Trồng chuối, nuôi chim “khổng lồ”, dân ở đây thu nhập hàng trăm triệu, làng quê nhanh khởi sắc
Tận dụng diện tích chăn thả rộng và các vùng đất bãi ven sông Hồng, Sông Đà, bà con nông dân các xã ở huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế.
Trong đó, nhiều mô hình trồng chuối, nuôi chim “khổng lồ” đà điểu đã mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Hơn 200 hộ chăn nuôi loài chim khổng lồ: Đà điểu
Là người có hơn 10 năm kinh nghiệm trong chăn nuôi loài chim “khổng lồ” đà điểu, mỗi con nặng tới cả tạ, trang trại của anh Ngô Quang Nam (thôn Hòa Trung, xã Vân Hòa) đang nuôi 400 con trên tổng diện tích 7.000m2.
Ngoài nuôi đà điểu thương phẩm, anh Nam còn tập trung phát triển đà điểu sinh sản để cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi tại địa phương.
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh Nam còn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các hộ nông dân trong xã về kinh nghiệm chăn nuôi đà điểu, cung cấp thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và bao tiêu đầu ra cho các hộ chăn nuôi.
Lãnh đạo TP.Hà Nội và huyện thăm mô hình nuôi đà điểu – loài chim khổng lồ tại xã Vân Hòa (huyện Ba Vì). Ảnh: T.L
Cùng tham gia phát triển kinh tế bằng loài chim khổng lồ này, anh Phan Ngọc Tú (ở thôn Xuân Hòa, xã Vân Hòa) bắt tay nuôi thử nghiệm 20 con vào năm 2017. Sau một năm phát triển thuận lợi, anh Tú tiếp tục đầu tư thêm 50 con để nuôi lấy thịt và thực hiện úm đà điểu giao cho các hộ chăn nuôi.
Hiện nay, cơ sở chăn nuôi đà điểu của gia đình anh Tú ngày càng lớn mạnh, mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 10 tấn giò đà điểu, tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức thu nhập 5,5 triệu đồng/tháng.
Ông Ngô Gia Huệ – Chủ tịch Hội ND xã Tản Lĩnh (Ba Vì) cho biết: Hiện toàn xã có 32 hộ chăn nuôi đà điểu với quy mô 1.900 con. Đà điểu khi xuất chuồng có trọng lượng trên 100kg. Sản phẩm thịt đà điểu, trứng đà điểu, giò đà điểu được người tiêu dùng trong vùng rất ưa chuộng.
Ngoài xã Tản Lĩnh, nghề chăn nuôi đà điểu tại huyện Ba Vì còn khá phổ biến ở các xã Vân Hòa, Ba Trại…, với tổng số khoảng 200 hộ. Với mỗi con đà điểu, nếu bán hơi người chăn nuôi lãi khoảng 4 triệu đồng, bán thịt lãi 5 triệu đồng. Với quy mô nuôi 100 con đà điểu thịt, nông dân sẽ lãi khoảng 200 – 250 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến
Ngoài lợi thế về chăn nuôi, huyện Ba Vì còn có nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng phát triển cây ăn quả nhờ tiềm năng đất đai lớn. Tận dụng lợi thế gần thị trường tiêu thụ lớn, những năm qua UBND huyện Ba Vì đã xây dựng kế hoạch, đề ra mục tiêu mở rộng diện tích cây trồng cụ thể từng năm, theo quy hoạch vùng, với các loại cây chủ lực như bưởi Diễn, cam, thanh long ruột đỏ, dứa, ổi, đặc biệt là cây chuối.
Loài chim đà điểu được ví là chim khổng lồ vì có kích thước to lớn, trọng lượng lên tới hơn 1 tạ/con khi đủ tuổi xuất chuồng.
Hiện cây chuối đang được trồng nhiều ở các xã có diện tích đất bãi như: Minh Châu, Phú Phương, Phú Châu, Thuần Mỹ… Trong đó chỉ riêng xã Thuần Mỹ đã có tới hơn 100ha chuối, sản lượng hàng năm đạt trên 1.000 tấn quả.
Năm 2018, sau khi ký hợp đồng tiêu thụ với Công ty CP Thực phẩm Á Châu, các thành viên HTX Nông nghiệp Thuần Mỹ đã được hướng dẫn cách xây dựng lò sấy để sản xuất chuối sấy dẻo.
Hiện, các thành viên HTX nông nghiệp xã Thuần Mỹ đã cho ra sản phẩm đầu tay thành công.
Để làm được chuối sấy dẻo thơm ngon, phải chọn quả chuối đủ già, chín đều, lột vỏ ngâm nước muối rồi xếp vào khay đem sấy ngay. Sau thời gian 72 tiếng, khi chuối sấy lên mật, dẻo dính, thơm và ngọt, HTX sẽ tiến hành đóng gói hút chân không để tăng thời gian bảo quản.
Trung bình mỗi mẻ sấy được khoảng 1 – 1,2 tấn chuối chín. Hiện, sản phẩm đang được bán tại địa phương và trên các trang thông tin mạng xã hội như Facebook, Zalo với giá 80.000 đồng/kg.
Hưng Yên: Gỡ vướng cho cây trồng trên vùng đất chuyển đổi
Để góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong sản xuất cây trồng ở vùng đất đã chuyển đổi, tại TP.Hưng Yên, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững cây trồng ở vùng đã chuyển đổi".
Sau chuyển đổi, nhiều diện tích cho tiền tỷ
Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), từ năm 2019 - 2020, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại vùng đồng bằng sông Hồng đạt khoảng 5.500ha. Trong đó, diện tích chuyển sang cây trồng hàng năm khác gần 2.000ha, cây lâu năm khoảng 2.500ha, nuôi trồng thủy sản gần 1.100ha.
Đáng chú ý, tại các tỉnh lân cận Hà Nội đã hình thành nhiều đô thị vệ tinh, theo đó việc sản xuất nông nghiệp có những bước chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, áp dụng công nghệ cao; một số loại nông sản đã tạo được thương hiệu, uy tín trên thị trường như nhãn lồng Hưng Yên, ổi lê Đài Loan (Hưng Yên), cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn Đại Thành - Quốc Oai (Hà Nội), dứa (Ninh Bình), hành, tỏi (Hải Dương, Hà Nam)...
Các đại biểu và bà con nông dân thăm mô hình chuyển đổi đất lúa năng suất thấp sang trồng ổi lê Đài Loan ở xã Hoàn Long, Yên Mỹ (Hưng Yên). Ảnh: T.H
Ông Kim Văn Tiêu cho rằng, bà con nông dân, cần thực hiện theo 5 bài học: Trước khi nuôi trồng nên tham quan, học hỏi trước các mô hình hiệu quả rồi mới áp dụng; chuẩn bị đầy đủ vật chất, tinh thần; nên thực hiện từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp; ghi chép sổ nhật ký đầy đủ để rút kinh nghiệm cho vụ sau; luôn chủ động, sáng tạo, say mê, có khát vọng làm giàu".
Tại diễn đàn, ông Đỗ Minh Tuân - Giám đốc Sở NNPTNT Hưng Yên cho biết, từ năm 2015-2020, Hưng Yên đã chuyển đổi được gần 11.000ha cây trồng các loại sang canh tác rau màu, dược liệu, cây ăn trái và trang trại VAC, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2-5 lần so với cây các cây trồng cũ.
Nhiều diện tích trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập tới 1,2-2 tỷ đồng/ha/năm, cá biệt có mô hình trồng lan hồ điệp đạt thu nhập tới 10 tỷ đồng/ha/năm.
Đơn cử như tại xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ, tính đến hết tháng 6/2018, cơ bản diện tích lúa tại đây đã chuyển đổi hết sang trồng cam, bưởi, chuối, ổi, quất cảnh, rau các loại. Trong đó, chỉ riêng 80ha trồng ổi lê Đài Loan đã cho sản lượng 4.300 tấn mỗi năm, doanh thu 43 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 30 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên triển khai mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hoàn Long, quy mô 30ha trên cây ổi. Tháng 8/2020, vùng trồng ổi của mô hình đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP, qua đó góp phần nâng cao giá trị kinh tế của việc trồng ổi.
Mô hình chuyển đổi đất lúa năng suất thấp sang trồng ổi lê Đài Loan ở xã Hoàn Long, Yên Mỹ (Hưng Yên).
Tuy nhiên, bên cạnh những mô hình làm ăn hiệu quả, việc phát triển cây trồng ở vùng đã chuyển đổi cũng đang gặp nhiều khó khăn. Ở nhiều địa phương tuy đã cơ bản hoàn thành việc dồn đổi ruộng đất, song nhiều diện tích vẫn manh mún, quy mô hộ là chủ yếu; việc tích tụ, tập trung ruộng đất còn gặp nhiều khó khăn, do vậy chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, công nghệ cao.
Bên cạnh đó, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây trồng khác cần đầu tư khá nhiều kinh phí để tôn, vượt mặt ruộng; lắp đặt, sửa chữa hệ thống tưới, tiêu, nhà màng, nhà lưới...
Thúc đẩy liên kết sản xuất
Sau khi tham quan thực tế mô hình chuyển đổi đất lúa năng suất thấp sang trồng ổi lê Đài Loan ở xã Hoàn Long, Yên Mỹ (Hưng Yên), ông Nguyễn Lân Hùng - Tổng Thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam nhận xét: Trồng ổi dễ canh tác, tốn ít công lao động, áp lực thời vụ thấp, sản phẩm sạch, thu nhập hơn 500 triệu đồng/ha canh tác (cao gấp 5-6 lần sản xuất lúa). Nếu rãnh giữa các luống ổi, nhà nông đào sâu thêm, để vừa lấy nước tưới cây, vừa thả ốc nhồi hoặc các loại cá đen (trê, rô phi) thì thu nhập còn cao hơn nữa.
Tuy nhiên để sản xuất ổi nói riêng, cây ăn trái nói chung đạt được hiệu quả cao, bền vững, các hộ phải liên kết theo mô hình HTX, gắn với doanh nghiệp bao tiêu chế biến. Vì sản xuất nhỏ lẻ sẽ không thể bán sản phẩm được giá cao, khó kiểm soát ô nhiễm môi trường, khó ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các chuyên gia giải đáp một số bệnh thường gặp trên cây trồng tại diễn đàn.
Rất nhiều mẫu bệnh phẩm trên trên cây ăn trái được nông dân mang tới nhờ diễn đàn giải đáp và đã được các chuyên gia của Viện Bảo vệ thực vật - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam "giải mã" thỏa đáng, trong đó thời sự nhất vẫn là các dấu hiệu của bệnh Greening - vàng lá gân xanh trên cam, bưởi.
"Để phòng ngừa căn bệnh nan y này, phải trồng bằng cây giống sạch bệnh, diệt trừ rầy chổng cánh, luân canh với cây khác họ và vẫn phải nói lại, bón đủ phân hữu cơ vi sinh cho vườn cây. Riêng các cây trồng đã bị nhiễm bệnh, phải chặt đi, đốn bỏ" - TS Nguyễn Thị Bích Ngọc khuyến cáo.
Các đại biểu thăm một số gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp bên lề diễn đàn.
Kết luận diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia đề nghị các cơ quan quản lý cần thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý tốt quy hoạch; quản lý chất lượng giống cây trồng; tổ chức lại sản xuất cho bà con nông dân theo hướng gắn kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xã theo chuỗi.
Các cơ quan chuyển giao tăng cường xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả cao, có chứng nhận, chú ý an toàn thực phẩm và tiến tới hữu cơ; xây dựng mô hình gắn với tập huấn, đào tạo, thông tin tuyên truyền, đặc biệt quan tâm đến giảng viên ToT; Trung tâm Khuyến nông các tỉnh phải đóng vai trò là cầu nối gắn kết bà con với khoa học công nghệ, kết nối người sản xuất với thị trường để có đầu ra bền vững...
Công bố tình trạng khẩn cấp sự cố sạt lở bờ hữu sông Đà UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc công bố tình trạng khẩn cấp sự cố sạt lở bờ hữu sông Đà trên địa bàn xã Thái Hòa, huyện Ba Vì. Khu vực bờ hữu sông Đà đang xảy ra hiện tượng sạt trượt. Ảnh: Hồng Quý. Cụ thể, khu vực sạt lở từ trạm bơm Đồng Cống đến hết...