Trong 3 ngày, vốn hóa công ty của đại gia Lê Phước Vũ mất gần 700 tỷ
3 phiên giao dịch gần nhất thì cổ phiếu HSG giảm sàn tới 2 phiên, một phiên còn lại cũng giảm 4,4% khiến vốn hóa doanh nghiệp này bốc hơi gần 700 tỷ đồng.
Trong khi thị trường chứng khoán Việt đang có những phiên hồi phục mạnh sau 9 phiên liên tiếp, cổ phiếu HSG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa SenHSG-0.38% lại giảm mạnh, hiện đã lùi sâu xuống dưới mệnh giá.
Phiên giao dịch cuối tuần (2/11) khép lại với những diễn biến khá tích cực trên thị trường chứng khoán, trên cả 2 sàn TP.HCM và Hà Nội với các chỉ số chính đều tăng mạnh.
Trên sàn TP.HCM, chỉ số VN-Index đóng cửa tại mức 924,86 điểm, tăng 16,9 điểm (1,86%) so với cuối phiên hôm qua.
Còn trên sàn Hà Nội, HNX-Index đã tăng 2,38 điểm (2,3%) lên 105,75 điểm, chỉ số Upcom-Index cũng tăng 0,4 điểm (0,78%) lên 51,71 điểm. Đây là phiên tăng thứ 2 tính từ giữa tháng 10 đến nay của thị trường chứng khoán Việt.
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen.
Trong khi thị trường giao dịch tích cực thì cổ phiếu doanh nghiệp của đại gia Lê Phước Vũ lại chứng kiến phiên giảm mạnh tới 4,4% thị giá, hiện giao dịch ở mức 8.210 đồng/cổ phiếu.
Tính trong tuần này, HSG chỉ tăng nhẹ đúng 1 phiên vào ngày 30/10, còn lại là 4 phiên giảm giá với 2 phiên giảm kịch biên độ. Chỉ sau một tuần, giá trị của HSG đã giảm gần 18%.
Đây cũng là một trong hai cổ phiếu hiếm hoi thuộc nhóm VN30, nhóm 30 cổ phiếu doanh nghiệp có vốn hóa lớn, giảm mạnh vài phiên gần đây. Trong khi các mã cổ phiếu khác đều tăng mạnh giúp thị trường hồi phục.
Video đang HOT
Trong 3 phiên giảm mạnh gần nhất của HSG, khối lượng giao dịch cổ phiếu này cũng tăng đột biến lên trên 10 triệu đơn vị khớp lệnh mỗi phiên, trong khi mức bình quân trước đó chỉ vào khoảng 3-4 triệu đơn vị. Số lượng khớp lệnh tăng mạnh chủ yếu đến từ việc lượng lớn nhà đầu tư “xả hàng” HSG do kết quả kinh doanh gần đây không khả quan. Ngược lại, vẫn có những nhà đầu tư tin vào HSG và vung tiền bắt đáy trong những phiên trước đó. Tuy nhiên, đến nay cổ phiếu này vẫn đang dò đáy và đã rơi xuống vùng giá thấp nhất 2 năm qua.
Với thị giá hiện tại, HSG thậm chí giao dịch thấp hơn tới 40% giá trị sổ sách cổ phiếu này.
Chỉ tính 3 ngày gần nhất, đà giảm của HSG đã khiến vốn hóa doanh nghiệp “bốc hơi” gần 700 tỷ đồng. Riêng cá nhân ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT, đồng thời là cổ đông lớn sở hữu hơn 41,1 triệu cổ phiếu cũng đã mất gần 74 tỷ đồng tài sản trên sàn chứng khoán.
Thị giá HSG giảm mạnh ngay sau khi công ty này công bố kết quả kinh doanh quý cuối cùng của niên độ tài chính 2017-2018 với kết quả kém khả quan.
Theo đó, trong quý IV thuộc niên độ tài chính 2017-2018, Hoa Sen vẫn thu về hơn 8.500 tỷ đồng doanh thu, tăng 23% so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tới 30 lần, cùng hàng loạt chi phí được tiết giảm, nhưng giá vốn hàng bán tăng mạnh cùng chi phí trả lãi vay trong kỳ quá lớn khiến doanh nghiệp này ghi nhận khoản lỗ ròng gần 102 tỷ đồng. Đây cũng là khoản lỗ đầu tiên của “vua” tôn Hoa Sen trong vòng 8 năm qua.
Tính trong cả niên độ tài chính 2014-2018, Hoa Sen ghi nhận hơn 34.400 tỷ đồng doanh thu thuần và báo lãi sau thuế 410 tỷ đồng. Với kết quả này, công ty vượt tới 15% kế hoạch doanh thu nhưng mới chỉ hoàn thành hơn 30% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Đây chính là hệ quả của việc Hoa Sen đã đẩy mạnh việc sử dụng đòn bẩy tài chính để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tăng cường vay nợ tài chính giúp công ty có thể mở rộng hoạt động kinh doanh từ đó tăng mạnh doanh thu. Tuy nhiên, việc duy trì tỷ lệ vay nợ quá lớn khiến doanh nghiệp này phải chi hàng trăm tỷ đồng mỗi quý chỉ để trả tiền lãi vay, ảnh hưởng tới kết quả lợi nhuận thu về.
Tổng nợ phải trả của công ty này đã giảm đáng kể so với đầu kỳ, nhưng hiện vẫn trên 16.000 tỷ đồng, trong đó, riêng tiền vay và nợ thuê tài chính đã lên tới hơn 14.300 tỷ đồng, gấp ba lần mức vốn chủ sở hữu công ty.
Yếu tố nợ vay lớn cũng được nhiều công ty chứng khoán xem là một điểm đáng lưu ý khi đầu tư vào cổ phiếu HSG. Theo đó, Công ty Chứng khoán Đông Á từng ra khuyến nghị cắt lỗ nếu HSG giảm dưới 9.800 đồng bởi thị trường đang phản ứng quá nhanh với những khó khăn về thị phần, chi phí sản xuất và nợ vay của công ty này.
Quang Thắng
Theo news.zing.vn
Phố Wall lao dốc, chứng khoán châu Á vẫn giữ sắc xanh
Bất chấp Phố Wall đêm qua lao dốc, chứng khoán châu Á vẫn tăng điểm trong phiên sáng nay 24/10.
Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,3% trong những giờ đầu giao dịch, còn chỉ số Topix tăng 0,14%. Đáng chú ý, cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô Subaru lao dốc hơn 6% sau khi công ty này hạ dự báo doanh thu hoạt động trong nữa đầu của năm tài chính (kết thúc vào ngày 31/3/2019).
Ảnh minh họa (Nguồn: CNBC)
Trên thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi vẫn tăng 0,41%, dù cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn như Samsung Electronics và SK Hynix đều giảm điểm. Cụ thể, cổ phiếu của Samsung Electronics giảm 1,16%, còn cổ phiếu của SK Hynix trượt dốc 2,89%.
Chỉ số ASX 200 của Australia tăng không đáng kể và giao dịch ở mức 5.846,8 điểm do nhóm cổ phiếu tài chính tăng 0,44%, còn cổ phiếu năng lượng giảm 2,14% do nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu dầu khí. Đơn cử, cổ phiếu của công ty năng lượng Santos giảm 2,67%, theo sau là cổ phiếu của là công ty khai thác và phát triển dầu khí Oil Search và công ty khai thác và sản xuất dầu khí Woodside Petroleum lần lượt giảm 1,72% và 1,5%.
Chứng khoán Mỹ đêm qua đỏ sàn khi các nhà đầu tư thất vọng với kết quả hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp. Đơn cử, nhà sản xuất thiết bị xây dựng Caterpillar (Mỹ) thông báo chi phí nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp này đã tăng lên do giá thép tăng và thuế quan của Mỹ.
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 125,98 điểm và chốt phiên ở mức 25.191,43 điểm, còn chỉ số S&P 500 giảm 0,55% còn 2.740,69 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite mất điểm 0,4% và đóng cửa ở mức 7.437,54 điểm.
Từ đầu năm đến nay, Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế quan trả đũa lên hàng tỷ USD giá trị hàng hóa của nhau, khiến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên, đồng thời rấy lên lo ngại rằng điều kiện thương mại thắt chặt sẽ khiến kinh tế toàn cầu suy giảm.
Mỹ và Trung Quốc mới đây đã dừng đàm phán, nhưng hôm qua 23/10 ông Larry Kudlow, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ cho biết lãnh đạo hai nước sẽ gặp "chốc lát" tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Argentina vào tháng tới.
Trên thị trường dầu mỏ, sau khi lao dốc vào đêm qua, giá dầu châu Á sáng nay 24/10 tiếp tục giảm. Giá dầu Brent thế giới giảm 0,05% xuống còn 76,4 USD/thùng, còn giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm 0,14% còn 66,34 USD/thùng.
Hôm qua 23/10, Ả Rập Xê Út tuyên bố sẽ thực hiện trách nhiệm với thị trường dầu mỏ bằng việc đảm bảo tiếp tục cung ứng dầu mỏ ra thị trường. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ áp lệnh trừng phạt lên Iran nhằm giảm xuất khẩu dầu mỏ của Iran.
Sau các động thái trên, cổ phiếu của các công ty năng lượng ở Nhật Bản đã giảm điểm. Cụ thể, cổ phiếu của công ty dầu mỏ Inpex giảm 3,12%, còn cổ phiếu của công ty thăm dò dầu khí Japan Petroleum trượt 2,47%.
Trong giao dịch tiền tệ, sau khi tăng lên 96,15 điểm vào hôm qua 23/10, chỉ số đô la Mỹ (USD) sáng nay đã giảm xuống còn 95,918 điểm.
Đồng yên Nhật Bản giao dịch ở mức 112,38 yên đổi được 1 USD, còn đồng đô la Australia (AUD) lên giá và giao dịch ở mức 1 AUD đổi được 0,7088 USD./.
CTV Hồng Quang/VOV.VN
Theo CNBC
Cổ đông Vicostone (VCS) trông chờ lợi nhuận quý IV Quý III/2018, Công ty cổ phần Vicostone (VCS) ước đạt doanh thu 1.056 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 314,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 267,5 tỷ đồng. Kết quả này tương đương với mức thực hiện cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 3 quý đầu năm 2018, VCS ước đạt 3.208 tỷ đồng doanh thu, 919,9 tỷ đồng lợi nhuận trước...