Trong 30 ngày, giáo viên phải “trả nợ” 5,5 tỷ đồng tiền phụ cấp ưu đãi
Sở Tài chính tỉnh Đắk Nông cho rằng, nhiều trường học tại TP Gia Nghĩa đã chi sai tiền phụ cấp ưu đãi cho các giáo viên. Trong vòng 30 ngày, tất cả giáo viên phải nộp lại số tiền 5,5 tỷ đồng.
Giáo viên bất ngờ… mang nợ
Ngày 29/9, Sở Tài chính tỉnh Đắk Nông có kết luận thanh tra số 167 về công tác quản lý ngân sách tại TP Gia Nghĩa.
Trong số gần 5,6 tỷ đồng mà các đơn vị trực thuộc UBND TP Gia Nghĩa chi sai thì Phòng GD- ĐT TP Gia Nghĩa phải thu hồi nhiều nhất, với số tiền hơn 5,5 tỷ đồng. Đây là số tiền mà đoàn thanh tra kết luận đã chi vượt phụ cấp ưu đãi cho các giáo viên trong năm 2020.
Chị N. T. V. (giáo viên một trường tiểu học tại TP Gia Nghĩa) cho biết, mặc dù trường ở thành phố nhưng phần đông học sinh trong trường vẫn là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Mỗi tháng thu nhập của chị V. chỉ hơn 6 triệu đồng, nay bị truy thu liền một lần với số tiền hơn 7 triệu đồng thì gia đình không có tiền sinh hoạt.
“Chúng tôi chấp hành việc truy thu số tiền theo kết luận thanh tra. Tuy nhiên, nếu nộp luôn một lần thì giáo viên sẽ không có tiền để đảm bảo cuộc sống. Việc cơ quan chức năng bất ngờ yêu cầu nộp tiền trong vòng 30 ngày, nhiều thầy cô giáo không biết xoay xở đâu ra tiền”, chị V. nói.
Nhiều giáo viên tại TP Gia Nghĩa (Đắk Nông) bất ngờ “mang nợ” tiền phụ cấp ưu đãi (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Một giáo viên khác trên địa bàn phường Nghĩa Trung cũng cho biết, hàng tháng chị được nhận vài trăm nghìn đồng phụ cấp ưu đãi. Tuy nhiên, mới đây chị bất ngờ nhận được thông báo nộp lại số tiền gần 10 triệu đồng được phụ cấp trong thời gian qua.
“Giáo viên chúng tôi bỗng nhiên trở thành người mang nợ. Đầu năm học, gia đình cũng có rất nhiều khoản phải mua sắm, nếu nộp một lần thì rất khó cho các giáo viên, nhất là giáo viên mầm non và tiểu học”, nữ giáo viên lo lắng.
Loay hoay chờ xử lý
Một hiệu trưởng trường mầm non tại TP Gia Nghĩa cũng trăn trở khi trường bị truy thu hàng trăm triệu đồng. Đơn vị này kiến nghị được giữ lại số tiền phụ cấp trên do giáo viên không biết lấy đâu ra tiền để nộp lại.
Theo vị hiệu trưởng này, dù Gia Nghĩa đã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Đắk Nông nhưng vẫn thuộc khu vực vùng cao. Đến nay hệ thống văn bản chưa thay đổi, việc truy thu này chưa thuyết phục.
Theo tìm hiểu, ngân sách nhà nước phân bổ cho các trường để chi phụ cấp ưu đãi theo Thông tư liên tịch số 06/VBHN-BGDĐT ngày 5/6/2019 về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Tháng 1/2020, thị xã Gia Nghĩa đã trở thành thành phố Gia Nghĩa. Theo Sở Tài chính, các giáo viên này chỉ được nhận mức phụ cấp 35% thay vì 50% như trước đây. Từ đó, Sở Tài chính kết luận, các trường đều chi vượt quy định 15% và thu hồi tổng cộng hơn 5,5 tỷ đồng.
Trong tổng số 30 đơn vị trực thuộc Phòng GD- ĐT TP Gia Nghĩa thì Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (phường Nghĩa Đức), Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (phường Nghĩa Thành) bị truy thu nhiều nhất với số tiền hơn 400 triệu đồng.
Một lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Gia Nghĩa cho biết, đơn vị đã kiến nghị Sở Tài chính xem xét lại việc truy thu tiền phụ cấp của giáo viên trong tháng 10 bởi thời gian gấp rút, nhiều giáo viên có hoàn cảnh khó khăn rất khó để xoay xở được số tiền. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm được cách xử lý phù hợp, bảo đảm quyền lợi cho giáo viên.
Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Đắk Nông cho rằng, kiến nghị trong vòng 30 ngày phải nộp lại số tiền chi sai là theo quy định của thanh tra.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các đơn vị được thanh tra có thể làm văn bản, kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện việc nộp lại tiền. Dựa trên ý kiến kiến nghị này, Sở Tài chính sẽ xem xét, xin ý kiến của UBND tỉnh Đắk Nông.
Đưa nội dung bồi dưỡng chứng chỉ nghề nghiệp thành môn học ở trường sư phạm?
Nhiều giáo viên đề xuất tích hợp nội dung bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong đào tạo tại trường sư phạm để giảm bớt gánh nặng thời gian, tiền bạc.
Thầy N.Q.T, hiệu trưởng một trường tiểu học (Hà Nội) đề xuất, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ nên nghiên cứu, điều chỉnh quy định về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên. Liên Bộ có thể đưa nội dung bồi dưỡng chứng chỉ nghề nghiệp tích hợp trong đào tạo tại các trường sư phạm, thậm chí có thể xây dựng thành một môn học. Điều này mang đến nhiều lợi ích dành cho giáo viên, giảm bớt gánh nặng về thời gian, công sức, tiền bạc.
Theo thầy T. phương án bồi dưỡng chứng chỉ nghề nghiệp ngay từ trong trường sư phạm sẽ mang đến nhiều ưu điểm.
Thứ nhất, giáo viên sẽ được học một mạch về chuyên môn, không phải mất công theo học lớp bồi dưỡng chứng chỉ sau khi đã ra trường. Hiện có những thầy cô giảng dạy 20, 30 năm vẫn phải học các lớp bồi dưỡng. Điều này phần nào tạo áp lực cho những giáo viên cao tuổi trong khi thời gian dành cho công việc của họ bận rộn. Ở độ tuổi sinh viên sẽ có thời gian và tâm sức để dành trọn cho các nội dung này.
Thứ hai, nhiều nội dung trong 11 chuyên đề bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đang trùng với một số môn học tại các trường sư phạm. Vì thế việc tích hợp giảng dạy chương trình bồi dưỡng chứng chỉ nghề nghiệp rất hợp lý và giảm bớt gánh nặng cho giáo viên.
Đề xuất đưa nội dung bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thành môn học trong trường sư phạm.
Thứ ba, bồi dưỡng chứng chỉ nghề nghiệp tại trường sư phạm sẽ giảm bớt thủ tục hành chính làm khổ giáo viên. Khi sinh viên ra trường sẽ có bằng cử nhân sư phạm, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Đương nhiên Bộ GD&ĐT sẽ phải tính toán việc sinh viên sử dụng chứng chỉ này thế nào? Nhưng có thể coi đây là tờ giấy thông hành cho sinh viên sư phạm bước vào nghề. Bởi cử nhân sư phạm sau khi tốt nghiệp đương nhiên đã đủ điều kiện để có thể đứng trên bục giảng.
Thứ tư, bồi dưỡng chứng chỉ nghề nghiệp tại trường sư phạm sẽ giải tỏa gánh nặng chi phí cho giáo viên so với việc phải bỏ ra từ 2,5-3 triệu đồng cho vài buổi học tại các lớp bồi dưỡng.
" Ý tưởng tích hợp nội dung bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong đào tạo tại trường sư phạm là ý kiến đáng được lưu tâm. Chúng ta có thể coi đây như nội dung môn học và chứng chỉ này sẽ là tấm vé thông hành cho sinh viên sư phạm bước vào đời. Điều này có thể so sánh với những quy định về chuẩn đầu ra của sinh viên tại một số trường đại học. Nếu làm được như vậy ngành giáo dục sẽ tiết kiệm được một số tiền tương đối lớn ", thầy T nói.
Cô giáo T.T.H (Nghệ An) không phản đối yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, nhưng cô cho rằng nên có những điều chỉnh để hợp lý hơn và giáo viên không có bức xúc.
Cô đề xuất, các địa phương nên thống kê, sau đó tổ chức bồi dưỡng chứng chỉ cho giáo viên trong khoảng thời gian cố định. Chẳng hạn, Sở GD&ĐT sẽ ấn định cuối tháng 3, giáo viên toàn tỉnh sẽ tập trung bồi dưỡng chứng chỉ nghề nghiệp. Như vậy sẽ tránh được tình trạng đào tạo manh mún, gây phiền hà cho giáo viên. Đồng thời, các địa phương nên thống nhất hợp tác với một đơn vị đào tạo và phối hợp xây dựng mức học phí sao cho phù hợp. Đối với mức học phí từ 2,5-3 triệu đồng cho từ 5 đến 8 buổi học trực tuyến, nhiều giáo viên cho rằng quá cao, tạo gánh nặng cho thầy cô.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đang tạo gánh nặng cho giáo viên.
Theo GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch thường trực Hội khuyến học Việt Nam, lo lắng lớn nhất là giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không phải vì mục đích nghiệp vụ, nâng cao chuyên môn mà lo bị xếp là giáo viên hạng II,III. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập trong khi đồng lương của họ vốn đã thấp. Đây có thể coi là một bất cập trong lộ trình trả lương theo vị trí việc làm.
Bản chất giáo viên trước khi giảng dạy đã được đào tạo và công nhận nghề nghiệp sư phạm. Do đó không cần thiết phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Vì thế, việc giáo viên phải bỏ 2,5 đến 3 triệu đồng cho vài buổi học không mang đến hiệu quả mà sẽ gây lãng phí.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt người lao động vào vị trí phải học tập suốt đời thì nên chuyển từ quản lý theo quy định cứng bằng chứng chỉ, bằng cấp sang quản lý theo năng lực. Chẳng hạn mỗi năm, các đơn vị sẽ đặt hàng các trường sư phạm về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đang làm việc. Giáo viên thiếu và yếu chỗ nào sẽ tập trung bồi dưỡng nội dung đó. Cách làm này sẽ mang đến hiệu quả thay vì chỉ đi học để lấy chứng chỉ lại tốn kém thời gian, tiền bạc.
" Bộ GD&ĐT nên thúc đẩy đội ngũ giáo viên tự học, tự nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cần thiết của giáo viên đứng trên bục giảng chứ không phải học để đạt mục đích trang bị chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ", giáo sư Dong nói.
Sẽ không có giáo viên nào bị tụt hạng, xuống hạng sau 20/3/2021 Trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, tôi chưa tìm thấy có văn bản nào quy định, hướng dẫn việc "xuống hạng". Bài viết "Giáo viên hạng II cũ lo sốt vó về việc giữ hạng hay tụt hạng theo thông tư mới" của tác giả Phan Tuyết và bài viết "Giáo viên lên hạng có được truy lĩnh, xuống...