Trồng chuối đỏ ở vùng đất nắng gió chang chang
Hướng về cơ sở, tập trung hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất những mô hình sản xuất mới, trong đó có mô hình trồng chuối đỏ-đó là những hoạt động nổi bật của Hội Nông dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Qua 10 năm thực hiện Kết luận số 62-KL/T.Ư của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội”, các cấp Hội ND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều cách làm thiết thực và hiệu quả.
Chủ động tham mưu
Các cấp Hội ND trong huyện Lệ Thủy đã có nhiều bước đột phá trong việc tập hợp, tuyên truyền, vận động nông dân gắn với đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ nông dân. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã trở thành phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống kinh tế ở nông thôn, góp phần tái cơ cấu và thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển.
Mô hình trồng chuối đỏ của nông dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Dương Quang
Để công tác chỉ đạo, tham mưu, cụ thể hóa thực hiện Kết luận 62 của T.Ư và của huyện đạt hiệu quả, Hội ND huyện đã tập trung xây dựng các quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và cơ quan Hội; lãnh đạo, chỉ đạo bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể, sát với cơ sở.
Theo đó, Ban Thường vụ Hội ND huyện đã xây dựng kế hoạch số 03-KH/HNDH, chương trình hành động số 15 để chỉ đạo các cơ sở hội thực hiện Kết luận 62, đồng thời hướng dẫn các cấp hội tổ chức hội nghị quán triệt các nội dung Kết luận 62 đến từng cán bộ, hội viên cơ sở Hội. Hội ND huyện đã tham mưu cho cấp ủy Đảng chỉ đạo và phân công cán bộ có trình độ, năng lực, uy tín làm công tác Hội nhằm nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên nông dân.
Video đang HOT
Hội ND các cấp trên địa bàn huyện đã tích cực củng cố về tổ chức, đổi mới và nâng cao chất lượng tập huấn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, tập trung đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ công tác. Hội đẩy mạnh công tác đối thoại, kiểm tra, công tác thi đua, khen thưởng, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến…
Từ năm 2017, 2018 và đầu năm 2019 các cấp Hội ND huyện Lệ Thủy đã tập trung tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả các chủ đề công tác năm của Huyện ủy, của Hội ND tỉnh. Việc đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền được chú trọng như: tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu bằng hình thức sân khấu hóa, phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí để tuyên truyền “gương người tốt, việc tốt”, các mô hình điển hình tiên tiến trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thêm nhiều mô hình sản xuất mới
Việc nắm bắt tình hình, tư tưởng tâm tư, nguyện vọng của hội viên nông dân đã được các cấp Hội ND huyện Lệ Thủy thực hiện thường xuyên. Cán bộ Hội thực hiện chế độ đi cơ sở hàng tháng, duy trì hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội, kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền các cấp những tâm tư, nguyện vọng của hội viên nông dân.
Bên cạnh đó, các cấp Hội còn đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước của nông dân, thực hiện phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững. Với vai trò trọng tâm và nòng cốt trong phong trào, các cấp Hội đã có nhiều biện pháp chỉ đạo như: tuyên truyền, vận động hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tập huấn chuyển giao KHKT, dạy nghề, xây dựng các mô hình trình diễn, tín chấp cho hội viên nông dân vay vốn mua vật tư nông nghiệp, đầu tư vào sản xuất.
Các hoạt động của Hội đã thu hút trên 22.000 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi hàng năm, trong đó đã có hàng ngàn hộ đạt danh hiệu các cấp. Nhiều mô hình của hộ nông dân có quy mô sản xuất lớn, thu hút hàng chục lao động, thu nhập hàng tỷ đồng/năm. Các cấp Hội đã xây dựng 150 mô hình giảm nghèo bền vững, trực tiếp giúp đỡ 2.500 hộ nông dân nghèo vươn lên thoát nghèo, giúp đỡ 1.600 hộ nông dân vươn lên làm giàu.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, các cấp Hội ND huyện Lệ Thủy đã tích cực tuyên truyền vận động nông dân xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực. Đến năm 2018, toàn huyện đã có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Công tác bảo vệ môi trường đã được các cấp hội chú trọng bằng những việc làm cụ thể như: Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, vận động nông dân xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường nhất là việc thực hiện Đề án 01-ĐA/HNDH về việc “Tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và thu gom, xử lý, tiêu hủy rác thải từ chai lọ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng”…
Toàn huyện đã xây dựng được 75 mô hình dân vận khéo, nhiều mô hình đã có sức lan tỏa rộng khắp. Các cấp Hội đã phối hợp với ngành công an tổ chức tuyên truyền vận động nông dân phòng chống tội phạm, xây dựng tổ tự quản an ninh trật tự, tổ hòa giải ở thôn, bản, xây dựng 5 câu lạc bộ “Nông dân phòng chống tội phạm”, vận động hội viên nông dân đăng ký cam kết “Gia đình không có người vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội”…
Theo Danviet
Lạng Sơn: Nâng "chất" và "lượng" cán bộ, hội viên, nông dân
Cùng với việc đẩy mạnh thực hiện 3 phong trào thi đua lớn, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm củng cố, tổ chức bộ máy và tăng cường nâng cao "chất" và "lượng" của đội ngũ cán bộ, hội viên các cấp qua đó góp phần tăng hiệu quả hoạt động của hội nông dân trên địa bàn tỉnh.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi có tỷ lệ 80% dân số toàn tỉnh sống ở nông thôn và làm nông nghiệp cho thấy nông dân vẫn là lực lượng lao động xã hội đông đảo. Trong năm 2018, Trung ương và tỉnh đã quan tâm ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, đào tạo nghề gắn với tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho nông dân. Hội viên nông dân phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo vượt khó vươn lên, chủ động học tập và vươn lên ứng dụng công nghệ vào sản xuất, giảm nghèo bền vững tạo nên nhiều thành tựu trong nông nghiệp nói chung trên địa bàn tỉnh.
Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ luôn được lãnh đạo Hội Nông dân Lạng Sơn quan tâm, chú trọng.
Không chỉ tăng về số lượng hội viên mà Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn cũng rất quan tâm nâng cao chất lượng cán bộ, hội viên nông dân bằng các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Cùng với đó là hoạt động công tác hội, xây dựng tổ chức bộ máy luôn được các cấp hội quan tâm, trọng tâm là xây dựng chi hội đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức hội viên, trình độ cán bộ hội các cấp; thường xuyên trang bị cho cán bộ hội cơ sở bản lĩnh chính trị, có kỹ năng chỉ đạo, điều hành, biết lắng nghe ý kiến của nông dân.
Các cơ sở Hội đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tăng cường thu hút nông dân và các tổ chức Hội kết hợp với nâng cao chất lượng hội viên. Theo đó, trong năm 2018 Hội Nông dân Lạng Sơn đã kết nạp được thêm trên 2.300 hội viên mới. Toàn tỉnh hiện có 226 hội nông dân cơ sở xã, phường, thị trấn với hơn 110.000 hội viên.
Công tác tập huấn cán bộ hội tiếp tục được quan tâm, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức được nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, nghiệp vụ Quỹ Hỗ trợ nông dân cho trên 1.000 cán bộ Hội cấp xã, thôn. Cử cán bộ Hội tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ tại Trung ương Hội, Quảng Tây (Trung Quốc) theo kế hoạch của Tỉnh ủy... Kết hợp với các ngành liên quan tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác Hội cho hàng nghìn lượt cán bộ Hội tham gia.
Ông Hoàng Văn Tài, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn cho biết: Hội Nông dân luôn quan tâm và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp, nhất là cán bộ Hội cơ sở, chi hội để nâng cao kỹ năng công tác, tinh thần trách nhiệm và năng lực vận động quần chúng. Quan tâm củng cố chi hội còn yếu kém hơn, chú trọng công tác phát triển hội viên nhất là lực lượng nông dân trẻ mới tách hộ, nông dân hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, ngành nghề. Tiếp tục đổi mới nội dung sinh hoạt hội đảm bảo thiết thực và có chất lượng.
Thường xuyên tổ chức các "sân chơi" để nông dân các địa phương có cơ hội được cọ xát, trao đổi kiến thức cũng như kinh nghiệm trong phát triển kinh tế.
Từ năm 2018 đến nay, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp tổ chức 21 lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức về mọi mặt cho hơn 2.240 cán bộ hội nông dân các cấp; cử 14 cán bộ hội tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung ương Hội tổ chức. Các lớp tập huấn được tổ chức chuyên sâu theo lĩnh vực, nghiệp vụ, xây dựng theo chuyên đề cụ thể như: giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; tham gia quá trình giám sát, phản biện; kỹ năng nghiệp vụ công tác của cán bộ hội cơ sở; nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình kinh tế tập thể, liên kết sản xuất trong nông nghiệp...
Phân loại tổ chức Hội năm 2018 đạt kết quả là đã có 6/11 huyện, thành phố đạt vững mạnh, 5 đơn vị khá. Có 193 cơ sở Hội đạt vững mạnh, 33 cơ sở đạt khá, không có cơ sở yếu kém.
Trong năm 2019, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn tiếp tục phối hợp thường xuyên thực hiện công tác tập huấn, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ hội cơ sở. Quan tâm nâng cao nhận thức, năng lực hành động của cán bộ hội các cấp và hội viên nông dân.
Hội cử cán bộ hội nông dân cơ sở đi học tập kinh nghiệm tại các đơn vị và các mô hình thực tế theo hướng học đi đôi với hành. Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ hội, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt có bản lĩnh chính trị, tâm huyết với công tác hội. Đồng thời, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hội theo hướng tập trung cho cơ sở, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh, là "đòn bẩy" giúp nông dân vươn lên làm giàu.
Theo Danviet
Quỹ Hỗ trợ nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu quay vòng hơn 109 tỷ đồng "Ngoài việc hỗ trợ vốn vay cho nông dân thông qua Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội ND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn thường xuyên liên hệ với các doanh nghiệp, đơn vị hỗ trợ nông dân bằng việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm như" - đó là chia sẻ của ông Đoàn Văn Hai- Chủ tịch Hội...