Trộm thẻ bảo hiểm y tế để tư lợi
Một bệnh nhân đã đến khám bệnh tại 18 cơ sở y tế chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2021. Điều đặc biệt là có khả năng bệnh nhân này cũng từng đi khám 149 lần tại các cơ sở y tế trong năm 2019.
Phát thuốc BHYT trong một bệnh viện ở TP.HCM – Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH
Đó là ông N.T.K., 55 tuổi, ngụ ở Q.Bình Tân, TP.HCM. Ông K. đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Triều An. Thế nhưng chỉ trong hơn hai tháng từ ngày 1-1 đến 8-3-2021, ông đã đi tổng cộng 18 bệnh viện để khám bảo hiểm y tế với tổng số lần đi là 80 lần.
Nhiều lần một ngày khám hai bệnh viện
Điều đáng nói là chỉ trong hơn 2 tháng nay ông đến Bệnh viện Gò Vấp khám 17 lần, Bệnh viện Q.7 11 lần, Bệnh viện Thủ Đức 10 lần… và nhiều bệnh viện khác. Có những ngày bệnh nhân đi đến hai cơ sở khám chữa bệnh.
Sáng khám bệnh tại một cơ sở, chiều ông khám bệnh tại một cơ sở khác. Tổng chi phí bảo hiểm y tế thanh toán cho ông trong hơn hai tháng qua là hơn 60 triệu đồng.
Video đang HOT
Trước đó trong năm 2019, cũng có người mang cùng tên N.T.K. từng đi khám 149 lần tại nhiều cơ sở y tế trong TP. Tuy nhiên, khi PV Tuổi Trẻ hỏi hai trường hợp này có phải là một người không thì hiện các cơ quan điều tra chưa xác nhận.
Không chỉ bệnh nhân này, hiện Bảo hiểm xã hội TP cho biết đang tiếp tục rà soát trường hợp ông N.V.G., 66 tuổi ở Q.7 đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Cũng trong khoảng thời gian hai tháng trên, ông G. đã đi khám hơn 50 lần tại 8 cơ sở y tế trong TP.
Bảo hiểm xã hội TP còn phát hiện một bệnh nhân lạm dụng thẻ bảo hiểm y tế để lĩnh thuốc. Khi phát hiện những dữ liệu cho thấy bệnh nhân này đi khám nhiều lần ở các cơ sở khám chữa bệnh, bảo hiểm xã hội đã yêu cầu các cơ sở y tế nếu gặp bệnh nhân này đi khám thì giữ bệnh nhân cho giám định bảo hiểm y tế và cơ quan công an đến làm việc.
Sau khi tìm hiểu, giám định viên và cơ quan công an thấy trường hợp này là đi lấy trộm thẻ bảo hiểm y tế, CMND của bệnh nhân khác đang nộp chờ khám tại một bệnh viện. Sau đó, người này dán hình của mình vào CMND đã lấy trộm, ép lại và đi khám bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm xã hội TP cũng từng phát hiện có những trường hợp lấy trộm hàng loạt thẻ bảo hiểm y tế của những bệnh nhân khác khi đang nộp thẻ bảo hiểm y tế, CMND đợi khám bệnh.
Sau đó dán hình vào những CMND này, cầm theo các thẻ bảo hiểm y tế trộm được đi khám ở nhiều cơ sở y tế khác nhau trong TP. Hiện công an một quận trong TP đang điều tra trường hợp này.
Tại sao bệnh nhân lại qua mặt được nhiều cơ sở khám chữa bệnh?
Theo Bảo hiểm xã hội TP.HCM, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hệ thống giám sát bệnh nhân đi khám chữa bệnh, có những cảnh báo kịp thời trên hệ thống cho bảo hiểm xã hội ở các tỉnh thành. Trong đó có cảnh báo khám chữa bệnh nhiều lần, các cơ sở y tế thu gom bệnh… Trên cơ sở này, bảo hiểm xã hội các tỉnh sẽ trích suất từ cảnh báo và cho các giám định viên rà soát lại.
Khi phát hiện những trường hợp lạm dụng bảo hiểm y tế hoặc không đúng quy định, ngành bảo hiểm xã hội sẽ từ chối thanh toán chi phí khám chữa bệnh trùng lắp, đồng thời bảo hiểm xã hội sẽ phối hợp Sở Y tế để chấn chỉnh các bệnh viện và chuyển cơ quan điều tra những trường hợp vi phạm pháp luật.
Khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội sẽ giám định và tìm nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là các cơ sở khám chữa bệnh không kiểm tra lịch sử khám chữa bệnh của bệnh nhân vì theo quy định, các cơ sở y tế phải quẹt mã thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân để kiểm tra trước đó bệnh nhân đã khám, điều trị ở đâu.
Nguyên nhân thứ hai là do các cơ sở y tế không quản lý hồ sơ của bệnh nhân mãn tính để bệnh nhân có thể cách vài ngày đi khám một lần và được cấp trùng thuốc ngay trong một cơ sở y tế. Một nguyên nhân nữa là cơ sở khám chữa bệnh không đưa ngay dữ liệu chi phí khám chữa bệnh khi bệnh nhân vừa khám, vừa điều trị xong lên hệ thống Thông tin giám định bảo hiểm y tế, làm cho cơ sở tiếp theo không có dữ liệu để tra cứu.
Các chi phí trùng lắp tại cơ sở khám chữa bệnh nào, bảo hiểm xã hội TP sẽ từ chối thanh toán với các cơ sở đó. Với những cơ sở khám chữa bệnh đẩy dữ liệu bệnh nhân chậm, làm cơ sở khám chữa bệnh khác không kiểm tra được dữ liệu, bảo hiểm y tế sẽ xuất toán tại cơ sở đẩy dữ liệu chậm.
Đối với bệnh nhân lạm dụng bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ mời đến làm việc, chuyển hồ sơ bệnh nhân qua cơ quan công an để điều tra vụ việc.
Chuyển trường hợp khám bệnh 80 lần trong hơn 2 tháng sang công an điều tra
Sáng 24-3, Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã chuyển hồ sơ bệnh nhân đi khám 80 lần trong hơn hai tháng sang cơ quan công an để điều tra làm rõ vụ việc. Ông Phan Văn Mến – giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM – cho biết trong các văn bản pháp luật hiện hành về bảo hiểm y tế, không có quy định nào hạn chế số lần khám chữa bệnh của người tham gia.
Trên thực tế, không phải trường hợp nào có số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gia tăng đột biến cũng là trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.
Đơn cử với những trường hợp mắc bệnh mãn tính, trên cơ sở bệnh lý của người bệnh, theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể gia tăng số lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nhiều lần trong năm.
Nhưng qua hệ thống Thông tin giám định bảo hiểm y tế đã phát hiện những trường hợp bệnh nhân có số lượt khám chữa bệnh tăng đột biến; những trường hợp này qua kiểm tra, rà soát cho thấy có dấu hiệu trục lợi Quỹ bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm xã hội số mang lại nhiều lợi ích cho người dân
Với nhiều tiện ích mang lại cho người tham gia khi cài đặt ứng dụng "VssID - bảo hiểm xã hội số", ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đang đẩy mạnh việc hỗ trợ cài đặt ứng dụng này cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân, góp phần công khai, minh bạch thông tin và bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người tham gia các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Người dân sử dụng ứng dụng VssID thay thế thẻ bảo hiểm giấy khi đăng kí khám bệnh. Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN
Cục Thuế tỉnh Sơn La là một trong những đơn vị có số lượng cán bộ, công chức và người lao động lớn với trên 470 người. Ngay sau khi nhận được kế hoạch hướng dẫn cài đặt ứng dụng VssID của ngành Bảo hiểm xã hội, đơn vị này đã triển khai đồng bộ đến tất cả công chức, viên chức, người lao động tại Văn phòng Cục thuế và các Chi cục thuế khu vực.
Để thực hiện một đầu mối và thuận tiện trong quá trình hướng dẫn cài đặt, Cục Thuế tỉnh Sơn La đã cử cán bộ phụ trách công nghệ thông tin kết nối từ Văn phòng Cục Thuế tỉnh với các Chi cục Thuế khu vực và cử cán bộ theo dõi hướng dẫn cài đặt VssID. Với cách làm này, Cục Thuế tỉnh Sơn La đã phối hợp tốt với ngành Bảo hiểm xã hội trong việc cài đặt ứng dụng cho toàn ngành, đảm bảo nhanh gọn và hiệu quả.
Sau khi được tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt ứng dụng VssID, cán bộ, nhân viên Cục Thuế tỉnh Sơn La đã có thể dễ dàng tra cứu thông tin về quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên điện thoại di động thông minh.
Với ứng dụng "VssID - bảo hiểm xã hội số" người dân được khám bệnh nhanh chóng, giảm bớt thủ tục. Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN
Anh Hoàng Trung Kiên, cán bộ Cục Thuế tỉnh Sơn La chia sẻ, sau khi cài đặt ứng dụng anh đã vào tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình và nhận thấy cơ quan đã định kỳ hằng tháng trích nộp số tiền đảm bảo. Anh đánh giá rất cao tiện ích này của ứng dụng VssID vì nếu phát hiện sai sót trong quá trình tham gia thì anh có thể kịp thời đề nghị bảo hiểm xã hội chỉnh sửa, điều chỉnh.
Còn Bệnh viện Đa khoa cuộc sống (thành phố Sơn La) là một trong những đơn vị đầu tiên của tỉnh Sơn La chấp nhận việc sử dụng phần mềm VssID trong việc tiếp nhận bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh tại bệnh viện có sử dụng điện thoại thông minh và đã cài đặt ứng dụng VssID không cần mang thẻ bảo hiểm y tế giấy và giấy tờ tùy thân có ảnh. Thay vào đó, khi đến cơ sở khám chữa bệnh chỉ cần mở ứng dụng để bộ phận tiếp nhận tại bệnh viện quét mã QR. Ngay lập tức, các thông tin về thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân sẽ được hệ thống ghi nhận vào hồ sơ thông tin trên ứng dụng. Việc ứng dụng mã QR đã giúp quá trình sàng lọc tại bệnh viện được nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viện trong việc quản lý thông tin y tế, tiền sử dịch tễ của mọi người dân đến khám chữa bệnh.
Chị Phan Thị Hà ở phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, cho hay: Khi đến bệnh viện, chị được nhân viên y tế hướng dẫn sử dụng phần mềm VssID thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy. Nhờ đó, việc làm thủ tục khám bệnh đã nhanh chóng hơn trước. Sau khi được tiếp nhận, chỉ cần khoảng 30 phút là chị đã có thể kết thúc quá trình khám chữa bệnh của mình.
Không chỉ mang lại sự thuận lợi cho người dân, ứng dụng "VssID - bảo hiểm xã hội số" còn giúp bệnh viện dễ dàng quản lý công tác khám chữa bệnh. Bà Nguyễn Thị Ban Mai, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa cuộc sống cho biết, từ khi Bệnh viện phối hợp với ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La triển khai ứng dụng VssID đã tạo thuận lợi cho người dân và Bệnh viện vì thủ tục khám chữa bệnh rất nhanh chóng.
Trước đây, khi chưa có ứng dụng này, việc làm các thủ tục nhập viện còn gặp nhiều khó khăn vì nhiều người dân khi đến không mang theo thẻ, thẻ hết hạn hoặc không mang theo giấy tờ tùy thân có ảnh. Do đó, bệnh viện phải phối hợp với bệnh nhân khai thác mã thẻ trên cổng thông tin của ngành Bảo hiểm xã hội hoặc để người dân quay lại nhà lấy thêm các giấy tờ tùy thân có ảnh.
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đang khẩn trương tổ chức, triển khai hướng dẫn tải, cài đặt ứng dụng VssID trên điện thoại thông minh, máy tính bảng đối với người đã đăng ký và chưa đăng ký giao dịch điện tử, từ đó từng bước thực hiện việc thay thế sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế giấy như hiện nay. Đến nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã cài đặt ứng dụng cho hơn 30.000 người dân trên địa bàn.
Ông Đinh Thanh Tùng, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La cho biết, trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục tuyên truyền, vận động công chức, viên chức, người lao động, nhân dân cài đặt ứng dụng VssID. Mục tiêu đến cuối năm 2021 cơ bản người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn được cài đặt VssID. Để thực hiện mục tiêu này, ngành Bảo hiểm xã hội chủ động triển khai đến từng đơn vị để cài đặt ứng dụng; đồng thời tập trung hướng dẫn cài đặt, sử dụng ứng dụng cho người dân tại các trung tâm hành chính, nơi tập trung đông người như bệnh viện, trường học.
Vụ bệnh nhân khám BHYT 80 lần trong 2 tháng: Chuyển hồ sơ sang cơ quan công an Nếu phát hiện có dấu hiệu trục lợi quỹ BHYT sẽ kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định, để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia BHYT. Ảnh minh họa: TTXVN Bảo hiểm Xã hội TP Hồ Chí Minh vừa chuyển hồ sơ sang bên Công an để điều tra vụ việc bệnh nhân khám bảo hiểm...