Trồng cây khôi nhung-loài thuốc quý bán lá 200-300 ngàn đồng/kg
Tận dụng diện tích đất dưới tán rừng, các hộ dân ở xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) tham gia dự án liên kết trồng cây dược liệu khôi nhung, bước đầu đã cho hiệu quả. Cây khôi nhung khai thác lá bán cho doanh nghiệp với giá thu mua từ 200-300.000 đồng/kg.
Hiện nay, xã Hùng Mỹ đang trồng thử nghiệm cây khôi nhung trên 2 ha với 4.000 cây giống dưới tán rừng tự nhiên tại 3 hộ gia đình ở thôn Thắm. Đây là dự án liên kết với Trung tâm Đào tạo nghề Nông nghiệp và tư vấn phát triển nông thôn (Hà Nội) trong việc cung ứng cây giống, kỹ thuật trồng chăm sóc, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm theo chuỗi khép kín.
Mô hình trồng cây khôi nhung dưới tán rừng tự nhiên của gia đình anh Ma Văn Trưởng, thôn Thắm, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
Theo đại diện Trung tâm, cây khôi nhung có đặc điểm thuộc loại cây bụi, cao tới 2 m, mọc thẳng đứng, thân rỗng xốp, ít phân nhánh, lá mọc so le, chịu bóng, ưa độ ẩm, thường mọc dưới tán rừng nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây khôi nhung phân bố rộng ở nhiều tỉnh như Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Nam. Với những đặc điểm và tác dụng của cây khôi nhung nên hiện nay có rất nhiều gia đình trồng tại nhà để làm cây dược liệu quý cho gia đình.
Khi nói tới tác dụng của lá cây khôi nhung, bà Trần Thị Mai Hương, Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh chia sẻ, trong dân gian, dùng cây khôi nhung điều trị bệnh đau dạ dày, tiểu đường, tim mạch, huyết áp; những bệnh dị ứng với thuốc kháng sinh, kháng viêm rất an toàn, không có tác dụng phụ.
Anh Ma Văn Trưởng, thôn Thắm cho biết, tháng 8 vừa qua, gia đình anh tham gia dự án trồng cây dược liệu khôi nhung, nhờ chăm sóc tốt cộng với phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây nên cây phát triển nhanh cho ra nhiều lá. Dự kiến sau hơn 1 tháng nữa, toàn bộ 1.500 cây khôi nhung của gia đình anh sẽ cho thu hoạch đợt lá đầu tiên. Toàn bộ số lá sau khi thu hoạch đã được đơn vị liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra nên gia đình anh rất yên tâm trồng và chăm sóc. Hiện nay, 1 kg lá cây khôi nhung khô đang được đơn vị liên kết thu mua với giá từ 200 đến 300 nghìn đồng.
Video đang HOT
Theo ông Ma Đình Sắc, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Mỹ, đây là mô hình trồng cây dược liệu mới, bước đầu đem lại giá trị kinh tế cao cho một số hộ dân trong xã. Tuy nhiên, quy mô trồng loại cây dược liệu này còn nhỏ lẻ, phương pháp trồng, chăm sóc và thu hoạch vẫn theo cách thủ công nên đã hạn chế sự phát triển của cây, làm giảm năng suất thu hoạch lá.
Hiện nay, xã Hùng Mỹ đang trong quá trình kiểm tra, mở rộng diện tích trồng nhằm nâng cao giá trị trên diện tích đất, đồng thời thành lập tổ hợp tác liên kết nhằm giúp bà con yên tâm sản xuất.
Theo Quốc Việt (Báo Tuyên Quang)
Xứ Tuyên ra mắt thương hiệu "trâu ngố", nuôi 2,5 tháng lãi 3 triệu
Lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang công bố nhãn hiệu tập thể "Trâu ngố Tuyên Quang". Đây là điều kiện đảm bảo giá trị sản phẩm trâu Tuyên Quang được nâng cao, mở rộng thị trường và tăng sản lượng tiêu thụ.
Đầu ra ổn định, lãi cao
Để có được thương hiệu "Trâu ngố Tuyên Quang" là cả một quá trình phối hợp xây dựng của Hội Nông dân tỉnh và hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành (Tuyên Quang). Hạt nhân làm nên thương hiệu và chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học chính là các hộ nông dân xứ Tuyên. Nhờ tham gia mô hình nuôi trâu ngố vỗ béo theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ thông qua hợp tác xã, hàng trăm hộ dân ở Tuyên Quang không chỉ có đầu ra ổn định mà thu nhập cũng được nâng cao rõ rệt.
Ông Ma Văn Va đang chăm sóc đàn trâu ngố của gia đình ở thôn Nặm Kép, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa, (Tuyên Quang). ảnh: Trần Quang
Những ngày này, ông Ma Văn Va ở thôn Nặm Kép, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa đang tất bật chăm sóc đàn trâu ngố tại trang trại của gia đình. Nhìn các con trâu cặm cụi ăn, ông Va tỏ vẻ rất phấn khích. "Lúc mới đưa về nuôi con nào cũng gầy, bà con lối xóm tò mò đến thăm quan, ai cũng lắc đầu bảo toàn con... dáng đứng Bến Tre. Đứng còn xiêu vẹo thế này thì khó chăm lắm, nhưng chỉ sau một thời gian chăm sóc đến giờ con nào cũng béo núng nính"- ông Va nói.
Ông Va cho biết, trâu ngố là giống trâu quý, là con vật đặc sản từ xa xưa vẫn được bà con Tuyên Quang gìn giữ và bảo tồn, hiện giờ giống trâu đặc sản này được người dân tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh nuôi để làm giàu. Gia đình ông Va và nhiều hộ dân khác ở Hùng Mỹ đang rất thành công nhờ tham gia mô hình chuỗi chăn nuôi an toàn sinh học do HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành (Tuyên Quang) phối hợp với Hội ND tỉnh Tuyên Quang thực hiện.
Liên kết làm giàu
Mô hình liên kết chuỗi giữa HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành với tổ hợp tác chăn nuôi xã Hùng Mỹ
Trong thời gian tới rất mong, UBND tỉnh và các ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ để HTX vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kiến nghị địa phương, các ngành hỗ trợ quảng bá sản phẩm, thương hiệu trâu ngố của tỉnh Tuyên Quang đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Ông Hoàng Văn Oanh
được triển khai theo hình thức hợp đồng thỏa thuận và cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra. Trong chuỗi đó, HTX cung cấp trâu, bò đủ tiêu chuẩn, cân trọng lượng của từng con, đánh số tai theo dõi bàn giao cho các hộ của tổ hợp tác.
Đồng thời, HTX tổ chức tập huấn kỹ thuật làm chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh, cách ủ thức ăn cho trâu bò và giám sát, theo dõi sức khỏe đàn trâu, bò trong suốt giai đoạn nuôi. Các hộ chăn nuôi tham gia mô hình chủ động xây dựng chuồng trại theo hướng dẫn kỹ thuật, tự túc nguồn thức ăn thô xanh, sử dụng thức ăn ủ chua lên men như sắn tươi, bắp thân cây ngô; thức ăn tinh như: Cám thảo dược, cám ngô, cám gạo, bã đậu nành, bã bia...
Sau thời gian 3 tháng, HTX tiến hành cân nhập số trâu, bò trên. Theo ông Va, bình quân, 1 con trâu, bò được chăn nuôi vỗ béo trọng lượng tăng từ 80 - 90 kg/con, với giá thu mua 74.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi hộ thu lãi trên dưới 5 triệu đồng/con trâu, 3 triệu đồng/con bò sau 2,5 tháng nuôi. "So với cách nuôi truyền thống, khi tham gia mô hình này bà con không chỉ tiết kiệm được nhân công, đảm bảo được sức khỏe mà chúng tôi còn có đầu ra ổn định, thu nhập tăng cao hơn nhiều so với trước"- ông Va tiết lộ.
Hiện, Tổ hợp tác chăn nuôi trâu vỗ béo theo hướng an toàn sinh học xã Hùng Mỹ có 15 thành viên, hoạt động theo nhóm hộ, cùng sở thích, có nguồn nhân lực, mặt bằng làm chuồng trại theo tiêu chuẩn nuôi nhốt, có diện tích đất trồng cỏ...
Cùng thôn với gia đình ông Va, gia đình ông Lương Hải Tuyên cũng đang gặt hái được nhiều thành công trong nghề nuôi trâu, bò vỗ béo. "Dù mới tham gia mô hình 7 tháng nhưng tôi đã có lãi hàng chục triệu đồng. Đây thực sự là một mô hình chăn nuôi mới rất hiệu quả, mở ra hướng làm giàu nhanh cho bà con"- ông Tuyên cho hay.
Ông Hoàng Văn Oanh - Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành cho hay: Mô hình liên kết chăn nuôi trâu, bò, đặc biệt là giống trâu ngố thịt an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được triển khai thực hiện từ tháng 9.2017. Kết quả sau 1 năm triển khai thực hiện đã có 10 HTX, tổ hợp tác tham gia mô hình thuộc các huyện trong tỉnh với tổng số trâu, bò là 703 con, đã xuất bán 265 con trâu, 249 con bò; số trâu, bò hiện đang nuôi là 189 con.
Trong đó, huyện Chiêm Hóa có HTX Tiến Quang, xã Vinh Quang và 6 tổ hợp tác thuộc các xã Phúc Thịnh, Tân Thịnh, Hùng Mỹ, Xuân Quang, Hà Lang, Hòa Phú tham gia thực hiện mô hình. Qua 1 năm triển khai thực hiện cho thấy, sau thời gian chăn nuôi từ 2,5 - 3 tháng trừ chi phí cho lãi bình quân 1 con trâu khoảng 5 triệu đồng; lãi bình quân 1 con bò khoảng 3 triệu đồng.
Mô hình bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có của địa phương, thay đổi phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi đại gia súc theo lối truyền thống sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có bao tiêu sản phẩm.
Theo Danviet
Vùng đất người có "duyên nợ" với những phiến đá trắng lấp lánh Cách thành phố Tuyên Quang 100 km, dọc theo tỉnh lộ 185 đoạn xã Minh Quang (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) có một dãy núi đá kéo dài gần 1km. Những phiến đá đa phần có màu trắng lấp lánh. Vì vậy mà người xưa đặt tên cho dãy núi ấy là núi Đá Tiên. Đá ở đây được chia làm 2...