Trồng cây, con đặc sản khiến cả vùng sơn cước…”thức giấc”
Là những xã thuộc vùng miền núi khó khăn nhất của huyện Quốc Oai (Hà Nội), nhưng nhờ triển khai mạnh mẽ Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay 2 xã Đông Xuân, Phú Mãn đã vươn lên “cán đích”, bộ mặt làng quê đổi thay rõ rệt
Kiếm hàng trăm triệu đồng từ nuôi lợn sạch
Theo hướng dẫn của cán bộ xã Đông Xuân, chúng tôi tới thăm thôn Đá Thâm – địa phương từng được xếp vào diện “vùng 135″. Đáng mừng đến hết năm 2016, thôn này đã được đưa ra khỏi danh sách đặc biệt khó khăn. Dẫn chúng tôi đi trên những con đường nội đồng được đổ bê tông sạch sẽ, rộng rãi, nối dài từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, Bí thư Chi bộ thôn Đá Thâm Trần Danh Nhàn cho biết, do thuộc vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nên những năm trước, Đá Thâm nằm trong diện thôn đặc biệt khó khăn của thành phố. Có thời điểm, tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương chiếm 20% tổng số hộ.
Tận dụng địa hình miền núi rộng, nhiều hộ dân trên địa bàn 2 xã Đông Xuân, Phú Mãn (huyện Quốc Oai) nuôi trồng cây – con đặc sản và có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Thu H
Tuy nhiên từ khi bắt tay vào triển khai Chương trình xây dựng NTM, Đá Thâm được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, người dân được hỗ trợ học nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đời sống bà con đổi thay rất nhiều. Nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ độc canh cây lúa sang trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh hay cây nhãn chín muộn đem lại thu nhập cao.
Bên cạnh đó, tận dụng lợi thế địa hình miền núi rộng rãi, nhiều hộ trong thôn đã đầu tư nuôi các con đặc sản như: Lợn rừng, gà đồi hay ong mật, từ đó có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đầu năm 2016, thôn Đá Thâm có 16 hộ nghèo thì đến cuối năm giảm xuống chỉ còn 2 hộ nghèo và 3 hộ cận nghèo.
Bản thân cuộc sống gia đình ông Nhàn cũng có những thay đổi rõ rệt và trở thành điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Nhiều năm trước thu nhập của cả gia đình ông chỉ trông chờ vào vài sào lúa, cuộc sống khó khăn vô cùng khi đàn con “trứng gà, trứng vịt” đến tuổi ăn học. Thấy địa hình miền núi thuận lợi cho nuôi lợn rừng, năm 2008 ông Nhàn quyết định mua 2 con lợn rừng về nuôi thử. Đến nay, gia đình ông thường xuyên duy trì từ 10 – 20 con lợn rừng bố mẹ và 150 con lợn rừng thương phẩm mỗi năm.
Nuôi con đặc sản lợn rừng với quy mô khá lớn, nhưng ông Nhàn xuất bán vô cùng thuận lợi. Theo ông Nhàn, do chất lượng thịt lợn rừng thơm ngon, cộng với đường giao thông hiện đã được đổ bê tông tới tận thôn, đi lại thuận tiện nên các nhà hàng, khách sạn đánh xe tải về tận nhà bắt lợn. Năm 2016, ông Nhàn xuất bán hơn 100 con lợn rừng, với giá từ 130.000 – 180.000 đồng/kg, thu về 300 triệu đồng, sau khi trừ chi phí ông còn lãi gần 200 triệu đồng. Không chỉ mát tay nuôi lợn rừng, ông Nhàn còn nuôi 20 đàn ong mật, trồng 7 sào ngô và một số loại cây ăn quả.
“Cú hích” vùng sơn cước
Video đang HOT
Không riêng thôn Đá Thâm, huyện Quốc Oai còn có 4 thôn ở hai xã Phú Mãn và Đông Xuân thuộc diện Chương trình 135, song nhờ “cú hích” từ Chương trình xây dựng NTM nên đến hết năm 2016, các thôn này đã được đưa ra khỏi danh sách đặc biệt khó khăn.
Ông Bùi Văn Thảo – Chủ tịch UBND xã Phú Mãn cho biết, Phú Mãn là xã có gần 90% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Năm 2012, khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã có xuất phát điểm thấp, chỉ đạt 6/19 tiêu chí, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đầy đủ, cộng với tập quán canh tác thuần nông độc canh cây lúa nên hiệu quả kinh tế thấp.
Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, xã Phú Mãn đã tập trung chỉ đạo nâng cao kỹ năng canh tác mới cho đồng bào dân tộc, tạo sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, song song với phát triển đồng bộ hạ tầng, quy hoạch khu dân cư. “Đến nay toàn xã có hàng chục trang trại chăn nuôi lợn rừng, quy mô từ 100 đến 1.000 con. Ngoài nuôi lợn, nhiều hộ đã cải tạo đất trống, đồi núi trọc sang trồng cây ăn quả như bưởi Diễn, bưởi da xanh, nhãn, vải. Đến nay, xã Phú Mãn đã có hơn 20 trang trại VAC… Hiện, cả xã Phú Mãn chỉ còn 10 hộ nghèo, chiếm 1,34% tổng số hộ, thu nhập bình quân đầu người đạt 33,3 triệu đồng. Cuối năm 2016, xã Phú Mãn về đích NTM” – Chủ tịch UBND xã Phú Mãn Bùi Văn Thảo thông tin.
Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Hồng Lâm cho biết song song với xây dựng NTM, huyện tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Vì vậy, trong những năm qua, huyện đã triển khai tích cực công tác dồn điền đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ dân. Đến tháng 6.2017, tổng diện tích đã thực hiện dồn điền đổi thửa trên đại bàn huyện đạt hơn 4.350ha. Đặc biệt, sau đồn điền đổi thửa, huyện đã quy hoạch và hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang những loại cây, con có giá trị kinh tế cao,
Cũng theo ông Lâm, nhờ có những chính sách đúng đắn của T.Ư và thành phố đối với phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc và miền núi, trong các năm qua, Quốc Oai đã triển khai hàng chục dự án với tổng mức đầu tư gần 240 tỷ đồng cho 2 xã Đông Xuân, Phú Mãn phát triển giao thông, xây dựng trường học, nhà văn hóa và đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, bảo tồn văn hóa… Chính những “cú hích” này đã tạo tiền đề để hết năm 2016, 2 xã Phú Mãn và Đông Xuân đều hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%.
Theo Danviet
Cỏ mọc thành 'rừng' ở Đại lộ Thăng Long
Dải phân cách giữa, hành lang hai bên đại lộ Thăng Long (Hà Nội) cỏ mọc cao lút tầm nhìn sau thời gian dài không được chăm sóc.
Đại lộ Thăng Long dài khoảng 30 km, bắt đầu từ ngã tư giao với đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Duy Hưng (Hà Nội), đi qua các quận huyện Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất đến điểm đầu của đường Hồ Chí Minh.
Tuyến đường này gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi chiều 3 làn xe; 2 dải đường đô thị 2 làn xe; dải phân cách giữa; 2 dải đất dự trữ và dải trồng cây xanh, vỉa hè.
Tháng 8/2016, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông tin, chi phí cắt cỏ cho 24 km đại lộ Thăng Long (cắt cỏ và một ít trúc anh đào, hoa dâm bụt) một năm là 53 tỷ đồng.
Thành phố sau đó dừng cắt cỏ, tỉa hoa trên nhiều tuyến phố để rà soát. Với đại lộ Thăng Long, việc cắt tỉa chỉ được duy trì với đoạn đầu đại lộ (khoảng một km), từ Trung tâm hội nghị quốc gia đến toà nhà Bộ Ngoại Giao.
Trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND TP cuối năm 2016 về việc nhiều tuyến đường để cỏ mọc hoang sau khi thành phố dừng cắt tỉa, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho hay, sau khi tạm dừng để thu gọn đầu mối, rà soát và ban hành định mức mới, việc cắt tỉa đã được tiến hành trở lại.
"Ở những khu vực xa trung tâm, sẽ giảm tần suất cắt tỉa để giảm chi phí của ngân sách, nhưng vẫn đảm bảo môi trường", ông nói.
Sau gần một năm Hà Nội thực hiện chủ trương giảm tần suất cắt tỉa nêu trên, cỏ dại và nhiều loại cây khác nhau đã mọc tràn ra vệ đường dọc theo khoảng 20 km đường ở đại lộ Thăng Long.
Có những đoạn cỏ và cây dại mọc cao hơn đầu người.
Cỏ và cây dại mọc che cả taluy đường, làm hạn chế khả năng quan sát của tài xế, tiềm ẩn nguy hiểm.
Tại một số điểm, người dân tận dụng dải phân cách giữa các làn đường để trồng rau, cây ăn quả.
Vườn bưởi trĩu quả ở giữa hai làn đường của đại lộ Thăng Long.
Hàng cây chuối được trồng xen kẽ ở dải phân cách, có một số cây đang ra buồng.
Giang Huy
Theo VNE
Bi đát trứng gà VietGAP rẻ hơn trứng gà thường Trong khi giá lợn hơi "tụt" dốc không phanh, anh Bùi Văn Trường ở thôn Giáp 4, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội vẫn kiếm cả trăm triệu đồng từ nuôi lợn rừng thả rông. Nơi anh Trường nuôi lợn là thung lũng rộng lớn, 4 bề núi đá tạo vách thành. Đàn lợn rừng được thả tự do trong...