Tròn mắt vì những kiểu chơi trội tại Trung Quốc
Kiểu dịch vụ mới: chụp ảnh chung với chú gấu trúc được làm từ 74 chiếc túi LV hàng hiệu và những thỏi vàng.
Những kiểu chơi trội trong đám cưới: khi là đón cô dâu bằng máy bay trực thăng, khi là một sấp tiền hồi môn hay vàng đeo đầy người.
Ngày 22/5/2013, trên đường phố Tây An, một chiếc ô tô trong đám cưới đã gây choáng với người đi đường vì biển số 5 con 9.
Ngày 6/10/2013, tại một trung tâm mua sắm ở Cửu Giang, Giang Tây, một cửa hàng vàng đã tiếp thị bằng cách để người mẫu nữ mặc một chiếc nội y làm từ 950gram vàng nhằm thu hút sự chú ý của người dân.
Ngày 13/12/2012, tại Côn Minh, Trung Quốc, 300kg vàng thỏi được lát thành đường đi bộ bên trong một triển lãm.
Kim Ngưu bằng vàng trong làng Hoa Tây – làng tỷ phú ở tỉnh Giang Tô được xem là kho báu có giá trị 300 triệu nhân dân tệ, khoảng 980 tỷ VND.
Cảnh tượng diễn ra tại một cửa hàng vàng ở Hàng Châu ngày 22/4/2013
Ngày 25/4/2013, tượng Phật Di Lặc mạ vàng được di dời đến Lạc Dương, thành phố Hà Nam, Trung Quốc trở thành một chủ đề nóng trên internet.
Làng Hoa Môn với nhiều công trình xây dựng nhái những di tích hay những địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới.
Video đang HOT
Tường bước vào “hoàng cung” tại Giang Tây, Trung Quốc.
Tòa nhà Ôn Lĩnh được hoàn thành ngày 15/11/2010 có hình dáng mô phỏng giống tòa nhà quốc hội Mỹ.
Thậm chí có cả bản sao tháp Eiffel tại Trung Quốc.
Ngày 23/7/2013, chủ nhân của chiếc BMW phô trương sự giàu có bằng chiếc xe mới nhập nhưng lại yêu cầu ai muốn chụp hình phải trả tiền.
Châu Âu lo ngại cuộc khủng hoảng nợ xấu nên phải “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu nhưng đối với một số người Trung Quốc nó không có vẻ như đáng lo ngại.
Chụp hình khoe iPhone 5S hoành tráng mạ vàng
Theo Tiểu Nhi (Khampha.vn)
Bác Hồ đã chọn vị tướng tài của dân tộc như thế nào?
Tháng 6-1940, đồng chí Võ Nguyên Giáp gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và được Người dìu dắt từ ngày đó. Sau chiến thắng Thu Đông 1947, ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp
bàn kế hoạch quân sự tại Sở chỉ huy Chiến dịch biên giới (năm 1950)
Ngày 22-12-1949, trong thư gửi bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Quân đội, Bác Hồ viết: "Quân đội ta quen gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là Anh cả. Cách gọi thân ái ấy rất đúng với tinh thần và lịch sử của Quân đội ta...".
Sau chiến thắng Thu Đông 1947, ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110/SL phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ.
Ngày 27-5-1948, Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thường kỳ dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức trọng thể lễ phong quân hàm cho vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội ta vào chiều 28-5-1948.
Buổi lễ được tiến hành trong nhà bằng gỗ, phên nứa, lợp tranh, cạnh bờ một con suối lớn. Sát vách gian giữa là bàn thờ Tổ quốc. Hai bên là hai băng khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng: "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi", "Thống nhất độc lập nhất định thành công".
Chủ tịch Hồ Chí Minh (hàng đầu, thứ tư từ trái sang) đứng cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(bên trái) sau lễ phong quân hàm Đại tướng cho Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và
Dân quân Tự vệ Việt Nam tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27-5-1948
Đúng 13 giờ buổi lễ bắt đầu.
Trong không khí trang nghiêm, Bác bước ra trước bàn thờ Tổ quốc, tay cầm bản Sắc lệnh, gọi đồng chí Võ Nguyên Giáp ra đứng bên cạnh. Mọi người chờ đợi Bác cất tiếng, nhưng sao chẳng thấy Bác nói mà chỉ thấy Bác cầm mùi xoa lau nước mắt. Ai nấy đều vô cùng xúc động.
Bên ngoài tiếng suối vẫn réo ầm ầm như tiếng vọng từ ngàn xưa dội về.
Những giây phút im lặng thiêng liêng.
Mãi sau, Bác mới cất tiếng, giọng trầm trầm: "Các cụ ta qua bao thế hệ chiến đấu cho độc lập mà không thành, nhắm mắt mà chưa thấy được dân tộc tự do. Chúng ta may mắn hơn nhưng còn phải trải qua nhiều hy sinh cố gắng. Hôm nay việc phong Tướng cho chú Giáp là kết quả của bao nhiêu hy sinh, chiến đấu của đồng bào, đồng chí, chúng ta phải quyết giành được độc lập, tự do để thỏa lòng những người đã mất".
Tiếp đó, Bác giao bản Sắc lệnh cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và nói: "Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác trao cho chú hàm Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ, làm tròn sứ mệnh mà nhân dân phó thác cho".
Đồng chí Võ Nguyên Giáp tiến lên một bước nhận tờ Sắc lệnh trong tay Bác.
Trước đó 8 năm, tháng 6-1940, lần đầu tiên đồng chí Võ Nguyên Giáp được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trên một con thuyền ở Thúy Hồ, Côn Minh, Trung Quốc. Kể từ đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp luôn luôn có vinh dự được sống và chiến đấu bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và được Người dìu dắt.
Trước đó 4 năm, tháng 12-1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và ông trở thành Đại tướng Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ Việt Nam với hàng chục vạn chiến sĩ và đã lập nên biết bao chiến công vang dội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một vị tướng cầm quân tài giỏi mà còn là một nhà lý luận quân sự hàng đầu của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là nét nổi bật đặc sắc của nhà quân sự Võ Nguyên Giáp.
Theo TTXVN
Chết thảm vì mải làm "chuyện ấy" trên ô tô Tại hiện trường vụ tai nạn, cảnh sát đã tìm thấy thi thể cặp tình nhân bị chết cháy khi trên người không một mảnh vải che thân. Vì mải mê làm "chuyện ấy" nên cặp đôi đã không kịp thoát hiểm khi xe bốc cháy (Ảnh minh họa) Ngày 5/12/2012, một vụ tai nạn ô tô hy hữu đã xảy ra trên...