“Trồng cây mỡ thì 10 năm nữa cũng không có bóng mát đâu”

Theo dõi VGT trên

Có lẽ chưa bao giờ các nhà khoa học, các nhà làm luật lại tỏ thái độ bức xúc như khi nói về vụ “t.hảm s.át” cây xanh ở Hà Nội.

Qua hàng loạt ý kiến trong hội thảo “Từ đề án 6.700 nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội” diễn ra vào chiều 23/3 ở Hà Nội do Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức, các nhà khoa học đã “vạch rõ tội trạng” và căn nguyên dẫn đến “cuộc t.hảm s.át” này.

Trồng cây mỡ thì 10 năm nữa cũng không có bóng mát đâu - Hình 1

Các nhà khoa học gọi đây là “ cuộc t.hảm s.át cây xanh

Thiếu hiểu biết về cây xanh đô thị

GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng – Phó chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam – cho rằng việc “t.àn s.át” cây xanh hàng loạt vừa qua ở Hà Nội là một sai lầm. “Cách làm việc của lãnh đạo Hà Nội thế này thì môi trường Hà Nội còn bị ô nhiễm, người dân Hà Nội còn bị khổ sở”, ông Đăng bức xúc.

Còn theo TS. Phạm Sỹ Liêm – Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam (nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội) – qua đề án 6.700 cây xanh và những phát biểu của lãnh đạo các đơn vị liên quan vừa qua cho thấy “họ chưa hiểu hết về chức năng của cây xanh đô thị, tác dụng và tác hại của nó”.

“Cây cối như một người bạn với con người, cùng sinh ra và lớn lên, thế mà cùng được 40-50 t.uổi rồi mà chặt hàng loạt như thế thì chẳng khác nào g.iết đi những người bạn của con người. Việc chặt hạ 6.700 cây xanh như một cuộc t.hảm s.át Mỹ Lai về cây cối. Cây cối còn như chứng nhân lịch sử thế mà giờ diệt những chứng nhân lịch sử – qua thời gian biết được nhiêu chuyện, ghi được nhiều chuyện. Thế giới người ta chỉ cần lấy một mẫu khảo cổ thì đã có thể đọc vanh vách thời đó như thế nào rồi cơ mà”, TS Liêm phân tích.

Nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Phạm Sỹ Liêm còn rất băn khoăn về việc Hà Nội phê duyệt cho một loạt đơn vị không hề có tý liên quan, chuyên môn nào về trồng cây xanh như Công ty tư vấn xây dựng đầu tư Hà Thành, Công tyTNHH MTV Cơ điện công trình, Công ty CP Công nghệ thương mại Bình Minh.

“Tôi nghe nói một cây sấu như thế đã có giá tới 30 triệu đồng rồi, nhẩm tính sơ sơ số t.iền họ đốn hạ mang bán thì cũng được rất nhiều t.iền rồi. Nhưng lại mua một cây mới trồng vào đấy, lại tốn bao nhiêu t.iền nữa. Chặt cây cũ, trồng cây mới thì gọi là tài trợ, không lấy t.iền nhà nước ư? Nghe chừng không ổn. Những cái này diễn ra, chúng ta không nên ngây thơ quá về sự vụng về, thiếu hiểu biết, hay kém kinh nghiệm. Đều có sự đo đếm hết, không phải tự nhiên mà như vậy đâu. Tôi mong rằng việc thanh tra mà Hà Nội đang triển khai đừng chỉ tìm ra những con kiến”, ông Liêm thẳng thắn.

Luật quy định một đằng, thực thi một nẻo

GS. Phạm Ngọc Đăng cho biết trước đây ông từng được mời tham tham gia vào đề án đ.ánh giá tác động môi trường cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

“Trong đề án đó không hề nhắc tới việc phải chặt hạ hàng cây xà cừ dọc hai bên đường Nguyễn Trãi”, ông Đăng công bố thông tin g.ây s.ốc.

Theo ông Đăng, khi thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, nếu thấy không chặt cây hàng cây dọc đường Nguyễn Trãi thì không thể thi công được thì sẽ phải thành lập hội đồng đ.ánh giá, lập hồ sơ và gửi tới Bộ Tài nguyên- Môi trường thẩm định và được phê duyệt thì mới thực hiện được.

Trong khi đó, luật sư Trần Vũ Hải (Công ty Luật Hà Nội) khẳng định: Luật Thủ đô do chính Hà Nội đề xuất, xây dựng để rồi Quốc hội thông qua đã có điều khoản cấm chặt phá cây xanh, trừ trường hợp bất khả kháng.

“Chúng tôi nghiên cứu thì thấy việc chặt phá cây xanh vừa qua còn không cấp phép. Họ chỉ sử dụng toàn công văn để chỉ đạo. Từ đầu tới cuối, họ không làm theo luật lệ nào cả. Tôi nghiên cứu mãi các văn bản liên quan mà không biết họ áp dụng theo luật nào”, luật sư Hải nói.

Trồng cây mỡ thì 10 năm nữa cũng không có bóng mát đâu - Hình 2

Cây bệnh thì phải cứu trước khi tính chuyện chặt hạ.

Cây bị bệnh thì phải cứu

Video đang HOT

GS. Nguyễn Lân Dũng – Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam – nói rằng việc cây xanh bị bệnh là chuyện hết sức bình thường, vấn đề là cứu hay không cứu.

“Cây cũng như con người, bị bệnh thì phải cứu chữa, chứ không thể đem chôn ngay được. Tôi đi nhiều nước trên thế giới thấy họ cũng luôn tìm mọi cách để cứu cây, chứ không phải cứ thấy câu sâu bệnh là chặt hạ ngay”, GS. Dũng nói.

“Tôi có may mắn đi được 30 thủ đô các nước, không có thủ đô nào như ở Hà Nội ta. Khi mở rộng Thủ đô Hà Nội tôi đã trình bày và ngạc nhiên vì Thủ đô mình lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau Bắc Kinh (Trung Quốc) và Tokyo (Nhật Bản). Thủ đô của ta quá lớn, so với các nước quá đẹp vì hồ và cây. Chúng ta thấy nhiều thủ đô hoành tráng, nhưng cây xanh thì thua chúng ta. Nhưng hồ thì chúng ta biết rồi, chúng ta đã mất rất nhiều hồ. Trước đây làm gì có chuyện ngập lụt đâu, thế mà giờ đã có việc ngập nước tới bụng, ngập cả xe đạp. Đau đớn lắm rồi, nhưng giờ lại tính chặt tới 6.700 cây xanh, tức là 1/7 tổng số cây ở Hà Nội. Tôi thử tưởng tượng rằng nếu đầu tôi rụng mất 1/7 tóc đi thì thành cái đầu hói mất rồi. Hà Nội không thèm quan tâm tới các nhà khoa học, không thèm quan tâm tới nhân dân đó là một điều rất khó hiểu”, GS. Nguyễn Lân Dũng đưa ra so sánh.

Trồng cây mỡ thì 10 năm nữa cũng không có bóng mát đâu - Hình 3

Cây sâu bệnh là do trồng sai kỹ thuật.

Sâu bệnh là trồng sai kỹ thuật

TS. Phó Đức Tùng – nguyên Chủ nhiệm bộ môn Lâm nghiệp đô thị (Đại học Lâm nghiệp) – đặt câu hỏi: “Tại sao những cây xanh ở Hà N.ội yếu, bệnh tật? Đó là vì Hà Nội chưa bao giờ trồng cây đường phố đúng kỹ thuật cả. Trồng cây đô thị khác hẳn với các loại cây ở nông thôn, đồi núi, không phải cứ khoét khoét đất lên rồi trồng cây xuống như thế được. Nếu trồng như thế thì cây mới không thể có khả năng phát triển bằng một cây cũ được. Với điều kiện trồng, chăm sóc như thế thì một số cây vô giá trị như Hà Nội nói (cây nông, dâu da xoan, gòn,…) cũng có giá trị; không loại cây nào có thể sống được ngoài những cây vô giá trị ấy. Tương tự như việc không diệt hết cá rô phi trên sông Tô Lịch để thả vào đó những con cá chép rồng đắt giá được”.

Cần phải thanh tra làm rõ

GS Nguyễn Lân Dũng nói thêm: “Con đường từ Ngã Tư Sở vào Hà Đông dài hơn 11 km nhưng nói như GS. Đăng thì không nằm trong quy hoạch của tuyến đường đó, không cần phải chặt hạ khi triển khai dự án đường sắt đô thị. Thế thì càng phải thanh tra, làm rõ việc này. Nghệ sĩ Chiều Xuân đã phải khóc để kiên quyết giữ cây xanh trước cửa nhà trên đường Nguyễn Thái Học, rồi bao nhiêu văn nghệ sĩ đã lên tiếng, bao nhiêu bài vè, bài thơ đau đớn về chuyện này. Tôi cho rằng phải đặt ra chuyện truy cứu trách nhiệm của những người đề xuất chủ trương này, chứ không thể dừng lại kiểm điểm, ngừng công tác để kiểm điểm được”.

GS. Nguyễn Lân Dũng cho biết lãnh đạo Hà Nội nói rằng đã chặt hạ 500 cây nhưng ông lại nghe được thông tin nói rằng đã có hơn 1.000 cây bị chặt.

Trong khi đó, luật sư Trần Vũ Hải nhẩm tính: Đường Nguyễn Chí Thanh đã chặt hạ gần 400 cây, đường Nguyễn Trãi 500 cây là thành 900 cây rồi nên con số Hà Nội đưa ra rất đáng ngờ.

“Tôi có người bạn đã đi lòng vòng qua nhiều tuyến phố và thấy phố nào cũng có gốc cây bị chặt hạ. Người bạn này đã nhẩm tính phải có khoảng 2.000 cây bị chặt hạ rồi chứ không thể là 500 cây được. Tàu điện trên cao đường Nguyễn Trãi mấy năm nữa mới xong mà các anh ấy đã chặt hết sạch, trước cả kế hoạch. Về mặt luật pháp hoàn toàn không thấy cơ sở pháp lý nào cả. Chính vì thế việc thanh tra của Hà Nội phải có sự tham gia của nhiều tổ chức, đoàn thể để giám sát thì mới minh bạch được”- ông Hải nói.

GS. Nguyễn Lân Dũng đề nghị việc thanh tra chuyện chặt cây ở Hà Nội phải để Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, vì đến nay truyền thông các nước lớn trên thế giới đều đã lên tiếng cả rồi nên không thể để Hà Nội thanh tra.

“Trên mạng nói rằng làm (chặt cây) nhanh hơn cả lâm tặc. Việc đó quá đau xót”- GS. Dũng nói.

Trồng cây mỡ thì 10 năm nữa cũng không có bóng mát đâu - Hình 4

TS. Nguyễn Tiến Hiệp khẳng định cây được trồng là cây mỡ.

Nhà khoa học khẳng định cây được trồng là cây mỡ

TS. Nguyễn Tiến Hiệp – Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam – cho biết đã lấy mẫu cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh đem về nghiên cứu.

“Chắc chắn đó là cây Mỡ chứ không phải cây vàng tâm. Mà là cây mỡ bình thường, gỗ không tốt, nó là nguyên liệu trồng để làm giấy ở vùng Tuyên Quang, Yên Bái, đường kính 20cm đã cưa rồi. Bộ lá của nó thưa, nó không thể thích hợp ở đây được. Tôi dự đoán khả năng c.hết rất cao, bởi điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu không phù hợp. Hà Nội có lúc nắng nóng tới 40-45 độ thì khả năng c.hết rất cao”- ông Hiệp nói.

GS. Nguyễn Lân Dũng bình luận thêm: “Anh Hiệp là chuyên gia trong lĩnh vực này thì nói chính xác rồi. Tôi thì cho rằng 10 năm nữa nó cũng chắc chắn không có bóng mát đâu, bởi cành nó bằng ngón tay thôi. Chúng ta không nên quan tâm hàng cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm hay mỡ, bởi cả 2 loại cây này đều không phù hợp để làm cây xanh ở Hà Nội. Ở đây không phải đất chua, không có chất mùn và nhiệt độ cao thì làm sao có thể trồng được 2 loại cây đó chứ”.

Theo_Dân việt

Đề án chặt hạ 6.700 cây xanh: Đừng chỉ thanh tra ra những “con kiến”

Băn khoăn về đề án chặt hạ 6.700 cây xanh ở Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phạm Sỹ Liêm đ.ánh giá vụ việc còn ẩn chứa nhiều điều không ổn. "Mong rằng việc thanh tra mà Hà Nội đang triển khai đừng chỉ tìm ra những con kiến".

Chiều nay 23/3, hội thảo "Từ đề án 6.700 nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội" đã được Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức.

"Chưa hiểu hết về chức năng của cây xanh"

Đề án chặt hạ 6.700 cây xanh: Đừng chỉ thanh tra ra những con kiến - Hình 1

Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phạm Sỹ Liêm ví đề án 6.700 cây xanh như một cuộc "thảm sát Mỹ Lai với cây cối"

Theo TS. Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội) - qua đề án 6.700 cây xanh và những phát biểu của lãnh đạo các đơn vị liên quan vừa qua cho thấy "họ chưa hiểu hết về chức năng của cây xanh đô thị, tác dụng và tác hại của nó".

"Cây cối như một người bạn với con người, cùng sinh ra và lớn lên. Thế mà cùng được 40-50 t.uổi rồi mà chặt hàng loạt cây xanh như thế... Cây cối còn như một chứng nhân lịch sử, qua thời gian biết được nhiêu chuyện, ghi được nhiều chuyện. Thế giới người ta chỉ cần lấy một mẫu khảo cổ thì đã có thể đọc vanh vách thời đó như thế nào rồi cơ mà"- TS Liêm phân tích.

Chưa hết, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phạm Sỹ Liêm còn rất băn khoăn về việc Hà Nội phê duyệt cho một loạt đơn vị không hề có liên quan, chuyên môn nào về trồng cây xanh như Công ty tư vấn xây dựng đầu tư Hà Thành, Công tyTNHH MTV Cơ điện công trình, Công ty CP Công nghệ thương mại Bình Minh.

"Tôi nghe nói một cây sấu như thế đã có giá tới 30 triệu đồng rồi, nhẩm tính sơ sơ số t.iền họ đốn hạ mang bán thì cũng được rất nhiều t.iền rồi. Nhưng lại mua một cây mới trồng vào đấy, lại tốn bao nhiêu t.iền nữa. Chặt cây cũ, trồng cây mới thì gọi là tài trợ, không lấy t.iền nhà nước ư? Nghe chừng không ổn. Những cái này diễn ra, chúng ta không nên ngây thơ quá về sự vụng về, thiếu hiểu biết, hay kém kinh nghiệm. Đều có sự đo đếm hết, không phải tự nhiên mà như vậy đâu. Tôi mong rằng việc thanh tra mà Hà Nội đang triển khai đừng chỉ tìm ra những con kiến"- ông Liêm thẳng thắn.

"Cây cũng như người, bị bệnh phải chữa chứ không thể đem chôn"

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng - Phó Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam - cho biết trước đây ông từng được mời tham tham gia vào đề án đ.ánh giá tác động môi trường cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

"Trong đề án đó không hề nhắc tới việc phải chặt hạ hàng cây xà cừ dọc hai bên đường Nguyễn Trãi"- ông Đăng công bố thông tin g.ây s.ốc.

Theo ông Đăng, khi thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, nếu thấy không chặt cây hàng cây dọc đường Nguyễn Trãi sẽ không thể thi công được thì phải thành lập hội đồng đ.ánh giá, lập hồ sơ và gửi tới Bộ Tài nguyên- Môi trường thẩm định; được phê duyệt thì mới được thực hiện.

Trong khi đó, luật sư Trần Vũ Hải (Công ty Luật Hà Nội) khẳng định: Luật Thủ đô do chính Hà Nội đề xuất, xây dựng để rồi Quốc hội thông qua đã có điều khoản cấm chặt phá cây xanh, trừ trường hợp bất khả kháng.

"Chúng tôi nghiên cứu thì thấy việc chặt phá cây xanh vừa qua còn không cấp phép. Họ chỉ sử dụng toàn công văn để chỉ đạo. Từ đầu tới cuối, họ không làm theo luật lệ nào cả. Tôi nghiên cứu mãi các văn bản liên quan mà không biết họ áp dụng theo luật nào"- luật sư Hải nói.

GS. Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam - nói rằng việc cây xanh bị bệnh là chuyện hết sức bình thường, vấn đề là cứu hay không cứu.

"Cây cũng như con người, bị bệnh thì phải cứu chữa, chứ không thể đem chôn ngay được. Tôi đi nhiều nước trên thế giới thấy họ cũng luôn tìm mọi cách để cứu cây, chứ không phải cứ thấy câu sâu bệnh là chặt hạ ngay"- GS. Dũng nói.

"Tôi có may mắn đi được 30 thủ đô các nước, không có thủ đô nào như ở Hà Nội ta. Khi mở rộng Thủ đô Hà Nội tôi đã trình bày và ngạc nhiên vì Thủ đô mình lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau Bắc Kinh (Trung Quốc) và Tokyo (Nhật Bản). Thủ đô của ta quá lớn, so với các nước quá đẹp vì hồ và cây. Chúng ta thấy nhiều thủ đô hoành tráng, nhưng cây xanh thì thua chúng ta. Nhưng hồ thì chúng ta biết rồi, chúng ta đã mất rất nhiều hồ. Trước đây làm gì có chuyện ngập lụt đâu, thế mà giờ đã có việc ngập nước tới bụng, ngập cả xe đạp. Đau đớn lắm rồi, nhưng giờ lại tính chặt tới 6.700 cây xanh, tức là 1/7 tổng số cây ở Hà Nội. Tôi thử tưởng tượng rằng nếu đầu tôi rụng mất 1/7 tóc đi thì thành cái đầu hói mất rồi"- GS. Nguyễn Lân Dũng đưa ra hình ảnh so sánh.

TS. Phó Đức Tùng - nguyên Chủ nhiệm bộ môn Lâm nghiệp đô thị (Đại học Lâm nghiệp) - đặt câu hỏi: "Tại sao những cây xanh ở Hà N.ội yếu, bệnh tật? Đó là vì Hà Nội chưa bao giờ trồng cây đường phố đúng kỹ thuật cả. Trồng cây đô thị khác hẳn với các loại cây ở nông thôn, đồi núi, không phải cứ khoét khoét đất lên rồi trồng cây xuống như thế được. Nếu trồng như thế thì cây mới không thể có khả năng phát triển bằng một cây cũ được. Với điều kiện trồng, chăm sóc như thế thì một số cây vô giá trị như Hà Nội nói (cây nông, dâu da xoan, gòn,...) cũng có giá trị; không loại cây nào có thể sống được ngoài những cây vô giá trị ấy. Tương tự như việc không thể diệt hết cá rô phi trên sông Tô Lịch để thả vào đó những con cá chép rồng đắt giá được".

Đã chặt 500 cây, 1.000 hay 2.000 cây?

GS Nguyễn Lân Dũng nói thêm: "Con đường từ Ngã Tư Sở vào Hà Đông dài hơn 11 km nhưng nói như GS. Đăng thì không nằm trong quy hoạch của tuyến đường đó, không cần phải chặt hạ khi triển khai dự án đường sắt đô thị. Thế thì càng phải thanh tra, làm rõ việc này. Nghệ sĩ Chiều Xuân đã phải khóc để kiên quyết giữ cây xanh trước cửa nhà trên đường Nguyễn Thái Học, rồi bao nhiêu văn nghệ sĩ đã lên tiếng, bao nhiêu bài vè, bài thơ đau đớn về chuyện này. Tôi cho rằng phải đặt ra chuyện truy cứu trách nhiệm của những người đề xuất chủ trương này, chứ không thể dừng lại kiểm điểm, ngừng công tác để kiểm điểm được".

GS. Nguyễn Lân Dũng cho biết lãnh đạo Hà Nội nói rằng đã chặt hạ 500 cây nhưng ông lại nghe được thông tin nói rằng đã có hơn 1.000 cây bị chặt.

Đề án chặt hạ 6.700 cây xanh: Đừng chỉ thanh tra ra những con kiến - Hình 2

Hà Nội nói đã có 500 cây bị chặt hạ nhưng các chuyên gia, nhà khoa học không tin con số này. (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, luật sư Trần Vũ Hải nhẩm tính: Đường Nguyễn Chí Thanh đã chặt hạ gần 400 cây, đường Nguyễn Trãi 500 cây là thành 900 cây rồi nên con số Hà Nội đưa ra rất đáng ngờ.

"Tôi có người bạn đã đi lòng vòng qua nhiều tuyến phố và thấy phố nào cũng có gốc cây bị chặt hạ. Người bạn này đã nhẩm tính phải có khoảng 2.000 cây bị chặt hạ rồi chứ không thể là 500 cây được. Tàu điện trên cao đường Nguyễn Trãi mấy năm nữa mới xong mà các anh ấy đã chặt hết sạch, trước cả kế hoạch. Về mặt luật pháp hoàn toàn không thấy cơ sở pháp lý nào cả. Chính vì thế việc thanh tra của Hà Nội phải có sự tham gia của nhiều tổ chức, đoàn thể để giám sát thì mới minh bạch được"- ông Hải nói.

GS. Nguyễn Lân Dũng đề nghị việc thanh tra chuyện chặt cây ở Hà Nội phải để Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, vì đến nay truyền thông các nước lớn trên thế giới đều đã lên tiếng cả rồi nên không thể để Hà Nội thanh tra.

Cây trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ, không phải vàng tâm

TS. Nguyễn Tiến Hiệp - Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam - cho biết đã lấy mẫu cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh đem về nghiên cứu.

Đề án chặt hạ 6.700 cây xanh: Đừng chỉ thanh tra ra những con kiến - Hình 3

TS. Nguyễn Tiến Hiệp (đứng) khẳng định cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ chứ không phải vàng tâm.

"Chắc chắn đó là cây mỡ chứ không phải cây vàng tâm. Mà là cây mỡ bình thường, gỗ không tốt đâu, nó là nguyên liệu trồng để làm giấy ở vùng Tuyên Quang, Yên Bái, đường kính 20cm đã cưa rồi. Bộ lá của nó thưa, nó không thể thích hợp ở đây được. Tôi dự đoán khả năng c.hết rất cao, bởi điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu không phù hợp. Hà Nội có lúc nắng nóng tới 40-45 độ thì khả năng c.hết rất cao"- ông Hiệp nói.

GS. Nguyễn Lân Dũng bình luận thêm: "Anh Hiệp là chuyên gia trong lĩnh vực này thì nói chính xác rồi. Tôi thì cho rằng 10 năm nữa nó cũng chắc chắn không có bóng mát đâu, bởi cành nó bằng ngón tay thôi. Chúng ta không nên quan tâm hàng cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm hay mỡ, bởi cả 2 loại cây này đều không phù hợp để làm cây xanh ở Hà Nội. Ở đây không phải đất chua, không có chất mùn và nhiệt độ cao thì làm sao có thể trồng được 2 loại cây đó chứ".

Thế Kha

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Trung Lương, 11 người nhập viện cấp cứu
11:33:33 21/06/2024
Vì sao QLTT tạm giữ 10 tấn hàng của 'Nguyễn Mai Store' chuyên livestream bán hàng?
10:22:36 21/06/2024
Hà Tĩnh: Cháy quán kem Mixue, lửa bùng đỏ rực cả góc trời
23:41:10 21/06/2024
Sự nghiệp của 'vua rác' David Dương vừa bị FBI khám nhà
10:23:21 22/06/2024
Chùa Ba Vàng báo cáo về khóa tu mùa hè
15:03:36 21/06/2024
Áp thấp nhiệt đới sắp hình thành trên Biển Đông
21:02:34 21/06/2024
Hơn 20 giờ Tổng thống Putin ở Hà Nội
14:04:30 21/06/2024
Hai máy bay suýt 'đối đầu', tạm đình chỉ Kiểm soát viên không lưu
21:35:44 21/06/2024

Tin đang nóng

Đỗ Mỹ Linh và chồng tặng anh trai t.iền tỷ, cặp anh em chuẩn con nhà vọng tộc
12:46:50 22/06/2024
Chồng Hằng Du Mục bị Trang Trần dọa xử, tuyên bố xanh chín sẽ "đắp mộ cuộc tình"
11:33:54 22/06/2024
Hằng Du Mục bị nhà chồng hắt hủi, bạn thân nổi đoá, 2 con riêng "quay xe"?
16:02:35 22/06/2024
Siu Black về vườn nuôi gia súc, nợ ngập đầu chưa trả nổi gốc, bị hỏi thẳng mặt
13:56:49 22/06/2024
Miss Supranational 2024: Đương kim Hoa hậu lấn át thí sinh, Lydie Vũ cực slay
13:20:55 22/06/2024
Quang Linh livestream trấn an vụ Hằng Du Mục, thừa nhận biết từ đầu đến cuối
16:01:02 22/06/2024
Lệ Quyên úp mở việc lên chức mẹ chồng, Lâm Bảo Châu sắp ngồi sui?
13:00:51 22/06/2024
Táo đỏ Tân Cương là gì mà Hằng Du Mục chốt đơn ầm ầm, Hà Linh phán thẳng mặt?
14:38:52 22/06/2024

Tin mới nhất

Bạc Liêu: Sạt lở làm ảnh hưởng hàng chục nhà dân

17:28:24 22/06/2024
Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã nhanh chóng cử lực lượng xuống hiện trường hỗ trợ người dân di dời tài sản, tạm khắc phục sự cố.

Khu vực Bắc Bộ chủ động ứng phó với mưa lớn

19:19:33 21/06/2024
Dự báo khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có mưa to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, t...

Kịp thời dập tắt đám cháy nhà kho trong Khu công nghiệp Phúc Khánh

19:15:58 21/06/2024
Khu vực bị cháy là tầng 2 nhà kho, diện tích khoảng 2.200m2 chuyên chứa phế liệu, sản phẩm phụ trợ sản xuất của Công ty, trong đó diện tích xảy ra đám cháy khoảng 450m2.

Công an Vĩnh Long tìm tung tích nạn nhân và phương tiện gây tai nạn c.hết người trên Quốc lộ 1

19:03:38 21/06/2024
Ngày 18/6, Công an thị xã Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) cho biết đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và Công an các địa phương tổ chức truy tìm người điều khiển phương tiện gây tai nạn làm c.hết người trên Quốc lộ 1.

Việt Nam lên tiếng trước va chạm giữa tàu Trung Quốc và Philippines ở Bãi Cỏ Mây

16:01:15 21/06/2024
Ngày 21-6, phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước va chạm ngày 17-6 giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây

Cháy nhà ở Hà Nội lúc giữa trưa, cả xóm lao vào dập lửa

15:45:29 21/06/2024
Người dân chứng kiến sự việc cho biết, vào thời gian trên, họ phát hiện mùi khét và khói bốc lên từ tầng 3 của ngôi nhà. Sau đó, nhiều người dùng ống dẫn nước sẵn có của gia đình để dập lửa. Có 4 - 5 người còn leo lên mái tôn nhà hàng x...

Hé lộ nguyên nhân 1 ngư dân quê T.iền Giang nằm c.hết bất thường trên võng

13:41:21 21/06/2024
Ngày 21-6, Công an TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn C. (ngư dân trên tàu cá BV991...) để điều tra, xác minh về hành vi H.ành h.ạ người khác .

Giải cứu thành công người đàn ông bị thương dưới giếng sâu 30m

21:56:12 20/06/2024
Nạn nhân là ông M.V.H (SN 1975, ngụ tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng). Trong quá trình nạo vét giếng nước, ông H bị máy bơm rơi xuống trúng người khi đang ở độ sâu 30m.

Việt - Nga ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong chuyến thăm của Tổng thống Putin

19:32:18 20/06/2024
Các bộ, ngành Việt Nam và Nga đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Xưởng sản xuất bao bì bốc cháy ngùn ngụt giữa nắng gắt

19:23:11 20/06/2024
Ngay sau khi xảy ra vụ cháy, lãnh đạo huyện Đại Lộc đã chỉ đạo lực lượng chức năng của huyện và xã Đại Hiệp khẩn trương tiếp cận hiện trường để xử lý và đề nghị lực lượng chức năng hỗ trợ.

Hà Nội: Xảy ra nhiều vụ cháy trong cùng 1 ngày, nỗ lực dập lửa, cứu người

15:53:18 20/06/2024
Sáng 20/6, Công an quận Hà Đông, Hà Nội cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà 5 tầng ở đường Hà Trì, phường Hà Cầu, quận Hà Đông. Nhiều xe chữa cháy được đưa đến hiện trường dập lửa.

Động đất độ lớn 3.8 xuất hiện tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

13:04:31 20/06/2024
Trận động đất xảy ra lúc 16 giờ 57 phút 12 giây ngày 19/6, có tọa độ 15.058 độ Vĩ Bắc, 108.121 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Có thể bạn quan tâm

Nam đạo diễn Việt kể chuyện bị Dustin Nguyễn đ.ấm đau tới mức nghẹt thở

Tv show

17:36:22 22/06/2024
Là khách mời của chương trình Kính đa chiều (phát trên VTV9), đạo diễn hành động Bùi Văn Hải đã chia sẻ nhiều câu thú vị xung quanh chuyện hậu trường làm phim.

Bùi Tiến Dũng nhận đãi ngộ hấp dẫn nếu ở lại Hoàng Anh Gia Lai?

Sao thể thao

17:35:49 22/06/2024
Với những màn trình diễn ấn tượng trong màu áo đội bóng phố Núi trong thời gian qua, Bùi Tiến Dũng đã được Ban lãnh đạo đội bóng gợi ý ký hợp đồng.

Động thái của ca sĩ Thủy Tiên sau khi chồng lên tiếng về thông tin ly hôn

Sao việt

17:34:04 22/06/2024
Thủy Tiên có động thái chứng minh gia đình mình vẫn hạnh phúc. Cô không đề cập thẳng tới tin đồn mà chia sẻ ý nhị từ câu chuyện của cô con gái.

Billie Eilish biết ơn Jennie (Blackpink), hứa sẽ "trả ơn" bằng quà khủng

Sao âu mỹ

17:30:03 22/06/2024
Hôm 18/6, Billie Eilish có chuyến công tác bất ngờ đến Hàn Quốc. Nữ ca sĩ Gen Z tham dự buổi listening party album Hit Me Hard and Soft, tự mình quảng bá nhạc mới cho khán giả xứ kim chi.

Tăng Thanh Hà chuẩn vibe dâu hào môn, Xoài Non nên tham khảo

Người đẹp

17:21:01 22/06/2024
Sau khi kết hôn với doanh nhân Louis Nguyễn, Tăng Thanh Hà hoàn toàn vắng bóng khỏi làng giải trí. Tuy nhiên, mỗi lần tái xuất trên MXH, nàng dâu hào môn luôn khiến dân tình không khỏi xuýt xoa vì gu thời trang chiếm sóng

Hot nhất hôm nay: Suzy và Song Hye Kyo công khai "hẹn hò"!

Sao châu á

17:20:04 22/06/2024
Vào ngày 22/6, cư dân mạng nháo nhào trước loạt ảnh hẹn hò của Song Hye Kyo và Suzy. 2 mỹ nhân đình đám đã đi chơi và chụp ảnh cho nhau.

Không nhận ra mỹ nam phim Hoàng Cung vì visual xuống cấp, tóc dài như "bà thím" khiến netizen choáng váng

Phim châu á

17:17:11 22/06/2024
Trong bộ trang phục cũ sờn cùng mái tóc dài khô xơ và gương mặt lấm lem bụi bẩn, trông Joo Ji Hoon cứ như... bà thím nào.

Marie Hoa: Dâu gốc Việt của Hoàng gia Monaco bị đồn khó có con, giờ ra sao?

Netizen

17:16:23 22/06/2024
Từ một cô gái bình thường bỗng thành thành viên hoàng gia, cuộc đời của cô gái gốc Việt - Marie Hoa Chevallier được ví như Lọ Lem giữa đời thực . Sau 5 năm, cuộc sống của cô khiến công chúng tò mò.

Vật thể lạ bất tử đang chiếm cứ tâm thiên hà chứa Trái Đất

Lạ vui

16:57:43 22/06/2024
Những vật thể lạ lùng, cực đoan đang quây lấy vùng tâm hung bạo của Milky Way (Ngân Hà), t.iêu d.iệt vật chất tối để trở nên bất tử.

Kinh nghiệm đ.ánh thuế đồ uống có đường của các quốc gia trên thế giới

Thế giới

16:54:41 22/06/2024
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang nước ép trái cây và các sản phẩm từ sữa có đường, vốn không nằm trong nhóm chịu thuế nước ngọt. Diễn biến này làm suy yếu một phần lợi ích sức khỏe từ thuế nước ngọt.

4 món trộn thính ngon, thơm nức ăn mãi không chán cho cả nhà nhâm nhi cuối tuần

Ẩm thực

16:46:46 22/06/2024
Mùa hè được nhâm nhi các món nem thính thơm bùi cùng các loại rau thơm, lá... thanh mát thì còn gì bằng nhỉ. Hãy tham khảo các công thức dưới đây nhé!