấy cuộc sống nhẹ nhàng biết nhường nào.
Anh cần ở chị một lời như thế suốt mấy năm qua mà chị thì một mực từ chối. Tại sao đã tha thứ cho anh mà chị không mở hẳn đường rộng để xúc cảm anh quay về ?!
Cũng có đôi lần, ôm vợ trong tay anh thì thầm "Em vẫn còn giận anh chuyện xưa hả?". Chị chỉ đáp "Còn giận thì tan nhà nát cửa lâu rồi". Đó là câu trả lời đầy đủ cho việc chị đã tha thứ cho anh. Yêu thương với chị giờ chỉ là những khoảng lặng... Anh buồn vì sự cứng rắn của vợ.
Đã 5 năm sau biến cố gia đình ấy, đã có quá nhiều lần anh tâm sự là muốn vợ thay đổi, ngọt ngào và nhẹ nhàng, muốn được nghe lời yêu thương từ vợ. Nhưng chị chỉ cười nhạt, làm ngơ.
Và rồi, anh gặp tai nạn khi trên đường đi mua quà 20/10 cho chị... Khi nhìn thấy đầu anh băng kín, mắt nhắm nghiền, chị gần như choáng váng. Chị gào khóc, chị dằn vặt phủ phục bên giường, nắm chặt tay anh.
Người đàn ông lúc nào cũng biết pha nước gừng mỗi khi chân chị nẻ khi mùa đông về. Người chồng mà suốt gần chục năm qua chưa khi nào quên sinh nhật vợ hay mẹ vợ. Giờ anh nằm đó, mắt nhắm nghiền, mặt xanh tái.
Chị cứ ôm chặt tay anh như vậy suốt cả đêm dài với hàng nước mắt lã chã. Và khi anh vừa mở mắt, chị như chợt bừng tỉnh và miệng nói nhanh như để trút tâm tư nặng trĩu trong lòng: "Anh à, anh có biết anh quan trọng với em thế nào không, em yêu anh nhiều lắm ấy".
Hóa ra bấy nay chị quá vô tâm. Anh đã cho chị nhiều thứ, vậy mà đến một lời yêu thương chị cũng không đáp lại được. Ảnh minh họa.
Đôi mắt anh cũng chợt rạng ngời: "Hôm nay vợ lạ quá, em có biết anh mong chờ những lời này như thế nào không". Những lời nói của anh khiến chị vui nhưng chị cũng chợt thấy lòng mình lắng xuống.
Hóa ra bấy nay chị quá vô tâm. Anh đã cho chị nhiều thứ, vậy mà đến một lời yêu thương chị cũng không đáp lại được. Thật may là chị vẫn nhận ra sai lầm của mình trước khi quá muộn ...
Theo Nguoiduatin
Cầm kết quả xét nghiệm máu mà tôi đau xót bàng hoàng không nói nên lời Cầm tờ xét nghiệm máu trên tay, tôi không thốt nên lời, trời đất như quay cuồng trước mắt. Mất vài phút sau, tôi mới đủ bình tĩnh hỏi lại bác sĩ... Viết ra câu chuyện này, thật sự tôi rất xấu hổ. Chẳng ai lại hãnh diện khi nói rằng mình đang mắc bệnh, lại là bệnh lây qua đường tình dục....