Trồng cây ra thứ trái nhìn là tứa nước miếng, hái mỏi cả tay, cứ 1 vụ ông nông dân Sơn La lãi nửa tỷ
Nương trồng dâu tây rộng gần 1ha của gia đình ông Nguyễn Văn Điều, ở bản Xuân Quế (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đang độ thu hoạch.
Cây nào, cây nấy cũng chi chít quả chín đỏ như gấc, ai thấy cũng hết lời ngợi khen.
Đều đặn mỗi lần hái, ông Điều thu hơn 10 triệu đồng từ bán quả dâu tây ra thị trường.
Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Văn Điều, ở bản Xuân Quế , xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La khi ông vừa từ nương dâu tây trở về.
Ông Nguyễn Văn Điều, ở bản Xuân Quế, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trồng gần 1ha dâu tây từ năm 2020. (Ảnh: Thanh Ngân)
Khệ nệ bê hộp xốp đựng đầy quả dâu tây chín đỏ, ông Điều nhẹ nhàng đổ ra chiếc đệm trải trước sân nhà. Phút chốc chiếc đệm đã được đổ đầy những trái dâu tây chín đỏ, thơm ngon, chỉ nhìn thôi cũng thấy thèm.
Sau khi đổ dâu tây ra đệm, ông Điều lại cùng với vợ và con gái tất bật phân loại quả dâu tây chín.
Quả dâu tây được gia đình ông Điều chia thành nhiều loại: Vip, to, nhỡ, bi và bi ve. Tùy từng loại quả dâu tây mà gia đình ông Điều bán cho thương lái với giá khác nhau, dao động từ 60.000 – 250.000 đồng/kg.
Mở đầu câu chuyện với phóng viên Dân Việt, ông Điều vui vẻ nói: Gia đình tôi trồng dâu tây từ năm 2017. Khi đó, gia đình tôi chỉ trồng có vài nghìn cây thôi. Mặc dù thấy rõ giá trị kinh tế từ cây dâu, song khi đó vì mải việc khác nên tôi chưa thực sự chú ý đến loại cây này.
Theo ông Điều, mãi đến năm 2020, ông mới toàn tâm, toàn ý đến việc trồng và chăm sóc dâu tây. Gia đình ông trồng 3 vạn cây dâu tây trên đất nương, diện tích chừng 1ha. Năm ngoái, gia đình ông lãi hơn 500 triệu đồng từ bán quả dâu tây chín ra thị trường.
Năm 2021, gia đình ông Điều tiếp tục trồng 3 vạn cây dâu tây trên mảnh nương rộng gần 1ha đó.
Để có cây dâu tây giống trồng lấy quả, gia đình ông phải trồng nhân giống từ đầu năm. Ông Điều dành khoảng 2000m2 đất để trồng dâu tây lấy giống. Ông Điều nhân giống dâu tây bằng cách tách ngó từ cây mẹ.
Video đang HOT
Ông Điều bán dâu tây với giá dao động từ 60 – 250.000 đồng/kg. (Ảnh: Thanh Ngân)
Theo ông Điều, để cây dâu tây sinh trưởng, phát triển tốt, sai quả, thời gian thu hoạch kéo dài, thì cần phải xử lý sạch mầm bệnh ngay từ khi nhân giống.
Thời điểm nhân giống dâu tây, ông Điều đặc biệt chú ý đến khâu phun thuốc phòng trừ nấm, bệnh trên cây dâu.
“Cây dâu thường xuyên mắc các bệnh theo tuyến mùa. Tùy từng mùa mà cây dâu bị các loại nấm, bệnh như: sâu, rệp, nấm, trĩ, nhện…tấn công. Vì thế cần phải xử lý sạch mầm bệnh trước khi đưa vào trồng lấy quả. Tùy từng loại nấm, bệnh mà tôi phun loại thuốc phù hợp. Tôi chủ yếu phun thuốc phòng bệnh cho cây dâu tây theo định kỳ, chứ không để khi chúng phát bệnh mới mới phun.
Nếu mưa nhiều thì cứ cách 1 tuần tôi lại phun cho nương dâu một lần. Còn thời tiết bình thường thì 10 ngày tôi mới phun thuốc 1 lần. Nhờ xử lý tốt mầm bệnh nên nương dâu của gia đình tôi luôn sinh trưởng, phát triển tốt” – ông Điều thông tin.
Ông Điều chỉ phun thuốc phòng trừ sâu, bệnh cho cây dâu tây ở thời điểm nhân giống và dưỡng cây. Khi cây dâu bắt đầu ra hoa, đậu quả thì ông Điều ngừng hẳn, không phun thuốc nữa.
Trong quá trình chăm sóc cây dâu tây, ông Điều luôn chú ý đến việc cho cây dâu “ăn” phân đầy đủ, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho chúng sinh trưởng, phát triển tốt.
Mỗi năm, gia đình ông Điều lãi cả nửa tỷ đồng từ bán quả dâu tươi chín đỏ, thơm lừng ra thị trường. (Ảnh: Thanh Ngân)
“Tùy từng thời kì sinh trưởng và phát triển của cây dâu tây, mà tôi cho chúng “ăn” loại phân phù hợp. Ở thời kì dưỡng cây thì tôi bón phân dưỡng cây cho chúng. Trong giai đoạn cây dâu tây nuôi quả thì tôi lại sử dụng phân dưỡng quả và ka li để bón…”, ông Điều tiết lộ.
Theo ông Điều, cây dâu tây được ăn đủ chất dinh dưỡng sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, chỉ sau hơn 2 tháng trồng là bắt đầu cho quả…
Theo ông Điều, thời gian trồng dâu tây thích hợp nhất là vào tháng 9. Thời gian cây dâu tây cho thu hoạch quả dài hay ngắn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, bón phân.
Nhờ chăm sóc tốt nên nương dâu nhà ông Điều cho thu hoạch từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Nếu thời tiết nắng nóng thì ngày nào ông Điều cũng thu hoạch dâu tây. Còn thời tiết bình thường thì cứ cách một ngày, ông Điều hái dâu tây 1 lần.
Mỗi lần, ông Điều hái từ 1,5 – 2 tạ quả dâu tây tươi. Bán ra thị trường với giá dao động từ 60 – 250.000 đồng/kg, ông Điều thu hơn 10 triệu đồng. Với gần 1ha dâu tây, mỗi vụ gia đình ông Điều lãi hơn nửa tỷ đồng từ bán quả dâu tây chín đỏ ra thị trường.
Cây mai vàng vẫn hot, ra tết dịch vụ chăm sóc cây mai ở Bà Rịa-Vũng Tàu đắt khách
Sau Tết, các vườn mai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại tất bật với dịch vụ chăm sóc cây mai vàng.
Từ mùng 7 Tết đến rằm tháng Giêng, các nhà vườn nhận phục hồi, chăm sóc mai vàng sau Tết.
Hết tết, đưa mai vàng đi gửi
Sau một năm làm ăn thành công, anh Vũ Văn Phong (61 Triệu Việt Vương, TP. Vũng Tàu) quyết định mua cây mai vàng trị giá 10 triệu đồng để chưng vào dịp Tết Nguyên đán.
Do không am hiểu kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng nên khi hoa rụng gần hết, mùng 9 Tết, anh Phong gọi điện cho vườn mai Bá Thế đến nhận cây hoa mai vàng về chăm sóc với tiền công 2 triệu đồng/năm.
Một nhà vườn cho xe đến chở mai về vườn để chăm sóc trên đường Hồ Quý Ly, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
"Không gian ở nhà chật hẹp, tôi lại bận rộn và không am hiểu về cách chăm sóc mai nên tôi chọn vườn mai có uy tín, mát tay để nhờ chăm. Tính ra 2 triệu đồng/năm chăm mai cũng phù hợp và hy vọng Tết năm sau cây mai sẽ lại cho nhiều bông, nở đúng dịp Tết", anh Phong nói.
Khảo sát của phóng viên Báo Bà Rịa-Vũng Tàu cho thấy, từ mùng 7 Tết, các nhà vườn tại TP. Vũng Tàu, TP. Bà Rịa, huyện Long Điền, TX. Phú Mỹ... đã bắt đầu có khách hàng đem mai đến gửi, nhưng đông nhất vẫn là thời điểm từ mùng 9 đến rằm tháng Giêng, khi những nụ hoa cuối đã trổ và cây đã ra chồi, nảy lộc.
Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nhà vườn thì người chơi mai nên đem cây mai vàng đến gửi càng sớm càng tốt, vì để càng lâu thì chất dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi hoa và trái, khi đó cây mai sẽ bị mất sức và khó đạt chất lượng hoa trong năm tới.
Vườn mai Bá Thế (967 đường 30/4, phường 11, TP. Vũng Tàu) những ngày này nhộn nhịp không thua gì những ngày giáp Tết. Ông Phan Bá Thế - chủ vườn và hàng chục công nhân, người làm đang tất bật gom mai về vườn.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm theo nghề trồng mai cảnh, ông Thế được khách tin tưởng gửi mai để phục hồi, uốn tỉa. Từ sau Tết đến nay, ông đã nhận hơn 1.000 gốc mai đưa về vườn để chăm sóc. Theo ông Thế, tiền công chăm mai dao động từ 30%-50% giá trị cây mai.
Chẳng hạn, mai nhỏ, ít tuổi công chăm sóc từ vài trăm ngàn đồng tới vài triệu đồng; ngược lại, mai có giá trị 20-30 triệu đồng/gốc thì công chăm sóc, dưỡng mai ở mức 5-15 triệu đồng.
Trường hợp mai bị chết, không bung nụ, trổ hoa đúng thời điểm, mai "xuống sắc", nhà vườn sẽ đền bù theo thỏa thuận với khách hàng hoặc tìm cây khác tương đương để bù cho khách hàng chơi Tết.
Để thuận lợi cho khách hàng, vườn mai Bá Thế có dịch vụ xe chuyên chở tận nhà. Tùy kích thước chậu mai, quãng đường di chuyển, tiền công mỗi chuyến từ 150-250 ngàn đồng/chậu trong phạm vi TP. Vũng Tàu và 300-500 ngàn đồng đối với các địa phương khác trong tỉnh.
Nhà vườn trồng mai vàng cũng kén khách
Ông Nguyễn Trung Hiếu, chủ một vườn mai ở thị trấn Long Hải, huyện Long Điền (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, khi nhận mai từ nhà khách hàng về, nhà vườn thường thay hết đất trong chậu và ngắt hết những bông mai còn lại.
Sau ngày 20 tháng Giêng, lá mai được tỉa hết, chỉ chừa lại cành. Sau đó, mỗi ngày tưới nước cho cây 1-2 lần và 7-10 ngày thì bón phân, phun thuốc diệt bọ trĩ 1 lần. Cuối năm, tùy vào thời tiết, người chăm sóc cần tưới nước, bón phân với thành phần phù hợp, lặt hoặc giữ lá để mai nở đúng dịp Tết.
Hợp đồng chăm sóc mai tưởng chừng có vẻ đơn giản nhưng không dễ bởi khi nhận mai về phải chăm sóc ngay. Nhà vườn phải cắt tỉa cành, tỉa hoa, nụ còn sót lại để cây phục hồi sau thời gian "căng sức" nuôi hoa cho khách chơi Tết.
Ngoài ra, còn phải tưới phân, thay đất, tỉa rễ để cây mai vàng bung rễ non... trong cả năm trời tốn rất nhiều chi phí và nhân công chăm sóc. Nếu chăm sóc cây mai vàng không kỹ, cây mai năm tới sẽ xấu, không ra hoa, thậm chí trong quá trình chăm sóc cây bị chết vì thối rễ.
Đến khoảng tháng 7, 8 âm lịch, chủ vườn phải dùng kẽm uốn cành để tạo dáng, thế. Do đó, một số vườn mai thường kén chọn khách.
Một vườn mai vàng trên địa bàn TX. Phú Mỹ cho biết: "Mặc dù hiện tại vẫn còn nhiều khách hàng có nhu cầu thuê chăm sóc mai nhưng vườn đã ngưng nhận vì không còn mặt bằng tốt để chăm sóc cho mai. Hơn nữa, công việc này cũng khá vất vả và gặp nhiều rủi ro nên chúng tôi chỉ nhận của những khách hàng thân quen".
Anh Bùi Văn Thuận (khu phố Ngọc Hà, phường Phú Mỹ, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho hay, do việc cơ quan bận rộn nên mấy năm nay, sau khi chơi Tết xong, anh mang cây mai đến nhà vườn nhờ chăm sóc.
"Khi gửi ở nhà vườn, cây được chăm sóc chu đáo và tạo dáng chuyên nghiệp nên mai nở đẹp, đúng thời điểm. Năm nào gia đình tôi cũng có mai để chưng Tết mà chỉ tốn một khoản chi phí vừa phải cho nhà vườn", anh Thuận nói.
Trồng thứ cây thấp tè, ra quả thành chùm đỏ như bờ môi sơn nữ, cô nông dân Sơn La "hái" hơn 200 triệu/vụ Chỉ với khoảng 5.000m2 đất trồng dâu tây-thứ cây ra trái từng chùm đỏ như bờ môi sơn nữ, một chị nông dân đảm đang ở vùng cao Sơn La nhẹ nhàng "đút túi" hơn 200 triệu đồng mỗi vụ. Đó là chị Kiều Ngọc Ánh, ở bản Xuân Quế (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), còn loài cây ra...