Trốn đi chúc Tết vì chán chuyện so đo lì xì nhiều ít
Có lần, một đứ.a tr.ẻ trong họ sau khi nhận được lì xì, ra khỏi cửa đã nói “nhà này chỉ 20 nghìn thôi”.
Nhiều người bảo Tết bây giờ nhạt nhẽo, không còn được như ngày xưa. Với tôi, điều đó đúng. Những năm gần đây, niềm vui ngày Tết được đi thăm họ hàng, làng xóm của người con xa quê cả năm như tôi dường như đã vơi đi ít nhiều.
Tôi không còn mong chờ những ngày Tết như thuở còn bé, không háo hức với những chuyến đi chúc Tết đầy đủ họ hàng như xưa. Lý do vì một chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại khiến tôi đau đầu, đó là chuyện lì xì.
Tôi đã có gia đình, có con nhỏ. Tôi nhớ những năm đầu mới lấy chồng, vợ chồng tôi cùng nhau đi chúc Tết từ nhà này sang nhà khác, gặp gỡ họ hàng gần xa, trao những phong bao đỏ như một lời chúc năm mới tốt lành. Ai ai cũng hoan hỉ trao và nhận như một niềm vui nhỏ ngày đầu năm. Những tờ tiề.n may mắn bên trong chỉ 10 nghìn, 20 nghìn, ai cũng như ai, chẳng nặng nề chuyện giá trị bao nhiêu.
Nhưng rồi, dần dần, tôi nhận ra chuyện lì xì bây giờ không còn giữ được sự hồn nhiên, trong trẻo như ngày xưa nữa.
Chuyện lì xì ngày đầu năm bây giờ không còn giữ được sự trong trẻo, vô tư như ngày xưa nữa
Có năm, tôi lì xì cho một đứ.a tr.ẻ trong họ. Bé mở phong bao ngay trước mặt tôi rồi bĩu môi nói với mẹ: “Có 20 nghìn!”.
Người mẹ chỉ cười xòa nhưng nét mặt lại như hàm ý rằng tôi quá keo kiệt. Tôi đứng đó, ngượng ngùng, không biết phải nói gì.
Video đang HOT
Một năm khác, tôi trót lì xì ít hơn số tiề.n người ta đã mừng tuổ.i con tôi. Khi biết được, họ không nói thẳng, nhưng lại bóng gió trách cứ đến tai mẹ tôi. Tôi thực sự bối rối.
Lì xì là để lấy may, đâu phải một cuộc đua tiề.n bạc? Nhưng dường như, với một số người, số tiề.n trong bao lì xì mới là điều quan trọng nhất.
Năm nào cũng vậy, mỗi lần đi chúc Tết, tôi lại lo lắng về chuyện lì xì nhà nào bao nhiêu để không bị trách cứ. Tôi phải chuẩn bị rất nhiều phong bao, mỗi loại phong bao một mệnh giá khác nhau. Nào là cho con cháu ruột thịt, nào là cho con của bạn bè, cho trẻ con hàng xóm, cho cả những đứ.a tr.ẻ vô tình gặp trong ngày đầu năm…
Tôi không tiếc tiề.n, nhưng tôi thấy mệt mỏi với việc phải suy tính từng phong bao, phải nhớ ai đã lì xì con mình bao nhiêu để mà đáp lại cho phải phép. Lỡ chẳng may có sự chênh lệch, tôi lại áy náy, sợ bị người khác đán.h giá mang tiếng ở thành phố về mà thua người ở quê.
Tôi cũng từng chứng kiến những cảnh tượng khiến mình không khỏi suy nghĩ. Có lần, một đứ.a tr.ẻ trong họ sau khi nhận được lì xì, vừa ra khỏi cửa đã nói “nhà này chỉ 20 nghìn thôi”.
Tôi cảm thấy buồn vì cái cách trẻ con bây giờ nhìn nhận chiếc phong bao lì xì. Nhưng rồi, tôi lại tự hỏi: Lỗi này thuộc về ai? Trẻ con đâu biết gì ngoài những gì chúng được dạy dỗ. Phải chăng người lớn chúng ta đã vô tình khiến việc lì xì mất đi ý nghĩa vốn có?
Vậy nên, những năm gần đây, tôi không còn hứng thú với việc đi chúc Tết như trước nữa. Tôi chỉ đến nhà cô bác ruột thịt, những người tôi thật lòng kính trọng, những người tôi biết họ không màng đến chuyện lì xì nhiều hay ít.
Còn lại, tôi không muốn sang nhà ai khác, không muốn tham gia vào vòng quay trao đổi lì xì đầy tính toán.
Có người trách tôi sống khép kín, có người bảo tôi “chảnh”, nhưng tôi mặc kệ. Tôi chỉ muốn giữ Tết theo cách mà tôi cảm thấy thoải mái nhất. Tôi muốn lì xì vì niềm vui, vì những mong muốn tốt lành dành cho người khác, chứ không phải vì áp lực hay sự so đo.
Tôi mong rằng, một ngày nào đó, việc lì xì sẽ trở về đúng ý nghĩa vốn có của nó để mỗi người, mỗi gia đình, đều có thể tận hưởng trọn vẹn niềm vui ngày Tết, mà không bị gánh nặng nào đè nặng trong lòng.
Tôi muối mặt khi trẻ con bĩu môi: 'Lì xì gì mà chỉ có 50 nghìn'
Buổi ra mắt gia đình bạn gái của tôi đáng lẽ hoàn hảo nếu không có sự cố trong màn lì xì, lũ trẻ bóc phong bao và nhăn mặt, con cô ấy bĩu môi: "Có 50 nghìn bọ"...
Tục tặng tiề.n cho trẻ con ngày Tết được gọi là mừng tuổ.i, cái tên này cho thấy ý nghĩa của phong tục một cách rõ ràng. Khoản tiề.n được trao chỉ để lấy may, lấy khước, thay cho lời chúc bình an nhân dịp năm mới. Nhưng không biết từ bao giờ, ngày càng nhiều người coi tiề.n mừng tuổ.i của trẻ con là một loại thu nhập và khiến cho chính lũ trẻ cũng nghĩ như vậy. Thậm chí, nhiều người còn dùng chuyện lì xì để "soi" người khác về độ hào phóng, chịu chi.
Tôi là người coi trọng ý nghĩa ban đầu tốt đẹp của các phong tục cổ truyền, vì thế dù xung quanh thế nào thì vẫn giữ quan điểm mừng tuổ.i để lấy may nên không cần nhiều. Đã xác định nên tôi cũng sẵn sàng tâm lý đối mặt với phản ứng không đúng lắm của một vài tr.ẻ e.m; tôi nghĩ người thấy ngại và khó xử nhiều hơn phải là bố mẹ những đứ.a tr.ẻ bóc phong bì ra xem và chê ít trước mặt khách.
Ấy vậy nhưng vẫn có lần tôi cảm thấy xấu hổ và "đứng hình" mất một lúc, đó là khi về ra mắt gia đình bạn gái. Tôi năm nay 40 tuổ.i nhưng chưa lập gia đình một phần vì là con trưởng, có trách nhiệm kiế.m tiề.n giúp bố mẹ ở quê nuôi 3 đứa em ăn học, mãi mới có thể tích cóp để mua trả góp cho mình căn chung cư hơn 50m2 ở khá xa trung tâm Hà Nội. Ngoài ra, cũng vì khá kén chọn nên tôi mãi vẫn chưa tìm được người phù hợp, cho đến khi quen một phụ nữ từng l.y hô.n, có một con trai 7 tuổ.i, đang sống với bố mẹ đẻ.
Tôi thích cô ấy từ lần gặp đầu tiên. Bố mẹ tôi đã quá sốt ruột chờ đợi con dâu tương lai nên rất mừng, thúc giục cưới càng sớm càng tốt. Sau một thời gian tìm hiểu, Tết năm ngoái, cô ấy đưa tôi về ra mắt bố mẹ đẻ, cũng để tôi có dịp gần gũi với con trai riêng của mình hơn. Đại gia đình bạn gái sống trong một dãy nhà, cạnh nhà bố mẹ là nhà hai anh trai.
Lần đầu ra mắt gia đình vợ tương lai, tôi không khỏi căng thẳng. Bố mẹ tôi hỗ trợ việc mua quà bánh biếu ông bà bên đó, còn tôi thì chuẩn bị sẵn các phong bao lì xì vì biết ngoài con của cô ấy sẽ có các cháu nhà anh chị sang chơi.
Màn ra mắt khá suôn sẻ. Bố mẹ bạn gái ban đầu có vẻ e dè khi biết tôi vẫn là trai tân, nhưng thấy thái độ chân thành của tôi thì dần cởi mở và gần gũi hơn. Mọi sự diễn ra suôn sẻ cho đến màn mừng tuổ.i.
Sau khi nhận được lì xì, cả đám trẻ con, trong đó có cả con trai của cô ấy, lập tức bóc phong bao trước mặt tôi và cả nhà. Trái với thái độ hân hoan của lũ trẻ quê tôi khi nhận tiề.n mừng tuổ.i, mấy đứ.a tr.ẻ nhà bạn gái lập tức nhăn mặt, con trai cô ấy còn trề môi thốt lên: "Có mỗi 50 nghìn bọ..."
Lũ trẻ chê tiề.n lì xì ít khiến tôi không khỏi muối mặt. (Ảnh tạo bởi AI)
Câu nói khiến tôi đỏ mặt, trong giây lát bị "đơ máy", không thể nói tiếp câu chuyện dang dở. Bố mẹ cô ấy cũng ngại quá, nhìn đám cháu rồi nạt ngang, cốt để át đi không khí gượng gạo của cả đại gia đình. Dù luôn nghĩ mình không sai khi chỉ cho vào phong bao của mỗi đứ.a tr.ẻ một tờ tiề.n màu hồng may mắn, tôi vẫn cảm thấy muối mặt và ức chế vì nghĩ có thể nhà gái đang đán.h giá sự hào phóng của mình.
Tình huống xấu hổ hôm ra mắt khiến tôi cũng có đôi chút gờn gợn, không hiểu mình sẽ đối mặt thế nào nếu sống với một cậu con trai đang tuổ.i ăn, tuổ.i nghịch và có phần thiếu lễ phép. Sau này, tôi có dịp gặp cháu và nói chuyện nhiều hơn, nhưng cảm giác về màn mừng tuổ.i vẫn khiến tôi luôn có nhiều băn khoăn trong lòng. Phản ứng giống nhau của đám trẻ đối với số tiề.n nhận được khiến tôi suy nghĩ về nếp nhà và cách dạy con của đại gia đình bạn gái.
Có lẽ những băn khoăn về chuyện có thể sống hòa hợp với con riêng của vợ và gia đình vợ hay không khiến tôi cho đến nay vẫn tiếp tục giai đoạn tìm hiểu mà chưa thúc đẩy việc cưới xin.
Tết này, tôi từng nghĩ tăng số tiề.n mừng tuổ.i bọn trẻ nhà bạn gái thành 200 nghìn, tờ tiề.n cũng có màu hồng - vàng may mắn, nhưng sau khi cân nhắc lại thôi. Làm như vậy, tôi thấy mình đang thỏa hiệp với quan điểm "lệch" về tiề.n mừng tuổ.i, cũng như khiến người khác xem như tôi tự thừa nhận năm ngoái mình ki bo.
Có lẽ gia đình bạn gái vẫn nhớ tình huống xấu hổ Tết năm ngoái và dặn dò trước nên năm nay, bọn trẻ không mở phong bao mà sau khi cảm ơn xong thì rút hết về phòng. Tôi đoán chúng muốn kiểm tra và bình phẩm với nhau. Thôi thì ít nhất những đứ.a tr.ẻ này cũng đã học được rằng, làm việc đó trước mặt người mừng tuổ.i chúng và vô lễ và bất lịch sự.
Tôi biết tình huống bị trẻ con chê tiề.n mừng tuổ.i quá ít cũng xảy ra với nhiều người khác. Trách trẻ con thì ít, trách người lớn thì nhiều. Tôi tin rằng nếu người lớn trong gia đình ngay từ đầu đã dạy con cháu về nguồn gốc và ý nghĩa của tục mừng tuổ.i, dạy con về cách ứng xử khi nhận quà của người khác cũng như cái nhìn đúng đắn với tiề.n bạc thì bọn trẻ sẽ không có phản ứng bóc phong bì ra ch.ê ba.i.
Tết cổ truyền là di sản văn hóa quý báu của cha ông để lại từ ngàn xưa. Thời gian trôi qua, nhiều tục lệ đón năm mới đã mai một nhưng tục mừng tuổ.i vẫn được duy trì. Chúng ta trân trọng bản sắc văn hóa và những vẻ đẹp tinh thần của tổ tiên để lại thì nên cố gắng bảo tồn ý nghĩa tốt đẹp của phong tục chứ không phải là cái vỏ vật chất của nó.
Đừng để những tr.ẻ e.m như búp trên cành coi việc nhận lì xì như một cách kiế.m tiề.n ngày Tết, khiến cái ý nghĩa cầu chúc an lành của tờ tiề.n mừng tuổ.i bị mất đi.
Vị khách lạ đến chúc Tết nhà chồng ngày đầu năm mới khiến tôi đứng ngồi không yên Nhìn ánh mắt người phụ nữ, tôi cảm nhận được, có lẽ cô ta đã làm gì có lỗi với chồng tôi trong quá khứ. 8 năm 2 tháng, đó là khoảng thời gian tôi và chồng yêu nhau và về chung một nhà cho đến bây giờ. Nói dài thì chưa hẳn nhưng nó cũng đủ để vợ chồng tôi cùng nhau...