Trồng cây gì trong nhà giúp đuổi muỗi phòng sốt xuất huyết
Cây sả, hương thảo, húng quế, bạc hà với mùi tinh dầu giúp xua đuổi muỗi và các loại côn trùng ở khu vực sống.
Cây sả
Cây mọc thành chùm với bụi rễ dày, khỏe mạnh. Cây ưa sáng và dễ chăm sóc, sống được trong điều kiện khô hạn trên nhiều loại đất khác nhau. Cây sả già có thể chứa 1-2% tinh dầu. Các nghiên cứu chỉ ra tinh dầu sả có khả năng xua đuổi muỗi tốt hơn nhiều lần các loại thuốc xịt muỗi thông thường. Mùi tinh dầu sả còn dễ chịu, tốt cho giấc ngủ. Nhiều gia đình còn lấy bụi sả đập dập và để quanh nhà giúp đuổi muỗi hiệu quả.
Các loại cây xua đuổi muỗi hiệu quả.
Rau húng quế
Đây là loại rau thơm quen thuộc, cây có mùi thơm, dùng ăn kèm các loại rau sống. Cây có hoa nhỏ màu trắng hay tía, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh. Trong cây húng quế có tinh dầu có mùi thơm dễ chịu được nấu nước uống để trị các bệnh thường gặp cảm cúm, nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, khó tiêu, chữa đau răng… Trồng vài chậu húng quế trong nhà còn giúp muỗi tránh xa căn phòng bạn vì muỗi kỵ mùi hương từ loại rau thơm này.
Video đang HOT
Hương thảo
Loại cây có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, tên tiếng Anh là Rosemary, loại thảo dược có mùi thơm dễ chịu, thường xanh, lá hình kim. Ở Sài Gòn vẫn có thể trồng cây nếu chịu khó chăm sóc. Tại Việt Nam, cây hương thảo được sử dụng như một loài cây trang trí trong vườn, vuốt nhẹ lá tay còn đọng lại mùi tinh dầu thơm dịu. Loại cây này có tác dụng xua đuổi muỗi và sử dụng như loại gia vị.
Lá bạc hà có nhiều công dụng với sức khỏe.
Cây bạc hà
Mùi thơm the mát dễ chịu của cây bạc hà được nhiều người yêu thích nhưng lại là cơn ác mộng của các loại côn trùng như muỗi, gián, kiến. Trồng vài chậu bạc hà trong nhà hay vườn để làm rau thơm, làm các loại nước uống và để muỗi tránh xa căn nhà của bạn. Loại cây dân dã này được phát hiện là một trong những loại thảo dược cổ xưa nhất có khả năng đuổi muỗi.
Hội An
Theo VNE
Năm 2018, bệnh sốt xuất huyết giảm hơn 50% so với năm trước
Theo ông Nguyễn Đức Khoa, Phó Trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, năm 2018, mặc dù bệnh sốt xuất huyết lưu hành toàn quốc, nhưng năm nay chúng ta đã khống chế được và đã giảm hơn 50% so với năm trước.
Ảnh minh họa.
"Tuy vậy chúng ta không được chủ quan. Ngành y tế ở tất cả các địa phương đã triển khai các hoạt động để phòng chống bệnh dịch; tuyên truyền cho người dân khi mắc bệnh nên đến cơ sở y tế sớm hơn để được tiếp nhận điều trị, tránh diễn biến nặng dẫn đến tử vong. Do được tuyên truyền trong nhiều năm nên nhận thức của người dân trong việc phòng, chống dịch bệnh đã chủ động hơn từ trong các gia đình..." - ông Khoa nói.
Cũng theo ông Khoa, bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện ở những khu vực đang phát triển đô thị hóa nhanh, nơi tập trung nhiều công trình xây dựng, các khu công nghiệp, có nhiều nhà trọ của học sinh, sinh viên, công nhân. Tại những khu vực này, dịch bệnh sẽ khó kiểm soát và lây lan nhanh hơn vì điều kiện sống của một số người dân khá tạm bợ và không được quan tâm về mặt vệ sinh môi trường.
Ông Khoa cho biết thêm, ngoài sốt xuất huyết, thêm 2 bệnh nữa có xu hướng bùng phát vào mùa Đông Xuân là bệnh tay chân miệng và bệnh sởi. Cả 3 bệnh này đều do virus gây nên. Tuy nhiên, riêng bệnh tay chân miệng và sởi là phát triển mạnh vào mùa Đông Xuân, bởi đây là thời điểm giao mùa, không khí lạnh thích hợp cho bệnh phát triển.
Hằng năm, bệnh tay chân miệng thường có hai đỉnh dịch là tháng 6 và tháng 11. Hiện nay Bộ Y tế đã có phác đồ để điều trị bệnh tay chân miệng và đã phổ biến đến tất cả các bệnh viện trên toàn quốc. Trong phác đồ của Bộ Y tế nêu rất rõ các phân loại bệnh nào điều trị ở tuyến nào. Ngoài ra, để tránh tình trạng quá tải bệnh viện, bệnh nhân nên theo hướng dẫn của thầy thuốc.
"Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn điều trị. Nếu bị nhẹ có thể được điều trị ngoại trú, còn những trường hợp nặng sẽ điều trị nội trú và tùy từng trường hợp phải chuyển tuyến để điều trị" - ông Khoa nhấn mạnh.
Tuy nhiên khi điều trị tại nhà, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc cũng như cần phải theo dõi sát tình hình của người bệnh. Nếu diễn biến tốt thì tái khám theo hướng dẫn của cơ sở y tế. Còn trong trường hợp thấy những biểu hiện bất thường thì phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
Đối với bệnh sởi, vừa qua các địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh như Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai, Điện Biên, Thanh Hóa... Đặc biệt, số ca phát ban tăng 10,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Do vậy, người dân lo ngại dịch bệnh có thể bùng phát như năm 2014 khiến hơn 100 ca tử vong.
Ông Nguyễn Đức Khoa khẳng định, Bộ Y tế không để xảy ra tình trạng như năm 2014. Rút kinh nghiệm từ dịch đó, Bộ Y tế đã có kế hoạch giám sát tình hình dịch bệnh để có ứng phó với các trường hợp xảy ra.
THẠCH HƯƠNG
Theo thegioitiepthi
Bộ trưởng Y tế chỉ trích truyền thông phòng chống dịch sai "Mấy hôm nay chúng tôi rất bức xúc về phương thức tiếp truyền kiến thức phòng bệnh cho người dân". Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng các báo đài đang tập trung vào phản ánh dịch bệnh tại bệnh viện khiến người dân hoang mang mà quên truyền thông phòng bệnh. Mở đầu nội dung phát biểu tại buổi...