Trong 61 ngày, TP.HCM muốn có thêm khoảng 2 triệu lượt du khách
Sau 10 tháng, có khoảng 13 triệu lượt du khách đến với TP.HCM. Con số này được kỳ vọng tăng thêm 2 triệu lượt, tính đến cuối năm nay.
Theo Business Insider, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được mô phỏng theo nhà thờ Đức Bà ở Paris là một trong 19 thánh đường đẹp nhất trên thế giới (Ảnh: Hồng Phúc).
Mục tiêu trên được lãnh đạo Sở Du lịch TP.HCM chia sẻ tại buổi công bố hội nghị liên kết phát triển du lịch giữa TP. HCM và các tỉnh, thành phố vùng Tây Bắc mở rộng, vùng Đông Bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vừa được tổ chức.
Theo đó, trong tháng 11/2020, TP.HCM sẽ phối hợp với các tỉnh, thành phố liên tiếp tổ chức ba hội nghị tại Phú Thọ, Quảng Ninh và Quảng Nam nhằm nỗ lực kéo du khách đến với Thành phố mang tên Bác.
Hội nghị đầu tiên sẽ được tổ chức vào giữa tháng 11/2020 tại tỉnh Phú Thọ với chủ đề “Liên kết phát triển bền vững”.
Liên tiếp hai hội nghị sau sẽ diễn ra tại Quảng Ninh và Quảng Nam với các chủ đề lớn như “Kết nối tinh hoa” và “Dòng chảy tinh hoa”.
Video đang HOT
Thêm vào đó, tại Hội nghị, lãnh đạo các tỉnh, thành phố sẽ thảo luận, ký kết Thỏa thuận liên kết phát triển du lịch vùng giai đoạn 2020- 2025 và thông qua Kế hoạch phối hợp triển khai các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng giai đoạn 2020 – 2021.
Việc ký kết các thỏa thuận liên kết phát triển du lịch giữa TP.HCM và các vùng được kỳ vọng có thể tập trung vào 05 nội dung chính gồm công tác quản lý Nhà nước về du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, người vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM chưa tròn một tháng đánh giá, trong các liên kết từ xưa đến nay, TP.HCM đóng vai trò như bề nổi của một trung tâm phân phối khách.
Nhưng thực tế, Thành phố cũng đón rất nhiều lượt khách nội địa đến vui chơi, khám phá.
Và để góp phần đạt mục tiêu phát triển ngành du lịch, lữ hành trên địa bàn, hiện, một số doanh nghiệp có các văn phòng đại diện tại nhiều tỉnh thành đã tổ chức tour Thành phố dù các chương trình ký kết hợp tác nêu trên chưa được thực hiện.
Tháng 10/2020, doanh thu dịch vụ lữ hành tại TP.HCM đạt 458 tỷ đồng, giảm 3,2% so tháng trước và giảm 83,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Nguyên nhân được cho là, theo chu kỳ hàng năm, tháng 10 là tháng thấp điểm của du lịch trong nước.
Thêm vào đó, số khách quốc tế lại bị giảm mạnh do dịch Covid-19 cùng ảnh hưởng từ bão lũ khiến cho doanh thu dịch vụ lữ hành TP.HCM không nằm ngoài tình hình chung là giảm mạnh so với tháng trước.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, doanh thu của ngành du lịch trên địa bàn đạt khoảng 66.000 tỷ đồng trong 10 tháng qua và kỳ vọng cả năm ở mức 80.000 tỷ đồng- giảm 85.000 tỷ đồng so với mục tiêu được đặt ra hồi đầu năm.
Ninh Bình nỗ lực kéo du khách trở lại
Ninh Bình là một trong những trung tâm du lịch lớn ở khu vực phía Bắc với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đa dạng, tài nguyên du lịch phong phú, tiêu biểu là Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Sau khi khống chế thành công dịch Covid-19 lần thứ hai, Ninh Bình nỗ lực kéo khách trở lại bằng nhiều sản phẩm mới hấp dẫn và tăng cường liên kết với các địa phương trong cả nước.
Du khách chiêm ngưỡng pho tượng Phật trong tháp Báo Thiên.
Sản phẩm mới và làm mới sản phẩm
Du khách đến Ninh Bình trước đây khó có thể bỏ qua tour đi thuyền khám phá non nước Tràng An vốn đã trở nên quen thuộc, tuy nhiên từ tháng 6-2020, Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An đã mở thêm tour Khám phá Tràng An bằng thuyền kayak nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho một sản phẩm truyền thống. Ông Phạm Sỹ Khánh, Phó Giám đốc Ban quản lý cho biết: "Chúng tôi đưa thêm dịch vụ chèo thuyền kayak khám phá non nước Tràng An nhằm gia tăng trải nghiệm cho du khách với hành trình thú vị. Đây là một trong những sản phẩm kích cầu du lịch của Ninh Bình trong giai đoạn hậu Covid-19".
Nổi tiếng là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, khu vực chùa Bái Đính không chỉ khiến du khách trầm trồ về sự bề thế khi tận mắt thấy vào ban ngày mà còn thán phục trước vẻ đẹp huyền ảo về đêm. Mới đây, tỉnh Ninh Bình đã làm mới sản phẩm tham quan Bái Đính về đêm nhằm mang tới cho du khách những trải nghiệm mới lạ. Trong khoảng 1 giờ, du khách sẽ được thăm điện Tam Thế, lễ Phật, nghe giảng Phật pháp, hướng dẫn thiền định và tham quan tháp Báo Thiên - ngôi bảo tháp cao nhất Đông Nam Á. Từ tầng 13 của ngôi bảo tháp, du khách sẽ được ngắm toàn cảnh chùa Bái Đính về đêm lung linh, huyền ảo. Kết thúc hành trình, du khách sẽ có những phút giây thư giãn, thưởng trà và nghe thiền ca tại quán cà phê Chuông Gió trên đỉnh núi Đính.
Ngoài hai sản phẩm trên, Ninh Bình còn đưa ra các sản phẩm mới như: Dịch vụ Helitour - ngắm cảnh Tràng An từ trực thăng, khai thác phố đi bộ và chợ đêm tại thành phố Ninh Bình... Ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường cho biết: Thời gian tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đồng hành với Ninh Bình để xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa mang tính bản địa, đáng chú ý có tour Về cội nguồn, tìm hiểu phong tục tập quán của người Việt cổ cách đây 3.000 năm thông qua các dấu vết khảo cổ học; tour trekking (đi bộ) vùng lõi di sản Tràng An, thăm khu rừng vối và những hang núi đá nguyên sinh. Đây sẽ là tour chọn lọc, mỗi ngày chỉ đón khoảng 1.000 người để không làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường.
Ngoài ra, Ninh Bình cũng đang nỗ lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các tuyến tham quan như: Tuyến đường nối rừng Cúc Phương đến biển Kim Sơn, tuyến du lịch trên sông từ thành phố Ninh Bình - Tràng An đến các điểm du lịch khác... nhằm đa dạng hóa sản phẩm và kích cầu du lịch.
Tăng cường liên kết với các địa phương
Dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen đi du lịch của du khách, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, tạo ra những sản phẩm mới. Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, Ninh Bình cần tăng cường liên kết với các địa phương đưa khách đến và xây dựng sản phẩm mới để kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách. "Tăng thời gian lưu trú của khách thêm một đêm đã là thắng lợi lớn. Ninh Bình cần khai thác yếu tố văn hóa, lịch sử, môi trường sinh thái, xây dựng các sản phẩm đặc sắc để thu hút du khách quay trở lại nhiều hơn", ông Hà Văn Siêu nhấn mạnh.
Phó Giám đốc Phụ trách Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho rằng, thời gian qua, Ninh Bình đã làm rất tốt việc liên kết, phát triển du lịch với Thủ đô Hà Nội. "Điều này được thể hiện rõ qua lượng khách trao đổi giữa hai địa phương. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã "bắt tay nhau" để xây dựng những sản phẩm liên kết Hà Nội - Ninh Bình, như Công ty lữ hành Hanoitourist với sản phẩm "Đêm trước dời đô" kết nối Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) với cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). Đây là "điểm nhấn" của cả hai địa phương. Để tăng cường kết nối hơn nữa, Hà Nội và Ninh Bình sẽ tập trung phát triển các chuỗi sản phẩm, bảo đảm môi trường du lịch an ninh, an toàn cho du khách và kết nối các doanh nghiệp giữa hai địa phương để cùng phát triển".
Ông Bùi Thành Đông, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình chia sẻ, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, tỉnh sẽ nỗ lực kéo khách trở lại thông qua các sản phẩm mới hấp dẫn, đồng thời đẩy mạnh việc quảng bá, xúc tiến, tăng cường hợp tác, liên kết với các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa...
Ninh Bình: Kích cầu hút du khách Do nằm trong vùng tứ giác du lịch của miền Bắc, sở hữu nhiều điểm đến hấp dẫn như Quần thể danh thắng Tràng An, Cố đô Hoa Lư... Ninh Bình hiện là một trong số địa phương có nhiều lợi thế phát triển du lịch. Trên cơ sở thế mạnh và sức hút của vùng đất cố đô, năm 2020 Ninh Bình...