Trồng 1 chậu lá tía tô trong nhà, con bạn quanh năm không phải lo ốm sốt, cảm cúm
Không chỉ vào mùa đông lạnh giá, ngay cả vào những ngày hè nóng nực, tía tô vẫn cực cần thiết cho sức khỏe trẻ em.
Tía tô dễ trồng làm rau gia vị, còn là thuốc chữa bệnh cho trẻ nhỏ lẫn người lớn được Đông y ghi nhận
Tía tô là một trong những loại rau gia vị quen thuộc của người Việt. Dù bạn ở nông thôn hay ở thành phố thì cũng không quá khó khăn để trồng thêm chậu tía tô trong nhà. Nhất là khi loại rau gia vị này cực tốt cho trẻ nhỏ.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc. Lương y ghi nhận, lá tía tô là rau thơm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng, để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Tía tô có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, loại cây tía tô không những có thể dùng để chế biến các món ăn ngon miệng mà có tính năng chữa bệnh khá cao.
Không chỉ vào mùa đông lạnh giá, ngay cả vào những ngày hè nóng nực, loại rau gia vị này vẫn cực cần thiết cho sức khỏe trẻ em. Do mùa hè nằm điều hòa nhiều, nguy cơ sốc nhiệt thường xuyên xảy ra. Trẻ nhỏ vẫn có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch, dẫn đến ốm sốt, viêm họng, ho… thường xuyên. Lúc này, nếu nhà có sẵn một chậu cây tía tô thì mẹ khỏi phải lo lắng quá nhiều.
Không chỉ vào mùa đông lạnh giá, ngay cả vào những ngày hè nóng nực, loại rau gia vị này vẫn cực cần thiết cho sức khỏe trẻ em.
Những bài thuốc chữa bệnh cho bé từ chậu lá tía tô trồng sẵn trong nhà
Theo chuyên gia Đông y, lá tía tô lành tính, là gia vị cho món ăn thêm thơm ngon, đồng thời có thể chữa được những bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:
Video đang HOT
- Chữa ho cho bé: Dùng 20gr lá tía tô, 5g hoa đu đủ đực, 5gr hoa khế và 5gr đường phèn đem giã chung với nhau lấy nước cốt đem hấp cách thủy. Để nguội rồi cho bé uống tầm 5 lần, mỗi lần 2.5 ml. Bài thuốc này có thể áp dụng đối với những trẻ bị ho khan, ho nặng có đờm.
Tía tô là vị thuốc chữa ho cho bé mà mẹ không cần tốn tiền mua kháng sinh.
Hoặc, mẹ có thể sử dụng bài thuốc từ 100g lá tía tô, 100g lá kinh giới cả cành, 5g gừng, 500ml nước lọc. Lá tía tô, kinh giới đem rửa sạch, vò nhẹ, gừng rửa sạch, cho tất cả vào nồi đun cùng 500ml nước. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút rồi tắt bếp, uống nước này liên tục trong 5 ngày. Áp dụng được cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
- Trẻ bị lên rôm sảy: Mỗi tuần, mẹ lấy lá tía tô đem nấu thành nước tắm cho bé một lần, vài lần như vậy sẽ thấy tình trạng rôm sảy giảm dần rồi hết hắn mà không cần sử dụng thuốc hay hóa chất bôi ngoài da.
Để nấu nước tắm cho bé bằng lá tía tô, mẹ cần lấy một nắm lá tía tô đem rửa thật sạch với muối cho hết bụi bẩn và lông tơ trên lá để tránh gây kích ứng cho làn da mỏng manh và nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Sau đó, cho toàn bộ phần lá trên vào máy xay sinh tố để xay nát ra, dùng rây lọc ra nước cốt để nấu nước tắm cho trẻ. Nếu không xay, mẹ có thể để nguyên lá nấu nước tắm, sau đó vớt sạch phần lá đi là được.
- Hạ sốt cho bé: Nấu nước lá tía tô cho bé uống.
Tía tô là một vị thuốc, khi không có bệnh chỉ nên dùng như một gia vị.
Lưu ý: Tía tô là một vị thuốc, khi không có bệnh chỉ nên dùng như một gia vị. Ngoài ra, lá tía tô dù để ăn hay làm thuốc cũng cần đảm bảo thật sạch vì loại lá này có mặt phủ lông, khó sạch nếu không rửa kỹ, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm sán… Tốt nhất nên ăn lá tía tô mà nhà trồng được để đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe.
Ngoài ra, thông tin chữa bệnh cho bé từ lá tía tô chỉ mang tính tham khảo, có thể chưa phù hợp về liệu lượng hoặc công thức cho trường hợp con bạn nên vẫn cần phải tìm sự tư vấn của chuyên gia Đông y trong trường hợp cụ thể trước khi áp dụng.
Theo afamily
Măng cụt có thể làm thuốc chữa bệnh theo cách này nhưng nhiều người chưa hề biết đến
Theo lương y Bùi Hồng Minh, ăn măng cụt ngon ngọt và bạn có thể tận dụng nhiều phần của loại quả này làm thuốc chữa bệnh cực hay.
Măng cụt đang vào mùa rộ, cực ngon ngọt dễ ăn lại có vô vàn tác dụng
Hàng năm, cứ vào độ giữa tháng 4 đến tháng 6, măng cụt lại bước vào mùa rộ và người ta luôn tranh thủ để tìm đến loại quả ngon ngọt này để tráng miệng, làm quà biếu... Theo cách gọi truyền tụng từ cung đình xưa, trái măng cụt (Garcinia mangostana) có tên là giáng châu. Măng cụt là một loại trái cây được người tiêu dùng nội địa ưa thích và có tiềm năng xuất khẩu.
Với đặc tính giải nhiệt nên măng cụt cực thích hợp để ăn vào mùa nắng nóng. Măng cụt có tính mát và axit trytophan - chất có liên hệ trực tiếp với serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh) có công dụng tạo sự phấn chấn tinh thần, làm dịu căng thẳng. Đây cũng là lý do măng cụt còn được biết đến như là "khắc tinh" của sầu riêng - một loại quả có thể sinh nhiệt cao. Ở Thái Lan, người ta gọi sầu riêng và măng cụt là "quả vợ chồng", nếu ăn quá nhiều sầu riêng bị nhiệt trong người thì bạn có thể ăn vài quả măng cụt là giảm hẳn ngay.
Với đặc tính giải nhiệt nên măng cụt cực thích hợp để ăn vào mùa nắng nóng.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, vỏ quả chứa 7-13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin có tinh thể hình phiến nhỏ màu vàng tươi không tan trong nước, cây cũng chứa tanin. Quả măng cụt rất giàu protein và các loại lipit, có tác dụng bồi bổ rất tốt cho cơ thể. Người suy nhược, thiếu dinh dưỡng, người vừa khỏi bệnh đều có thể dung loại quả này để có tác dụng điều dưỡng.
Hàm lượng cao chất xanthone cao trong măng cụt có tác dụng phòng chống ung thư cực tốt. Chất xanthone trong măng cụt còn có khả năng tiêu diệt sự sinh sôi quá độ của vi khuẩn và giữ cân bằng môi trường axit trong dạ dày, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ phát triển các bệnh dạ dày. Hàm lượng vitamin E, C phong phú giúp nâng cao sức đề kháng, làm chậm lão hóa...
Hàm lượng cao chất xanthone cao trong măng cụt có tác dụng phòng chống ung thư cực tốt.
Không chỉ là thức ăn tráng miệng ngon và ấn tượng, đem lại nhiều công dụng sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp, măng cụt còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong Đông y ít ai ngờ tới.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, vỏ quả măng cụt có vị chua chát, tính bình, đi vào hai kinh phế và đại tràng, có công năng thu liễn, sáp trường, chi huyết, dùng trị tiêu chảy, ngộ độc thức ăn.
Bài thuốc chữa bệnh từ quả măng cụt
Theo lương y Bùi Hồng Minh, vào mùa măng cụt đang rộ, bạn có thể tận dụng để làm thuốc chữa bệnh cực tốt. Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả măng cụt mà bạn có thể áp dụng cực dễ dàng và hiệu quả là:
Vào mùa măng cụt đang rộ, bạn có thể tận dụng để làm thuốc chữa bệnh cực tốt.
- Chữa đau bụng đi tiêu chảy, chữa lỵ: Cho chừng 10 vỏ quả măng cụt vào một nồi đất hay nồi đồng (tránh nồi sắt hay nồi tôn) thêm nước vào cho ngập rồi đun sôi kỹ trong vòng 15 phút. Ngày uống 3 - 4 lần chén to nước này.
Hoặc có thể dùng theo đơn: Vỏ quả măng cụt khô 60g, hạt mùi 5g, hạt thìa là 5g, nước 1.200ml. Đun sôi, sắc kỹ cho cạn còn chừng một nửa (600ml). Mỗi lần uống 120ml. Uống mỗi ngày 2 lần.
- Chữa lỵ: Dùng vỏ quả măng cụt 6g, rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa (mỗi thứ 8g), trà xanh (loại ngon) 6g, cam thảo, vỏ quýt (mỗi thứ 4g), gừng 3 lát. Đem tất cả nấu lấy nước để uống trong ngày.
Măng cụt còn chứa thành phần đường khá cao vì vậy người béo phì nên hạn chế ăn quả này.
- Giảm mùi hôi miệng: Lấy vỏ măng cụt đem đun sôi, lấy nước này súc miệng hàng ngày sẽ giúp giảm mùi hôi miệng, kháng khuẩn kháng viêm cực tốt.
- Giảm cân hiệu quả: Pha chế trà từ vỏ măng cụt bằng cách thái nhỏ vỏ, mang phơi khô. Mỗi lần dùng cho một nắm nhỏ vào đun sôi với nước trong 5 phút.
Lưu ý: Măng cụt còn chứa thành phần đường khá cao vì vậy người béo phì nên hạn chế ăn quả này. Măng cụt cũng có thành phần kali tương đối cao, cho nên người mắc bệnh thận và tim mạch cũng phải thận trọng khi ăn.
Theo Helino
Bé trai 2 tuổi bị suy dinh dưỡng vì tắc tá tràng Bé trai ở Nghệ An từ lúc chào đời thường nôn ói, 2 tuổi nhưng chỉ nặng 7 kg, dạ dày giãn to do bệnh hiếm. Bệnh nhi khám tại Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ - Vinh ngày 14/6 với thể trạng suy dinh dưỡng nặng, nôn ói nhiều, thậm chí nôn ra thức ăn của ngày hôm trước. Tình trạng nôn...