Trong cơn bĩ cực: Hội Nông dân và nông dân mổ lợn đi bán
Trước cơn bĩ cực của giá lợn thấp hiện nay, Hội Nông dân Hà Nội đã cùng 1 số nông dân-chủ trang trại đã mổ lợn mang thịt ra bán tại số 33 phố Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình. Giá bán thịt ở đây thấp hơn ngoài chợ 10-20.000đồng/kg, thấp hơn siêu thị từ 30-40.000 đồng/kg..
Sáng hôm nay, 6.4 tại Trung tâm Trợ giúp nông dân, số 33 Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình (Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức điểm tuyên truyền, kết nối giữa hộ chăn nuôi với người tiêu dùng.
Với sự hỗ trợ của Hội Nông dân Hà Nội, nông dân nuôi lợn mang thịt ra bán ở số 33 Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình (Hà Nội). Đây là trụ sở của Trung tâm trợ giúp nông dân thuộc Hội Nông dân Hà Nội. Ảnh: Thu Hà.
Tại điểm tuyên truyền, với sự hỗ trợ của Hội Nông dân thành phố, 1 số hộ nuôi lợn đã mang lợn đã mổ để nguyên con đến và pha thịt, giới thiệu và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây được xem như là 1 hoạt động nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về ứng cứu nông dân chăn nuôi lợn vượt qua cơn bĩ cực của giá lợn thấp kỷ lục như hiện nay…
Lợn nuôi của nông dân được Hội Nông dân và ngành thú y đảm bảo các yêu cầu về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm. Dự kiến, các doanh nghiệp thực phẩm của Hà Nội cũng sẽ có mặt tại điểm tuyên truyền để tìm hiểu, thu mua lợn nuôi cho nông dân. Dự kiến, nếu doanh nghiệp và hộ chăn nuôi gặp nhau thì doanh nghiệp sẽ thu mua lợn của nông dân cao hơn giá thị trường từ 3-5.000 đồng/kg ( lợn hơi). Nhưng theo ghi nhận của phóng viên thì đến thời điểm này, chưa thấy “mặt mũi” doanh nghiệp nào cả.
Video đang HOT
Là buổi đầu tiên bán thịt lợn do chính nông dân giết mổ nên chưa nhiều người biết đến mua. Nhưng trong 3 tiếng đồng hồ buổi sáng, điểm tuyên truyền, kết nối của Hội Nông dân Hà Nội đã tiêu thụ được 3 con lợn xẻ thịt với giá bán đổ đồng là 60.000 đồng/kg. Ảnh: Thu Hà.
Ông Tô Hải Long, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp nông dân Hà Nội thuộc Hội Nông dân Hà Nội cho biết, giá bán thịt lợn đã pha giá đổ đồng là 60.000 đồng/kg, thấp hơn giá chợ 10-20.000 đồng/kg và thấp hơn giá siêu thị từ 30-40.000 đồng/kg… “Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố Hà Nội không kỳ vọng bán được nhiều lợn nuôi cho nông dân, nhưng mong muốn qua điểm tuyên truyền sẽ góp phần kết nối trực tiếp giữa nông dân với doanh nghiệp, giữa người chăn nuôi với người tiêu dùng, góp phần tham gia việc “ứng cứu” bà con nuôi lợn vượt qua khó khăn này…”, Long bày tỏ.
Ông Tô Hải Long cũng cho biết thêm, điểm tuyên truyền, kết nối tiêu thụ lợn nuôi cho nông dân sẽ được Hội Nông dân thành phố duy trì cho tới khi tình hình tiêu thụ lợn nuôi giảm “căng thẳng”…
Địa điểm tuyên truyền, kết nối tiêu thụ lợn nuôi cho nông dân: Trung tâm trợ giúp nông dân, số 33 phố Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Liên lạc: Ông Tô Hải Long, Giám đốc Trung tâm trợ giúp nông dân Hà Nội, số điện thoại: 0934 498 668
Theo Danviet
Nuôi thỏ bán cho Nhật Bản, dân nhanh giàu
Nhiều hộ nông dân muốn nuôi nhiều thỏ bán cho Nhật Bản để nhanh giàu. Nhưng không phải ai cũng đủ vốn liếng để đầu tư, mở rộng. Với mức cho vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) "khủng" lên đến 100 triệu đồng/hộ, nông dân nuôi thỏ ở xã Phú Hòa, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã đầu tư, mở rộng quy mô, liên kết tạo thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật.
Nuôi thỏ bán đi Nhật
Gia đình chị Nguyễn Thị Hường ở thôn Phú 1 có quy mô nuôi thỏ lớn nhất xã. Chị Hường cho biết: "Năm 2015, tôi bắt đầu nghề nuôi thỏ với 20 con thỏ sinh sản. Sau một thời gian, tôi thấy nuôi thỏ vừa đơn giản lại cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, vốn đầu tư nuôi thỏ không hề nhỏ mà tôi lại thiếu vốn. Rất may, đầu năm 2017, tôi được Quỹ HTND tỉnh Bắc Ninh cho vay 100 triệu đồng nuôi thỏ".
Được vay vốn Quỹ HTND mức tối đa 100 triệu đồng/hộ, nhiều hộ nuôi thỏ ở xã Phú Hòa đã có điều kiện mở rộng quy mô, tăng thu nhập. Ảnh: Thu H
Nhờ liên kết, tạo thành vùng sản xuất thỏ tập trung, HTX đã ký kết hợp đồng bao tiêu với Công ty Dược phẩm Nippon Zonki Nhật Bản với giá bán ra 178.000 đồng/con thỏ, mỗi con có trọng lượng từ 2,3 - 2,5 kg. Nhờ nuôi thỏ xuất đi Nhật, trừ hết mọi chi phí, gia đình tôi lãi hơn 20 triệu đồng/tháng". Hộ vay Nguyễn Thị Lâm
Cùng với vốn của nhà, gia đình chị Hường đã đầu tư 2 khu nuôi thỏ sinh sản và thương phẩm. "Với diện tích 100m2 khu nuôi thỏ sinh sản và 150m2 khu nuôi thỏ thương phẩm (thỏ thịt), gia đình tôi đã đầu tư khoảng 500 triệu đồng. Đến nay, đàn thỏ phát triển lên 100 con thỏ sinh sản và hơn 1.000 thỏ thương phẩm. Đây là 1 trong những cách chăn nuôi làm giàu, cách làm giàu từ chăn nuôi".
Cách nhà chị Hường không xa, gia đình chị Nguyễn Thị Lâm cũng được Quỹ HTND cho vay 100 triệu đồng. Hiện chị Lâm cũng nuôi hơn 100 thỏ sinh sản và 1.000 thỏ thương phẩm. Chị Lâm phấn khởi nói: "Thông qua nguồn vốn Quỹ HTND, hoạt động của các thành viên trong HTX nuôi thỏ Việt - Nhật xã Phú Hòa cũng sôi nổi và thiết thực hơn. Quỹ HTND đã gắn kết các thành viên, giúp nhau cùng chia sẻ, trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm và thông tin thị trường. Nhờ biết liên kết, tạo thành vùng nuôi thỏ tập trung, HTX đã ký kết hợp đồng bao tiêu với Công ty Dược phẩm Nippon Zonki Nhật Bản với giá bán thỏ là 178.000 đồng/con. Nhờ nuôi thỏ xuất đi Nhật, trừ hết mọi chi phí, gia đình tôi lãi hơn 20 triệu đồng/tháng. Đây là mô hình làm giàu từ nông nghiệp...Trước kia, bà con cứ loay hoay với câu hỏi, nuôi con gì để làm giàu, trồng cây gì để làm giàu...".
Hỗ trợ tối đa cho nông dân
Theo các hộ nuôi thỏ xã Phú Hòa, để thỏ đảm bảo tiêu chuẩn đi Nhật, phía công ty hướng dẫn và kiểm soát HTX chặt chẽ. Những con thỏ đảm bảo về hình dáng, trọng lượng và đặc biệt là sạch bệnh, sạch dư tồn hoóc môn tăng trưởng.
Được vay vốn Quỹ HTND mức tối đa 100 triệu đồng/hộ, nhiều hộ nuôi thỏ ở xã Phú Hòa đã có điều kiện mở rộng quy mô, tăng thu nhập. Ảnh: Thu H
"Đây là những dự án phát triển sản xuất đầu tiên theo mô hình chuỗi giá trị, hướng tới xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm. Với hạn mức vay Quỹ HTND mới tối đa mà Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN phê duyệt là 100 triệu đồng/hộ, các hộ nông dân đã có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đặc biệt là biết cách liên kết, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp làm ra có chất lượng cao" - ông Hệ khẳng định.
Theo Danviet
Trồng cây tiền tỷ: Khó tin măng tây xanh... xanh giữa vùng "sa mạc" Dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất, kể cả đất khô cằn, ít tốn chi phí, lãi cao - đó là nhận xét về hiệu quả kinh tế của người dân trồng măng tây xanh tại tỉnh Ninh Thuận- nơi được coi như "sa mạc" của nước ta vì nắng hạn quanh năm. Đây có thể coi như cây trồng tiền tỷ,...