Trong bão dịch Covid-19, mảng thương mại điện tử của các siêu thị vốn ì ạch nay bỗng “bứt tốc”: Lượng giao dịch của Aeon Mall tăng 3 lần, Co.op Mart tăng 10 lần
Trong khi Co.op Mart giao hàng trong 24h, phí vận chuyển chỉ 10.000 đồng thì Aeon Mall đang gặp khó khi thời gian vận chuyển kéo dài đến 3 ngày.
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Người dân hạn chế tập trung nơi đông người khiến nhiều trung tâm mua sắm, siêu thị rơi vào cảnh đìu hiu, vắng khách.
Nhưng trong cái khó ló cái… may, người tiêu dùng đang dần chuộng mua hàng online nhiều hơn, giúp mảng thương mại điện tử của các siêu thị vốn ì ạch nay lại bứt tốc.
Theo ghi nhận của VTV, lượng đơn hàng mỗi ngày qua kênh trực tuyến của các siêu thị duy trì tăng 30% so với thời điểm trước dịch, đặc biệt là mặt hàng tươi sống.
“ Hiện nay không có nhiều kênh thương mại điện tử tham gia vào sân chơi của mặt hàng tươi sống. Chúng tôi đã và đang vận hành tốt lĩnh vực này, là một lợi thế cạnh tranh lớn”, Giám đốc Thương hiệu và Truyền thông Lotte Mart Việt Nam trả lời phóng viên VTV.
Hệ thống siêu thị từ Nhật Bản – Aeon Mall cũng chứng kiến lượng giao dịch online tăng gấp 3 lần so với thời điểm trước dịch. Co.op Mart thậm chí tăng gấp chục lần.
Video đang HOT
Có được sự tăng trưởng đột phá một phần là do Co.op Mart đã thực hiện chính sách giao hàng ưu đãi cùng hệ thống siêu thị dày đặc. Trên website chính thức, chuỗi siêu thị thông báo miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trị giá trên 500.000 đồng và chỉ thu phí 10.000 đồng với đơn hàng giá trị nhỏ hơn, thời gian giao hàng trong vòng 24h. Mức giá này được cho là khá cạnh tranh so với các sàn thương mại điện tử hay những hãng giao vận hiện nay.
Trong khi đó, Aeon vẫn gặp khó trong khâu vận chuyển. Nếu như ngày thường, thời gian giao hàng của chuỗi siêu thị Nhật là từ 2 đến 3 ngày thì khi nhu cầu tăng đột biến như hiện nay, khách hàng phải chờ thêm 1 – 2 ngày nữa.
Đây cũng là điểm yếu lớn trong kênh thương mại điện tử của nhóm doanh nghiệp siêu thị.
Ảnh cắt từ clip
Năm 2018, nhóm doanh nghiệp siêu thị tại Việt Nam đã đầu tư ít nhất 50 triệu USD cho các kênh phân phối trực tuyến qua website hay app di động. Hiện tại, quy mô đầu tư đã tăng gấp 2 – 3 lần.
Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất của Iprice, nhóm siêu thị đều vắng bóng trong top 50 trang thương mại điện tử có lượt truy cập lớn nhất. Chỉ có Lotte.vn đứng ở vị trí thứ 23 thì hiện đã ngừng hoạt động và sáp nhập với kênh online của Lotte Mart.
Theo Giám đốc Bộ phận Phát triển Kinh doanh mới của Aeon Mall Việt Nam, Tập đoàn mẹ ở Nhật Bản sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, coi đây là mảng kinh doanh cốt yếu trong tương lai.
Theo T.D/Trí thức trẻ
Mastercard bổ nhiệm nhân sự phụ trách thị trường Việt Nam
Mastercard công bố bổ nhiệm ông Safdar Khan làm Chủ tịch phụ trách các Thị trường mới nổi khu vực Đông Nam Á.
Ông Safdar có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và thanh toán, từng làm cho nhiều hãng như ABN AMRO, Citibank hay Oracle khu vực Bắc Mỹ, châu Á và Trung Đông. Hơn 10 năm qua, ông đã đảm nhận nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao tại Mastercard khu vực châu Á và Trung Đông. Ngay trước khi được bổ nhiệm, ông Safdar là Chủ tịch phụ trách Indonesia, Malaysia và Brunei của Mastercard.
Ông Safdar Khan (Nguồn: Internet)
Tại Việt Nam, ông Safdar sẽ làm việc với sự hỗ trợ của bà Winnie Wong, Giám đốc phụ trách Việt Nam, Lào và Campuchia. Ông Safdar đảm nhận nhiệm vụ lãnh đạo tại các thị trường ưu tiên của Mastercard bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Campuchia và Lào.
Ông Safdar được giao nhiệm vụ lãnh đạo và truyền cảm hứng để các thị trường tận dụng tốt hơn cơ hội trong khu vực đa dạng này, bao gồm mở rộng gắn kết kỹ thuật số với khách hàng hiện tại và các công ty fintech mới, đồng thời thiết lập và thúc đẩy hơn nữa các mối quan hệ đối tác với cơ quan chính phủ địa phương.
Động thái chuyển dịch cấu trúc và nâng cao năng lực lãnh đạo này nhằm đẩy mạnh sự tập trung của Mastercard vào khu vực Đông Nam Á, nơi các nền kinh tế và dân số có tốc độ số hóa nhanh đang là yếu tố dẫn dắt 6 trong số 14 thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới.
Đánh giá về thị trường Việt Nam, Chủ tịch phụ trách các Thị trường mới nổi khu vực Đông Nam Á của Mastercard nói: "Trong năm nay, hơn một nửa dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tham gia giao dịch số trong bối cảnh bùng nổ thị trường thương mại điện tử. Mastercard cam kết đồng hành và tạo điều kiện giúp các thị trường như Việt Nam phát triển để tạo nên một thế giới không bị giới hạn bởi tiền mặt. Đây là một cơ hội mở để triển khai sâu rộng các sáng kiến của Mastercard - thúc đẩy các dịch vụ phát hành và chấp nhận cũng như mục tiêu không dùng tiền mặt trong khu vực".
Mastercard là một công ty công nghệ trong ngành thanh toán toàn cầu. Động thái chuyển dịch cấu trúc và nâng cao năng lực lãnh đạo này nhằm đẩy mạnh sự tập trung của Mastercard vào khu vực Đông Nam Á, nơi mà các nền kinh tế và dân số có tốc độ số hóa nhanh đang là yếu tố dẫn dắt 6 trong số 14 thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới.
Hà Giang (T/h)
Theo toquoc.vn
Nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế do virus corona, Dow Jones rớt hơn 200 điểm, Phố Wall chìm trong 'màu đỏ' Kết thúc phiên 21/2, chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh khi số ca nhiễm virus corona tăng vọt, làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 227,57 điểm, tương đương 0,8%, xuống 28.992,41 điểm, lần đầu tiên trượt khỏi mốc 29.000 điểm kể từ ngày...