Trốn nã suốt 20 năm vì giết con riêng của chồng, giấu xác ngoài cánh đồng
“Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mới thương con chồng”, câu nói ấy đến nay vẫn đúng với một số trường hợp “mẹ ghẻ, con chồng”.
người đàn bà mặc áo sọc trắng mà chúng tôi gặp cũng không phải là ngoại lệ. Vì sống cảnh “rổ rá cạp lại” với người chồng có con riêng nên thị đã không thể nào yêu thương được đứa con của chồng. Để rồi đến một hôm khi ra ruộng ngô trên cánh đồng bãi Giảng, thị đã dùng cuốc đào hố, chôn giấu xác cháu bé, phủ lên trên mấy lá ngô khô. Sau đó, thị gánh đôi quang gánh về ruộng lạc của gia đình ở cánh đồng thôn Yên Dục để làm cỏ… và hành trình tội lỗi bắt đầu.
Bi kịch của “rổ rá cạp lại”
Với vẻ lầm lì, ít nói phạm nhân Nguyễn Thị Sâm (trú tại Tam Thuấn, cùng huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đang chấp hành án chung thân vì tội Giết người sau 17 năm lẩn trốn tại trại giam số 5 – Yên Định, bộ Công an, rất e dè khi tiếp xúc với người lạ. Khi nghe đến lời giới thiệu của cán bộ trại, Sâm từ chối trả lời những câu hỏi của phóng viên.
Một cán bộ cho biết, “có lẽ Sâm quá day dứt vì những tội lỗi do mình gây ra nên đã ngại ngùng khi tiếp chuyện với người lạ. Thường thì những phạm nhân mang tội giết người rất ít chia sẻ, khi thụ án cũng sống khép kín khác biệt với những phạm nhân thụ án vì tội danh khác”. Sâm khi thụ án trong trại cũng vậy, thị ít nói cười, sống gần như thu mình với những người xung quanh. Sâm vào trại 5 thụ án cũng được một thời gian, tội danh mà Sâm phạm phải là tội Giết người. Nạn nhân là cháu Nguyễn Văn H., con riêng của chồng Sâm.
Mầm mống tội ác đó đã cách đây hơn 20 năm trời. Ngày đó ở xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) có anh Nguyễn văn N. sống trong cảnh gà trống nuôi con vì vợ không may qua đời. Đợi 3 năm sau ngày đoạn tang vợ, qua mai mối, N. mới đi bước nữa. Anh kết hôn với Nguyễn Thị Sâm, người ở bên Tam Thuấn, cùng huyện Phúc Thọ. Khi anh N. đón Sâm về làm vợ, năm ấy chị ta mới 20 tuổi, là một thôn nữ khỏe mạnh, chịu khó làm ăn. Anh N. hy vọng Sâm sẽ cảm thông, san sẻ những mất mát mà bố con anh phải gánh chịu. Thế nhưng từ khi Sâm về làm dâu, chị ta sớm bộc lộ là cô gái vụng về, thô kệch, sống không được lòng bố mẹ chồng và mọi người trong gia đình.
Hơn hai năm trước, sở dĩ Sâm làm vợ kế anh N. bởi về nhan sắc chị ta thuộc diện dưới mức trung bình. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo có tới 5 chị em nên Sâm sớm phải nghỉ học từ năm lớp 6 để ở nhà cấy lúa, trồng khoai, phụ giúp bố mẹ nuôi em. Đến tuổi cập kê mà chẳng có chàng trai nào trong làng nhóm ngó đến nên Sâm biết phận mình, khi có người bên gia đình anh N. đến mai mối, chị ta nhận lời lấy anh. Mới lấy nhau hơn 2 năm nhưng không ít lần Sâm bị gia đình bên chồng dọa đuổi khỏi nhà vì tội dám cãi lại bố mẹ chồng và đánh, chửi con riêng của chồng. Bực tức với người vợ dám hỗn hào, đôi khi N. cũng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với Sâm. Chuyện chỉ có vậy nhưng có lẽ chị ta oán hận rồi nung nấu ý định trả thù?
Về làm vợ anh N., không chỉ phải chăm bẵm đứa con riêng của chồng mà Sâm còn phải sống chung với bố mẹ chồng là những người khó tính, gia trưởng nên tạo cho chị ta nhiều ức chế. Phải cắn răng chịu đựng bố mẹ chồng đã đành, nhiều lúc ngay cả đứa con riêng của chồng là cháu Nguyễn Văn H. (5 tuổi), Sâm cũng không có quyền đánh mắng, dạy dỗ khi nó nghịch ngợm, quấy phá. Không chỉ thế, nhiều lúc nó nghịch quá Sâm có đánh, mắng cu H. khiến mọi người nhà chồng bất bình.
Ức nhất, mỗi khi bị bố mẹ chồng mắng chửi, N. không bênh vợ thì thôi lại còn hùa vào với bố mẹ đánh đập, chửi mắng, kể cả khi chị ta mang bầu. Khi Sâm sinh con, chị ta cũng chẳng được nghỉ ngơi, bồi dưỡng như những người phụ nữ khác. Ngoài làm ruộng, gia đình N. còn nhận gia công làm dây thừng. Mới sinh con nhưng Sâm vẫn phải thức khuya, dậy sớm bện dây thừng để kịp thời gian giao hàng. Có bữa mệt quá, tay vẫn còn cầm dây thừng nhưng Sâm gục xuống ngủ thiếp đi. Không thông cảm với vợ, N. lại cho rằng Sâm lười nhác, xông vào đánh đập. Chị ta mang lòng thù hận chồng và gia đình nhà chồng là vì thế.
Đến tội ác tày trời với đứa con chồng mất tích
Sáng hôm ấy, khi đi bón lạc trồng ngoài đồng, Sâm gặp cháu H. đang tha thẩn chơi một mình ở đây. Thấy Sâm, cháu H. mè nheo đòi mẹ kế cho đi theo ra đồng. Quát mắng, đuổi con về nhà nhưng cháu H. không chịu nghe. Tức mình, Sâm dang tay tát cháu H. một cái khá đau khiến cháu òa lên khóc nức nở. Sợ rằng cháu H. sẽ về mách bố mẹ chồng và chồng, Sâm móc trong túi ra một nắm ngô rang dỗ dành nhưng cháu vẫn khóc. Bực tức vì cháu không nghe lời cộng với lòng căm ghét con riêng của chồng, Sâm dùng tay bịt chặt miệng cháu H., không cho cháu khóc rồi lôi cháu vào căn bếp của gia đình chị Tuyết gần đó. Kéo chiếc khăn bông đang đội trên đầu xuống, Sâm quàng vào cổ cháu H. xiết chặt. Cháu H. bị ngạt thở, mặt mũi tím tái rồi lịm dần. Không dừng lại đấy, Sâm đập đầu cháu liên tiếp nhiều nhát xuống nền bếp. Chỉ khi thấy cháu H. không còn cựa quậy, chị ta mới dừng tay.
Sau đó, Sâm đến nhà bà Gái hàng xóm mượn chiếc cuốc rồi quay về nhà mình lấy đôi quang gánh và hai chiếc rổ tre đến bếp nhà chị Tuyết bình tĩnh cho thi thể cháu H. vào rổ. Gánh ra ruộng ngô trên cánh đồng bãi Giảng, Sâm dùng cuốc đào hố, chôn giấu xác cháu H., phủ lên trên mấy lá ngô khô. Sau đó, Sâm gánh đôi quang gánh về ruộng lạc của gia đình ở cánh đồng thôn Yên Dục để làm cỏ. Nhìn thấy chị Yên, cô em chồng trên đường sang thăm mẹ đẻ, Sâm gọi chị lại, kêu đợi mình làm xong rồi về nhà một thể, tạo một nhân chứng để chứng minh chị ta ngoại phạm.
Trưa hôm ấy, khi gia đình anh N. dọn cơm ra ăn thì không thấy cu H. đâu. Hàng ngày, người lớn đi làm, thằng bé mới 5 tuổi này vẫn chơi tha thẩn quanh nhà. Sáng hôm nay, khi anh N. ra khỏi nhà đi làm, thằng bé vẫn còn chơi ngoài ngõ và bi bô chào bố. Gọi mãi không được, mọi người trong nhà bỏ cơm, hốt hoảng bủa đi tìm khắp làng nhưng cũng không thấy nó.
Video đang HOT
Không khéo thằng bé bị bắt cóc mất rồi? Mọi người chia nhau xuống các bến xe ở khu vực nội thành Hà Nội rồi có người còn vọt lên biên giới Lạng Sơn nhưng đều vô vọng. Mới sinh ra được ít ngày, cu H. đã mất mẹ, không chỉ có N. mà bố mẹ anh và mọi người trong gia đình ai cũng thương thằng bé lắm. Vì thế, việc cu H. mất tích một cách bí ẩn khiến dư luận ở xã Hiệp Thuận, Phúc Thọ, Hà Nội, hết sức xôn xao.
Vì thế khi cu H. mất tích, người đầu tiên trong nhà bị mọi người nghi vấn chính là người dì ghẻ này. Sáng hôm ấy, Sâm là người ra khỏi nhà cuối cùng. Tuy nhiên, Sâm biện giải rằng sáng ấy, khi ra khỏi nhà để ra đồng bón phân, làm cỏ lạc, chị ta còn thấy H. chơi ngoài cổng. Đến trưa, khi Sâm làm cỏ lạc có gặp chị Yên là cô em ruột của chồng, lấy chồng ở xã bên sang thăm mẹ đẻ nên cùng chị ấy về nhà. Những chứng cứ mà Sâm đưa ra cho thấy chị ta ngoại phạm.
Bốn ngày sau, trong khi cơ quan công an cùng gia đình đang tập trung truy tìm cháu H. thì chị Nguyễn Thị Rõ, người thôn Quế Lâm, cùng xã Hiệp Thuận, trong khi đi cắt cỏ bất ngờ phát hiện thi thể cháu bé xấu số bị vùi lấp một cách sơ sài trong ruộng ngô trên cánh đồng bãi Giảng. Theo một điều tra viên Công an huyện Phúc Thọ, khi đó là người thụ lý vụ án nhớ lại: Sau khi khám nghiệm tử thi xác định, cháu H. tử vong do bị ngạt thở và chấn thương sọ não. Qua khám nghiện hiện trường, khám nghiệm tử thi, Cơ quan điều tra xác định, đây là vụ giết người man rợ rồi giấu xác cháu bé ngoài cánh đồng. Vụ án nhanh chóng trở thành một dư chấn ở Hiệp Thuận và vùng lân cận.
Ngay sau đó cơ quan Công an huyện Phúc Thọ lập tức vào cuộc để điều tra, làm rõ cái chết của cháu H. trên cánh đồng ngô. Qua rà soát các mối quan hệ của anh N. cũng như mọi thành viên trong gia đình anh, trinh sát không phát hiện có gì mâu thuẫn sâu sắc đến mức phải sát hại đứa trẻ vô tội? Trong khi đang tiến hành triệu tập các nhân vật nghi vấn để điều tra thì bất ngờ người trong gia đình anh N. chạy đến báo tin, Sâm cùng đứa con gái mới hơn một tuổi là con chung của chị ta và anh N. đã biến mất? Tập trung điều tra, Cơ quan điều tra xác định kẻ gây ra cái chết của cháu H. chính là Sâm, người dì ghẻ ác độc.
Sau khi Sâm ôm con bỏ trốn, Cơ quan điều tra tổ chức truy tìm ở tất cả các địa chỉ quen thân của chị ta và gia đình nhưng không phát hiện ra dấu vết. Lệnh truy nãNguyễn Thị Sâm về tội Giết người cũng được Cơ quan điều tra phát đi toàn quốc. Thế nhưng thời gian cứ trôi đi mà không hề phát hiện tung tích của người dì ghẻ ác độc này.
Hành trình trốn tránh và sa lưới pháp luật
Khi thi thể cháu H. được phát hiện, Sâm biết sớm muộn gì tội ác cũng bị lộ tẩy nên gói ghém một ít tư trang rồi bế đứa con gái mới hơn một tuổi ra ga Hà Nội lên tàu trốn vào TP.Hồ Chí Minh. Sau đó, hai mẹ con Sâm tìm đến Vĩnh Hòa, Phú Giáo, Bình Dương. Sâm lấy tên là Thanh rồi bịa ra một “kịch bản” khá bi thương: Do trẻ người, nhẹ dạ, trót có con với một kẻ “Sở Khanh” nên chị ta phải tha hương cầu thực mò vào đây làm thuê, làm mướn. May mắn, Sâm được ông Nguyễn D., một người đàn ông mới mất vợ nhận vào làm người giúp việc. Vậy là hai mẹ con Sâm có nơi tá túc. Thấy người thiếu phụ trẻ khỏe mạnh, chịu khó, thật thà, hoàn cảnh lại thương tâm nên ông chủ nhà động lòng trắc ẩn mang lòng yêu thương. Vậy là hai người nên duyên vợ chồng.
Hai mẹ con Sâm được ông D. làm thủ tục cho nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của gia đình rồi làm CMND cho chị ta dưới cái tên Nguyễn Thị Thanh. Không biết có phải trả nghĩa người chồng tốt bụng mà trong 6 năm, sau khi kết hôn, Sâm sinh liền tù tì 3 đứa con trai cho ông ấy, cách nhau hai năm một. Cứ tưởng như thế là hạnh phúc đã mỉm cười với Sâm khi tung tích được giấu kín dưới tên khác, sống cùng người chồng và 4 đứa con. Song thật trớ trêu, khi Sâm sinh đứa con trai thứ ba được ít ngày thì người chồng thứ hai cũng qua đời vì mắc bệnh ung thư. Thế là Sâm trở thành góa bụa cùng với đàn con thơ.
Trong khi Sâm một nách 4 đứa con đang loay hoay, xoay xở thì một thời gian sau, có một người đàn ông thứ ba tìm đến với chị ta. Ông ấy là Trương Văn T., một người dân Vĩnh Hòa. Hai người không kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. Có nhà, có cửa cùng với hàng mẫu đất của người chồng thứ hai để lại, cuộc sống của Sâm cùng người chồng “hờ” khá ổn định. Tuy nhiên, nhiều đêm Sâm cũng chợt giật mình thức giấc, dằn vặt, sợ hãi mỗi khi nhớ lại tội ác giết con chồng. Nhiều lần Sâm cũng định tìm ra đầu thú nhưng chị ta lại không dám, bởi lo cho đàn con nhỏ bị bơ vơ.
Gần 20 năm sau, bất ngờ Cơ quan điều tra nhận được một cú điện thoại gọi đến. Người ở máy bên kia là một phụ nữ. Chị ta không cho biết tên, địa chỉ của mình, chỉ cung cấp thông tin: Có một phụ nữ tên Thanh, quê ở Hiệp Thuận, Phúc Thọ, bị truy nã về tội Giết người, hiện sinh sống ở thôn Kỉnh Nhượng, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Kẻ mang tên Thanh được xác định chính là Nguyễn Thị Sâm. Ngay sau đó, kẻ giết người sa lưới pháp luật.
Tưởng rằng thoát được tội ác năm xưa, không ngờ, “lưới trời lồng lộng”, sau gần 20 năm trốn chạy, Sâm bị bắt giữ trước sự ngỡ ngàng của đàn con cùng bà con Vĩnh Hòa, những người từng cưu mang chị ta. Với tội Giết người, Sâm đã phải nhận bản án tù chung thân.
Thiên Long – Hàn Phong
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thảm sát ở Bình Phước: Gia đình nạn nhân hòa nhã, giúp đỡ người dân
Vụ thảm sát ở Bình Phước 6 người chết, người dân địa phương cho biết, gia đình nạn nhân tuy giàu có nhưng sống rất hòa nhã.
Liên quan đến vụ thảm sát kinh hoàng ở Bình Phước, trong báo cáo nhanh của UBND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cho biết, váo ngày ngày 7/7, bà Đoàn Thị Cẩm Loan (SN 1975) là người làm công cho ông Lê Văn M. (SN 1968, ngụ tổ 3, ấp 2, xã Minh Hưng, Chơn Thành, Bình Phước) đến làm việc nhà như thường lệ thì thấy cửa phía sau bị khóa.
Bà Loan đi lên cửa phía trước thì thấy cửa khép hờ. Khi đẩy cửa vào thì kinh hoàng phát hiện nhiều vệt máu và ba người gồm: Ông Lê Văn M., Nguyễn Lê Thị Ánh N. (SN 1973, vợ ông M.) và Lê Quốc A. ( SN 2000, con trai ông M.) nằm chết ở nền nhà.
Tiếp tục chạy lên lầu thì bà Loan phát hiện Lê Thị Ánh L. (SN 1993, con gái ông M.) và Dư Ngọc Tố Nh. (SN 1997, cháu ông M.) chết tại phòng ngủ.
Bà Loan vội tri hô và báo cho công an địa phương biết. Khi lực lượng cảnh sát tới hiện trường, phát hiện thêm em Dư Minh V. (SN 2001, cháu ông M.) nằm chết ở hàng rào cạnh cổng nhà. Tất cả 6 nạn nhân đều bị giết chết bằng hình thức cắt cổ.
Nhiều người dân sống gần nhà của nạn nhân không khỏi xót xa và bàng hoàng về những cái chết thảm thương của nạn nhân trong gia đình.
Vụ thảm sát chấn động vùng quê Bình Phước.
Bà Kim C. sống gần nhà nạn nhân chưa khỏi bàng hoàng trước vụ án mạng kinh hoàng cho hay: "Thực sự tôi rất hoảng hốt khi biết cả gia đình trên đều bị giết hại. Ông M. sống rất giản dị và hiền hòa".
Ngôi nhà của M. khá lớn, được biết ông M. kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ. Bên trong có một căn nhà lớn, và 2 xưởng chế tác gỗ. Mảnh đất của nhà ông rộng trên 2000m2.
Trước kia, gia đình ông M. và bà N, kinh doanh vật liệu xây dựng, một thời gian chuyển qua kinh doanh phụ tùng xe máy tại nhà. Sau này chuyển hẳn qua việc kinh doanh chế tác đồ gỗ tại gia đình.
Bên trong ngôi nhà có xưởng gỗ này hằng ngày có tới hơn 100 công nhân làm việc.
Căn biệt thự, cùng với 2 xưởng gỗ rộng hàng ngàn m2 của gia đình nạn nhân kín cổng cao tường.
Người này cho biết, việc kinh doanh của ông M. và bà N. rất phát đạt. Công việc chủ yếu là bà N. đảm đương chính. Gia đình ông M. còn có cả một siêu thị chuyên bán đồ gỗ nằm trên quốc lộ 13 (gần ngôi nhà xảy ra sự việc).
Bà P.T.H. (51 tuổi, gần nhà nạn nhân cho biết) con gái lớn của gia đình nạn nhân là A.L. (sinh năm 1993), hiện đang học dưới TP.HCM và về nhà nghỉ hè thì xảy ra sự việc.
"Tui nhỏ ngoan ngoãn lắm, thưa bảo rất lễ phép, thường ngày tụi nhỏ đi học, ngày nghỉ chúng lại ra chỗ siêu thị trước nhà để bán hàng, không ngờ sự việc lại thảm khốc như vậy", bà H. nói.
Người dân sống cạnh căn biệt thự kể về gia thế của gia đình bị thảm sát.
Thầy giáo Q. (dạy kèm Q. A.) cho biết: Ông đã dạy kèm Q.A. từ lâu, em rất ngoan và cố gắng học hỏi. A. rất thích nuôi cá và chơi chim cảnh. Ông rất buồn vì sự việc đau lòng trên lại xảy ra với gia đình em A. cả gia đình chỉ còn lại 1 người sống sót. Không biết ai lại ra tay một cách nhẫn tâm như vậy.
Căn biệt thự có khuôn viên rộng và nhiều cây cảnh lớn.
Gia đình nạn nhân giàu có trong vùng, nhưng sống hòa nhã, hay giúp đỡ mọi người.
Theo người dân, thì ngoài 4 người trong gia đình bị giết. Trong đó có 2 người cháu là T.N. và Minh V.. Hai nạn nhân này là con của em vợ ông M. đã sống với gia đình ông M. từ nhỏ cho tới tận bây giờ.
Qua công tác xác minh điều tra sự việc, cơ quan Công an cho biết nhận định ban đầu đây có thể là một vụ án giết người cướp tài sản.
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát lập tức cử một số đồng chí lãnh đạo và điều tra viên có kinh nghiệm phối hợp với Công an tỉnhBình Phước tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập tài liệu, dấu vết để nhanh chóng điều tra làm rõ vụ án, truy bắt đối tượng, ổn định dư luận nhân dân địa phương.
Tin nhanh về vụ thảm sát ở Bình Phước sẽ được báo Người đưa tin cập nhật tới độc giả.
Phùng Sơn
Theo_Người Đưa Tin
Vụ thảm sát tại Bình Phước:Bị can lo sợ phải trả giá Trong vụ thảm sát ở Bình Phước, những ngày đầu bị can Tiến khủng hoảng bởi hình dung ra việc trả giá cho hành vi gây án. Liên quan đến vụ án, đại tá Trần Thắng Phúc - Giám đốc công an tỉnh Bình Phước, phó ban chuyên án, cho biết, hiện công an đang tiến hành các bước tố tụng theo quy...