Trồng chè sạch, giá tăng gấp ba
Từ nhiều năm nay, cây chè xanh đã quá đỗi quen thuộc với người dân thôn Trung Long, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Để nâng cao giá trị kinh tế cho cây chè, các hộ dân nơi đây đã cùng nhau liên kết làm chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, nhờ đó thu nhập từ cây chè đã được cải thiện rõ rệt.
Thay đổi thói quen trồng chè
Anh Nguyễn Mạnh Thắng – Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, chế biến chè Ngân Sơn Trung Long là người đầu tiên trong xã thử nghiệm mô hình trồng chè theo quy trình VietGAP. Vừa pha trà mời khách, anh Thắng vừa say sưa kể chuyện làm chè sạch cho chúng tôi. Anh chia sẻ, gia đình có truyền thống trồng chè nhiều đời.
Từ bé, anh đã theo bố mẹ lên nương trồng và thu hái chè. Lớn lên, anh chuyên chở chè khô mang đi bán các nơi giúp bố mẹ. “Chè xanh ở quê tôi được nhiều khách hàng đánh giá thơm ngon, nhưng giá bán vẫn thấp, chưa tương xứng với công sức người dân bỏ ra.
Cũng do trước đây, hầu hết người dân ở Trung Long trồng chè theo kiểu tự phát, mạnh ai nấy làm, chẳng theo một quy trình hay tiêu chuẩn nào nên chất lượng chè không ổn định. Năm 2011, thấy người ta trồng chè sạch có thu nhập cao, tôi cũng thử làm theo” – anh Thắng cho hay.
Anh Nguyễn Mạnh Thắng giới thiệu sản phẩm chè sạch với khách hàng. Đ.T
Từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái cho đến chế biến thành sản phẩm chè khô đến tay người tiêu dùng đều được HTX quản lý chặt chẽ. Mỗi hộ trồng chè trong HTX đều có một mã số được in trên bao bì khi đóng gói sản phẩm để dễ dàng kiểm tra nguồn gốc sản phẩm”. Anh Nguyễn Mạnh Thắng
Video đang HOT
Ngày đó, do tự mày mò nên quy trình làm chè sạch của anh Thắng vẫn còn nhiều hạn chế. Thật may là năm 2013, được sự hỗ trợ của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT tỉnh Tuyên Quang) về việc xây dựng đề án hỗ trợ làm chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, anh Thắng đã mạnh dạn tham gia và trở thành 1 trong 16 hộ đầu tiên tham gia dự án.
Do đã quen trồng chè theo kiểu truyền thống nên khi chuyển sang sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, bà con rất lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu, không biết hiệu quả như thế nào… “Để sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, chúng tôi phải thực hiện rất nhiều khâu bắt buộc như tuyệt đối không sử dụng phân vô cơ, chỉ được dùng phân hữu cơ vi sinh; việc phun thuốc phải đảm bảo nguyên tắc “4 đúng”: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách; phải ghi chép nhật ký chăm sóc hàng ngày…” – anh Thắng cho biết.
Để hỗ trợ, giúp đỡ nhau làm chè sạch thành công, anh Thắng đã đứng ra thành lập tổ hợp tác trồng chè Trung Long, gồm 16 thành viên. Với vai trò là tổ trưởng, anh Thắng phải thường xuyên theo dõi lịch trình trồng chè của từng hộ và lên kế hoạch giúp các hộ tiến hành các biện pháp chăm sóc chè đúng quy trình. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện quy trình chăm sóc chè mới, bà con đã áp dụng nhuần nhuyễn các tiêu chí. Tháng 10.2014, tổ hợp tác trồng chè Trung Long và cơ sở chế biến chè Ngân Sơn do anh Thắng làm chủ chính thức được cấp chứng nhận sản phẩm chè an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Giảm hóa chất, tăng giá thành
Từ những thành công của tổ hợp tác ban đầu, tháng 9.2015, anh Thắng mạnh dạn thành lập HTX sản xuất, chế biến chè Ngân Sơn Trung Long với 24 thành viên. Hiện, HTX đã có 6,5ha chè được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chè an toàn VietGAP và 10ha chè sản xuất theo hướng VietGAP. Mỗi năm, HTX sản xuất và chế biến hơn 30 tấn chè.
Sản phẩm được đóng gói, hút chân không bằng bao bì, nhãn mác đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng. “Gọi là chè sạch là bởi HTX sản xuất và chế biến chè theo chuỗi khép kín. Theo đó, từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái cho đến chế biến thành sản phẩm chè khô đến tay người tiêu dùng đều được HTX quản lý chặt chẽ. Mỗi hộ trồng chè trong HTX đều có một mã số được in trên bao bì để dễ dàng kiểm tra nguồn gốc sản phẩm” – anh Thắng chia sẻ.
Chị Nông Thị Thiều (dân tộc Tày) – thành viên HTX vui vẻ nói: “Từ ngày vào HTX, tôi đã biết ghi chép nhật ký chăm sóc hằng ngày; phun thuốc trong danh mục cho phép, phun đúng liều, đúng lứa, đúng thời gian cách ly; biết dùng phân sinh học bón cho chè… Cầu kỳ, cẩn trọng là thế mới ra được sản phẩm chè sạch. Điều vui hơn cả là trồng chè sạch chúng tôi giảm hẳn việc tiếp xúc với hoá chất độc hại, nhất là giá thành sản phẩm tăng hơn hẳn. Nếu như trước đây giá bán 1kg chè khô chỉ được 60.000 – 70.000 đồng/kg thì nay tăng lên 200.000/kg”.
Theo Danviet
Mít Thái trên đất Nam Đàn: dễ trồng, múi to, thơm ngon và ngọt
Mít Thái là loại cây ăn quả dễ trồng, quả sai, múi to, hạt nhỏ, vỏ mỏng, thơm ngon và ngọt. Mô hình trồng mít Thái của gia đình anh Trần Văn Thuận ở xóm Vệ Nông xã Vân Diên (Nam Đàn) cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ năm đang mở ra nhiều triển vọng mới cho các vùng đất bán sơn địa...
Nói đến lý do chọn cây mít Thái, Anh Thuận cho biết: Trước đây, trên diện tích gần 2 ha vườn đồi, gia đình anh chủ yếu trồng sắn, bạch đàn nên hiệu quả kinh tế không cao. Hưởng ứng phong trào phá bỏ vườn tạp, phát triển kinh tế vườn đồi, năm 2009, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư, quy hoạch lại vườn và đưa vào trồng hơn 100 cây mít Thái Lan.
Mô hình mít Thái của gia đình anh Trần Văn Thuận, xã Vân Diên (Nam Đàn).
Đây là loại cây thích hợp với nhiều chân đất, nhất là đất gò đồi. Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch chỉ trong vòng 18 tháng, cho quả sai và ra quả quanh năm, trọng lượng trung bình mỗi quả từ 7 - 15 kg. Theo kinh nghiệm của anh Thuận, mít Thái tuy dễ trồng nhưng đòi hỏi phải thường xuyên tưới nước, bón phân (tốt nhất là phân chuồng) và theo dõi để phòng trừ các loại sâu đục thân, đục trái.
Giống mít Thái cho quả từ 7-15 kg.
Sau mỗi lần hái trái phải cắt bỏ bớt cành thừa để cây nhận đủ ánh sáng giúp trái to và ngọt. Ngoài ra nên tỉa bỏ những trái đầu cành, chỉ giữ lại những trái ôm thân và gần gốc. Nếu cây còn nhỏ chỉ giữ tối đa khoảng 10 trái/cây. Khi cây trưởng thành, số trái có thể nâng lên nhiều hơn.
Đặc biệt mít Thái trồng càng lâu năm múi sẽ càng có vị ngọt đậm, thơm ngon hơn mít tơ. Từ trồng mít Thái, mỗi năm cho gia đình anh nguồn thu trên 100 triệu đồng. Anh cho biết thêm: "Tình cờ một lần xem trên ti vi có giới thiệu cây mít Thái, nên tôi đã ra tận ngoài Bắc để mua giống về trồng. Nói chung mít Thái cho giá trị kinh tế cao, bình quân mỗi kg từ 12.000 - 15.000 đồng. Khoảng vài tuần nữa tôi sẽ xuất bán. Từ trồng mít Thái, cuộc sống giờ đây cũng đỡ vất vả hơn nhiều, mua được xe máy, tủ lạnh, có điều kiện nuôi con ăn học".
Vườn mít nhà anh Thuận
Cây mít Thái không chỉ giúp gia đình anh Thuận thoát nghèo mà còn tích lũy được đồng vốn để tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển đàn lợn thịt ổn định từ 100 - 150 con, mỗi năm xuất bán 25 - 30 tạ lợn hơi thu về 100 - 120 triệu đồng. Ngoài ra tranh thủ công chăm sóc vườn cây ăn quả, anh còn nhận khoán thêm 2 ha rừng thông khai thác nhựa để có thêm nguồn thu 50 triệu đồng/ năm.
Với cách làm này, gia đình anh đã trở thành điển hình phát triển kinh tế vườn đồi cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Nhận xét về mô hình này, ông Nguyễn Ngọc Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Vân Diên khẳng định: "Mô hình trồng mít Thái của gia đình anh Thuận, tuy mới, nhưng cho thu nhập khá cao.
Ngoài ra anh cũng không ngần ngại trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn cách trồng, chăm bón cho ai có nhu cầu, gần đây anh đứng ra cung cấp cây giống cho bà con, vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân mạnh dạn làm giàu từ cây trồng này". Dự định trong thời gian tới, anh tiếp tục nhân rộng diện tích trồng mít Thái, vừa tăng thu nhập vừa để bà con thăm quan học tập.
Theo Hồng Sương (Đài Nam Đàn)
Lợn "Kobe" giá 300.000 đồng/kg được cho ăn gì? "Lợn tảo xoắn cũng được nuôi theo quy trình chuẩn của lợn ốc quế nhưng được bổ sung tảo xoắn tươi Spirullina từng ngày, từ khi rời sữa mẹ cho đến khi xuất chuồng với hàm lượng 10gr/ngày/con...". Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc công ty Thực phẩm sạch Ba Vì về loại thức ăn đặc biệt...