Trong 2 năm, Ấn Độ làm được điều mà Trung Quốc thất bại 15 năm
Ấn Độ vừa đạt được kỳ tích mà Trung Quốc nỗ lực để có trong 15 năm qua nhưng vẫn bất thành.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Nhà báo Tim Culpan, cây bút mảng công nghệ của chuyên mục Bloomberg Gadfly mới đây có góc nhìn thú vị về ngành công nghệ ở hai cường quốc kinh tế châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ.
Hơn 15 năm, Trung Quốc chưa thành công trong việc ra mắt hệ điều hành “cây nhà lá vườn”, vốn có thể được nhiều người dân yêu thích và giúp đất nước thoát khỏi nút thắt phụ thuộc vào công nghệ phương Tây. Vậy mà ở Ấn Độ, họ đạt được kỳ tích này trong chưa đầy 2 năm.
Indus hiện là nền tảng điện thoại thông minh phổ biến thứ nhì tại Ấn Độ, với 6,3% thị phần, xếp sau hệ điều hành Android của hãng Alphabet. Hệ thống đa ngôn ngữ trên là một trong nhiều hệ điều hành dựa vào chính Android, và vừa vươn lên vị trí thứ nhì cuối năm 2015. Hệ điều hành Indus (Indus OS) vẫn tiếp tục giữ vị trí này trong hai quý đầu năm nay, theo số liệu được Counterpoint Research công bố hồi tuần trước.
Điều này đồng nghĩa với việc Indus OS dẫn trước iOS và các biến thể khác của Android, trong đó có MIUI và Cyanogen của Xiaomi.
Con đường tìm kiếm hệ điều hành riêng của Trung Quốc rải rác thất bại, bao gồm China OS (COS), Kylin, Red Flag và YunOS. Tất cả những cái tên trên đều chưa thành công trong việc lôi kéo sự chú ý vì nhiều lý do. Dù là hệ điều hành cho máy tính để bàn hay thiết bị di động, Đại lục vẫn chưa ghi được điểm.
Video đang HOT
Micromax
Với cái tên ban đầu là Firstouch, Indus OS có bước đi dài vào giữa năm 2015 khi hãng smartphone lớn địa phương là Micromax quyết định bắt đầu sử dụng nó thay vì Android của công ty mẹ hãng Google.
Indus OS hỗ trợ ít nhất 12 phương ngữ chính của Ấn Độ, khai thác những thứ thị trường cần chứ không phải điều gì chính phủ muốn. Đây là yếu tố mạnh vì sản phẩm sẽ được phát triển và xoay vòng theo nhu cầu. Đơn cử, Indus OS cung cấp khả năng biên dịch giữa các phương ngữ và đoán từ đơn giản được viết.
Indus OS cũng cung cấp khả năng thanh toán qua ứng dụng App Bazaar. Người dùng có thể trả tiền cho các ứng dụng được tải về thông qua hóa đơn điện thoại. Đây là động lực lớn, không chỉ cho người tiêu dùng mà còn cho bản thân nhà phát triển ứng dụng, những người chẳng mấy vui khi bị gạt ra khỏi “bữa tiệc” nơi mà Android và iOS hưởng lợi nhiều hơn. Việc này còn giúp các nhà phát triển có động lực thúc đẩy sản phẩm chạy trên thiết bị dùng Indus OS, còn các nhà sản xuất smartphone thì ưu ái xây dựng mẫu điện thoại chạy bằng Indus OS thay vì Android.
Giữa lúc Bắc Kinh cho thấy họ làm rất nhiều trong nỗ lực tách khỏi sự thống trị của giới sản xuất phần mềm Mỹ, New Delhi vừa thể hiện rằng mong mỏi này chỉ cần hai yếu tố: sản phẩm tốt và lực lượng thị trường.
Theo Thanh Niên
Ấn Độ "soán ngôi" Trung Quốc về tăng trưởng kinh tế nhanh nhất
Kinh tế Ấn Độ đang dẫn đầu trong số các thị trường đang nổi, thậm chí "qua mặt" Nga và Brazil.
Reuters dẫn báo cáo mới nhất từ bộ Tài chính Ấn Độ, hiện nền kinh tế nước này tăng trưởng 7,6% so với cùng kỳ năm 2015, mạnh hơn mức tăng 7,0% trong quý đầu năm 2016. Con số này cho thấy Ấn Độ đã vượt Trung Quốc, trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Với mức tăng này, Ấn Độ đã có ba quý liên tiếp đạt tăng trưởng trên mức 7,0%, lạc quan hơn so với vượt mức tăng trưởng (6.9%) của nền kinh tế láng giềng Trung Quốc. Từ đây, kinh tế Ấn Độ đang dẫn đầu trong số các thị trường đang nổi, thậm chí "qua mặt" Nga và Brazil.
Bộ trưởng bộ Tài chính Ấn Độ, ông Arun Jailey phát biểu với báo giới: "Sự tăng trưởng kinh tế hiện nay của Ấn Độ sẽ ngày càng có tiềm năng phát triển nhiều hơn nữa dù bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy thoái".
Trong hai năm qua, chính phủ của Thủ tướng Narenda Modi đã thực hiện một số cải cách quan trọng. Trong đó có việc nới lỏng các quy định, điều khoản đối với đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực sản xuất, quốc phòng, đường sắt... Ảnh: Reuters
Các chuyên gia phân tích kinh tế nhận định, Trung Quốc là nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất thế giới trong suốt hai thập niên cho đến năm 2014. Song với tình hình hiện nay, Ấn Độ sẽ thay thế vị trí này của Trung Quốc trong ít nhất là hai đến ba năm tới.
Đây là dấu hiệu tích cực trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong khi các nền kinh tế đang nổi khác trong nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, như Brazil và Nga đang sụt giảm.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã coi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm cho chính sách của ông kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 5/2014. Giới chức New Delhi cho rằng việc ông Modi lên nắm quyền hứa hẹn sẽ đem lại sức sống cho nền kinh tế lớn thứ ba châu Á.
Bởi bất chấp sự thiếu đầu tư tư nhân và xuất khẩu bị thu hẹp, chính sách của ông Modi đang có một số thành công như làm dịu bớt tình trạng lạm phát và lãi suất thấp đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trên toàn quốc gia.
Các chuyên gia của BBC đặt ra nghi vấn: "Liệu Ấn Độ có thể duy trì ổn định đà tăng trưởng kinh tế này trong suốt thập kỷ tới?". Nếu thực sự có thể đạt được mục tiêu này, nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á sẽ khẳng định được tiềm năng tăng trưởng của mình và "soán ngôi" vị trí tăng trưởng mạnh nhất của Trung Quốc hiện nay.
Những điều này thực sự đã giúp Ấn Độ vượt qua tình hình khủng hoảng sụt giảm giá dầu thô toàn thế giới dù quốc gia này là một nước nhập khẩu ròng. Mặt khác, dù giá dầu thế giới giảm mạnh nhưng lại không ảnh hưởng nhiều đến đà tăng trưởng kinh tế ủa Ấn Độ do nước này vốn đã nhập khẩu nhiều nguyên liệu này.
Do đó mặc các nước khác "vật lộn" với tình hình trên, Ấn Độ lại tiết kiệm được hàng tỉ USD với lượng nhập khẩu dự trữ xăng dầu lớn từ trước đến nay. Ngoài ra, việc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cắt giảm lãi suất đã hỗ trợ người tiêu dùng chi tiêu đầu tư nhiều hơn là giữ tiền tại một chỗ.
Đáng chú ý, tình trạng hạn hán gần đây đang đe doạ ngành nông nghiệp của nước này với nguy cơ thiếu lương thực, nghèo đói. Sau hai năm liên tiếp vật lộn với hạn hán, dự báo mùa mưa lớn trong mùa hè tới được cho là tín hiệu tốt của vùng nông thôn. Bên cạnh đó, tiền lương và lương hưu của nhân viên chính phủ dự kiến sẽ tăng để củng cố chi tiêu tiêu dùng cá nhân.
Phương Hà
Theo_Người Đưa Tin
Đức đề xuất cung cấp 6 tàu ngầm thế hệ mới cho Ấn Độ Ngay 6-5, tơ Thơi bao Kinh tê Ân Đô đưa tin, Đưc săn sang cung câp 6 chiêc tau ngâm diesel điên co kha năng hoat đông dai ngay dươi nươc cho nươc nay trong khuôn khô chương trinh hiên đai hoa ham đôi tau ngâm cua New Delhi. "Đê xuât nay đam bao chăc chăn se đap ưng đươc nhưng yêu câu...