Trốn qua 3 quốc gia, đối tượng truy nã người TQ bị bắt tại Đà Nẵng
Qua thông tin từ phía Đại sứ quán Trung Quốc, Công an TP.Đà Nẵng (Việt Nam) đã bắt giữ 1 đối tượng truy nã nước này đã lẩn trốn qua 3 quốc gia.
Ngày 25.6, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC 22, Công an TP.Đà Nẵng) cho biết vừa bàn giao 1 đối tượng bị truy nã người Trung Quốc về cho công an Trung Quốc
Trước đó, Cục Đối ngoại (Bộ Công an Việt Nam) nhận được công hàm của Văn phòng sỹ quan liên lạc cảnh sát Đại sứ quán Trung Quốc trao đổi về việc Bộ công an Trung Quốc đề nghị Bộ Công an Việt Nam hỗ trợ triển khai xác minh, truy bắt và bàn giao đối tượng truy nã quốc tịch Trung Quốc mang tên Du Rong Ming (SN 1972, địa chỉ quận Dương Phố, TP.Thượng Hải, Trung Quốc) có thông tin đang lẩn trốn tại TP.Đà Nẵng, Việt Nam.
Đối tượng Du Rong Ming bị Công an Đà Nẵng bắt giữ. Ảnh: Công an Đà Nẵng cung cấp
Theo kết quả điều tra của Công an tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, khi tham gia giao dịch trái phiếu, đối tượng Ming cùng đồng bọn đã hối lộ cho nhân viên liên quan với số tiền lớn để tư lợi.
Sau khi phạm tội, đối tượng Ming trốn qua các nước Mỹ, Thái Lan, Malaysia và chuẩn bị nhập cảnh vào Việt Nam qua Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Video đang HOT
Lúc 0h30 ngày 23.6, Phòng cảnh sát truy nã tội phạm Công an TP.Đà Nẵng phối hợp với Đồn công an cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng tổ chức xác minh truy bắt khi đối tượng chuẩn bị nhập cảnh vào Đà Nẵng.
Qua xác minh đối tượng có đúng lai lịch như trên, lực lượng chức năng Việt Nam đã bắt đối tượng Du Rong Ming.
Vào lúc 1h sáng 25.6, phía Công an Việt Nam đã bàn giao đối tượng Ming cho Công an Trung Quốc cùng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng.
Theo Danviet
Ngày này năm xưa: Mỹ đánh bom sứ quán Trung Quốc
Đêm 7.5.1999, máy bay ném bom B-2 của không quân Mỹ đã thả 5 quả bom được dẫn đường bằng vệ tinh vào sứ quán Trung Quốc tại Belgrade, thủ đô của Nam Tư.
Vụ đánh bom khiến 3 người Trung Quốc thiệt mạng, 20 người khác bị thương trong đó có 5 người bị thương nặng. Nhà cửa trong tòa đại sứ bị hư hại, theo báo National Interest.
Vụ tấn công diễn ra trong bối cảnh NATO, đứng đầu là Mỹ, đang tiến hành cuộc chiến trên không ở Nam Tư. Khi đó, liên minh quân sự này đã tấn công hàng trăm mục tiêu ở Serbia và Kosovo. Đa phần các mục tiêu đều không gây tranh cãi, ngoại trừ vụ thả bom vào đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade.
Sự kiện trên khiến quan hệ Trung Quốc và NATO bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đại sứ quán được coi là lãnh thổ quốc gia, nên vụ đánh bom tòa đại sứ nếu bị coi là cố ý thì đó rõ ràng là một hành động chiến tranh.
Ngày 10.5.1999, Tổng thống Mỹ Bill Cliton có lời xin lỗi công khai hiếm hoi với Trung Quốc. Ông "chia buồn sâu sắc" với Trung Quốc và cho hay, vụ tấn công là nhầm lẫn. Tuy nhiên, lời xin lỗi công khai không được chuyển trực tiếp tới lãnh đạo cấp cao nhất ở Bắc Kinh.
Tới 14.5, lãnh đạo Nhà Trắng lại gọi điện trực tiếp cho Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân để giải thích về vụ tấn công cùng lời khẳng định sẽ cho điều tra chính thức.
Về phần mình, NATO cũng khẳng định, vụ đánh bom là do lỗi con người. Những quả bom được thả xuống đại sứ quán Trung Quốc thay vì một nhà kho chứa đạn của Nam Tư vì NATO dùng một bản đồ lỗi thời. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng vụ đánh bom là hành động man rợ, cố ý và vi phạm chủ quyền quốc gia.
Dù được khẳng định vụ tấn công chỉ là sơ suất, nhưng làn sóng biểu tình chống Mỹ vẫn lan khắp Trung Quốc. Đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ tại Bắc Kinh cũng như nhiều thành phố lớn khác ở Trung Quốc trở thành tâm điểm của các cuộc biểu tình phản đối.
Hàng chục nghìn người Trung Quốc biểu tình ở Bắc Kinh, tòa nhà ngoại giao Mỹ tại thủ đô của Trung Quốc bị phá hoại.
Trên toàn Trung Quốc, dư luận và báo chí đều cho rằng việc phá hủy đại sứ quán nước này ở Belgrade là cố ý. Các rạp chiếu phim cấm phim Mỹ và đài phát thanh từ chối phát nhạc Mỹ để phản đối.
Căng thẳng cao độ giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài tới 4 tháng và các cuộc hội đàm giữa hai nước chỉ được nối lại khi Trung Quốc muốn gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Tháng 8/1999, chính phủ Mỹ "tự nguyện chi trả nhân đạo" 4,5 triệu USD cho gia đình 3 công dân Trung Quốc thiệt mạng và 27 người bị thương trong vụ đánh bom.
Ngày 16/12/1999, chính phủ hai nước đi tới một thỏa thuận, Mỹ đồng ý bồi thường 28 triệu USD cho những tổn thất mà vụ đánh bom gây ra với tòa đại sứ Trung Quốc, còn Bắc Kinh bồi thường 2,87 triệu USD cho những tổn hại mà đại sứ quán và các văn phòng ngoại giao Mỹ ở nước này hứng chịu.
Theo Hoài Linh (Vietnamnet)
Ông Kim Jong-un đưa tiễn đoàn tàu chở thi thể các nạn nhân Trung Quốc Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tới đưa tiễn toa tàu đặc biệt chở thi thể của các nạn nhân Trung Quốc thiệt mạng trong vụ tai nạn tại Triều Tiên vào cuối tuần trước. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới nhà ga để đưa tiễn toa tàu chở thi thể các nạn nhân Trung Quốc về nước (Ảnh: Reuters) Theo hãng thông...