Trộm cắp tràn lan từ biệt thự đến xóm nghèo
Thủ đoạn mới của trộm cắp là giả danh nhân viên đi thu tiền điện, nước, vệ sinh… qua mặt bảo vệ, chủ nhà nhằm cuỗm tài sản.
Vụ án “đầu trộm, đuôi cướp” xảy ra rạng sáng 29-5 tại biệt thự Tám Quang (phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.HCM) đang được công an điều tra. Như Pháp Luật TP.HCM đưa tin, một nhóm trộm đột nhập vào biệt thự (cũng là cơ sở đúc đồng) Tám Quang dùng bả đầu độc ba con chó rồi trộm một két sắt. Khi bảo vệ phát hiện, kẻ trộm dùng súng uy hiếp và đánh một bảo vệ bị thương.
Từ vụ trộm này cho thấy ngay cả khu biệt thự cao cấp có bảo vệ chuyên nghiệp túc trực 24/24 giờ vẫn bị trộm cướp rình rập tấn công.
Trộm thích vào nhà cao cấp
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những khu dân cư cao cấp như Phú Mỹ Hưng (quận 7), Thảo Điền, An Khánh (quận 2)… là nơi giới “đạo chích” thích ngắm nghía. Do ở đây có nhiều tài sản giá trị lớn, chủ nhà tin vào lực lượng bảo vệ dẫn đến sơ hở, thiếu cảnh giác.
Anh Thắng, bảo vệ chuyên nghiệp của một công ty thường bảo vệ các mục tiêu nhà ở cao cấp tại TP.HCM, cho biết biệt thự độc lập, nằm cách xa nhau nên đối tượng dễ đột nhập. Hơn nữa, nhà thường ít người và luôn ở trong phòng kín, nếu trộm cạy cửa, trộm két sắt, xe máy… gia chủ cũng khó biết. Mặc dù bảo vệ thường xuyên đi tuần vòng ngoài nhưng trộm đã đột nhập thì núp kỹ bên trong khó phát hiện được. Ngoài ra, biệt thự thường trồng cây cảnh, cây cổ thụ… vô tình tạo điều kiện cho trộm cắp ẩn núp chờ thời cơ. Chưa kể gần đây kẻ gian giả làm người của các công ty dịch vụ truyền hình cáp, Internet, nhân viên thu tiền điện, nước, vệ sinh… khiến bảo vệ lẫn chủ nhà mất cảnh giác.
Xe máy của con gái bà K. (phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức) bị trộm mất bộ thắng (trị giá gần 1,5 triệu đồng) trong tích tắc.
Video đang HOT
Bảo vệ ở biệt thự Tám Quang bị bọn trộm hành hung. Ảnh: HT
Theo ông Nguyễn Văn Nam, chỉ huy trưởng Công ty Bảo vệ an toàn ISP, vừa qua có nhiều căn hộ, biệt thự bị trộm viếng, trong đó có khoảng 50% nhà gắn thiết bị chống trộm.
Trộm “đụng gì lấy nấy”
Khu nhà tự phát, nhà trọ ở phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức) đang trở thành điểm nóng về tệ nạn trộm cắp. Đối tượng trộm cắp phần lớn thuộc thành phần nghiện ma túy hoặc mới ra tù tha tù chưa có việc làm ổn định.
Ở những xóm dân cư lao động, “hàng” mà trộm nhắm đến thường là xe máy, tivi, máy tính. Tuy nhiên, gần đây người dân phản ánh trộm hễ thấy có gì là chôm nấy. Bà K., bán tạp hóa ở đường 46, phường Hiệp Bình Chánh, than: “Cứ sơ hở là bị trộm vác mất bao gạo, két bia…”. Con gái bà K. vừa đậu xe máy trước nhà, trộm cắt mất “heo dầu” bộ của thắng trước. Tương tự, anh T. cạnh nhà bà K. phơi nắng cặp gà kiểng trước sân, vừa quay vào nhà chưa đầy 5 phút thì hai con gà biến mất.
Người dân tại hẻm 213 đường D2 (phường 25, quận Bình Thạnh) phản ánh con hẻm gần đây nhức nhối về tình trạng mất trộm và hút chích. Công an địa phương đã tăng cường tuần tra ngăn ngừa tội phạm tại con hẻm nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Mới đây, tại nhà trọ của bà Trâm, trong một đêm trộm đột nhập vào khoắng một lúc năm xe máy. Khi công an còn đang điều tra thì tại hẻm gần đó (số 231 đường D2), trộm lại ghé vào một căn nhà “thổi” một lúc năm xe máy khác.
Ở địa bàn vùng ven như quận 12, Bình Tân, huyện Bình Chánh… cũng rộ lên nạn trộm cắp. Theo hồ sơ của Công an huyện Bình Chánh, sáng 24-3, chủ căn nhà số A2/40/2A, ấp 1, xã Vĩnh Lộc A phát hiện trộm trổ mái tôn vào nhà lấy năm lượng vàng, 327 triệu đồng và một máy tính xách tay. Còn tại quận 12, việc người dân đến công an phường trình báo tình trạng bị mất xe máy cùng nhiều tài sản khác đã trở thành chuyện… thường xuyên.
Trước nạn trộm cắp lộng hành, người dân rất hoang mang, lo lắng, trước mắt họ chỉ biết tự cảnh giác, bảo vệ tài sản của mình là chính.
Theo PLTP
Tàu hỏa đâm ô tô: Xót lòng cô nữ sinh 17
"Mới hôm thứ hai tuần trước thôi, em còn đến nhà Phương chơi. Phương còn nấu mỳ cho em ăn. Vậy mà, giờ Phương đã bỏ em đi rồi... Em chỉ muốn Phương sống lại thôi".
"Tất cả đều sốc"
Đã gần một tuần trôi qua sau vụ tai nạn đường sắt thảm khốc tại Thường Tín (Hà Nội) ngày 30/3 làm 9 người chết, nhưng cả xóm nghèo của phường Cam Giá (TP Thái Nguyên) vẫn chưa thể nguôi ngoai.
Trong số các nạn nhân, có lẽ một trong những người được thương cảm, xót xa nhất là cô bé học trò tên Phương. Phương sinh ra trong một gia đình nghèo. Bố mắc chứng bệnh chân tay run nên em sớm phải cùng mẹ gánh vác việc gia đình. Cô học trò hiền hậu luôn được bạn bè yêu quý đã vĩnh viễn ra đi.
Mọi người còn nhớ mãi một cô bé lễ phép với thầy cô, hết lòng với bạn bè. Thế nhưng, sau ngày 30/3 định mệnh đó, ngôi trường nhỏ nơi xóm nghèo đã vắng bóng em. Chiếc ghế bàn thứ 3 của lớp 11A1 giờ để trống.
Bàn thờ của Phương cùng mẹ và chị được lập trong cùng 1 ngày
Em Hương (một bạn thân nhất với Phương) chia sẻ: "Mới chiều thứ 2 (28/3) chúng em còn gặp nhau. Chúng em thường đến nhà nhau chơi và nấu mỳ cho nhau ăn. Hôm đó Phương vẫn đang bị sốt phát ban. Bác sĩ vẫn vào cho thuốc và truyền dịch cho bạn ấy. Phương là người bạn rất tốt, luôn biết cách làm cho người khác cười và biết chiều theo ý người khác. Hơn nữa em và Phương lúc nào cũng có nhau. Vậy mà Phương đã bỏ em đi vĩnh viễn! " - Hương bùi ngùi.
Cô Nguyễn Thị Thu Hường, chủ nhiệm lớp 11A1 (THPT Gang Thép - Thái Nguyên) kể lại: "Tôi quá bàng hoàng và sốc trước hung tin này. Khi học sinh thông báo tôi không thể tin đó là sự thật. Các em có nói, đã gọi điện cho Phương nhưng không thể liên lạc được". Chưa dứt lời cô Hường nói tiếp: "Phương là một học sinh rất ngoan và lễ phép, luôn được bạn bè yêu thương. Em là học sinh khá hoàn cảnh, bố thì đau yếu, sớm phải cùng mẹ gánh vác việc gia đình".
Cùng chung một tâm trạng, cô Tâm (cô giáo chủ nhiệm cũ của em Phương) buồn buồn kể lại: "Em Phương là học sinh rất ngoan, em là học sinh để lại cho tôi những ấn tượng rất đặc biệt. Tôi còn rất nhớ hôm lớp đi thăm quan. Cả lớp lên tượng Thánh Gióng chơi. Tất cả học sinh đều chạy đi trước nhưng chỉ có Phương đi sau cùng. Em đã cố tình đi đằng sau tôi để tâm sự, quạt mát và dìu tôi lên".
Nhà có tới 3 người cùng mất một ngày nên chiếc bàn học nhỏ hàng ngày Phương vẫn ngồi đã được đem ra làm bàn thờ. Phương là người duy nhất trong gia đình còn đi học. Vậy là bao hy vọng giờ đã kết thúc. Căn phòng nhỏ giờ chỉ còn những đống sách vở bừa bộn!
"Cô cho em ngồi chỗ bạn Phương"
Tất cả những ai đến Cam Giá vào cái ngày đại tang đó đều không thể cầm được nước mắt. Chỉ vẻn vẹn trong một buổi sáng, gần chục thi thể già trẻ được tiễn đưa.
Trong cái buổi tiễn đưa vội vã, chẳng ai có thể quên hình ảnh nhóm học sinh thương bạn mà rơi nước mắt. Những tiếng khóc càng nấc nghẹn hơn khi một cô bé cố lao đến quan tài mong được nhìn bạn lần cuối: "Cháu chỉ muốn nhìn mặt Phương lần cuối...".
Khi nghe tin bạn mình gặp nạn, Hương đã không tin vào sự thật. Buổi chiều và đêm hôm đó dường như cả lớp 11A1 không thể chợp mắt. Mọi người như cố tin một điều vô vọng là Phương còn sống, họ đã nhắn tin cho nhau, hỏi lại nhau về tình hình của Phương.
"Đêm hôm đó chúng em không thể ngủ được, chẳng ai dám tin là Phương đã không còn trên đời này nữa" - Hương tâm sự.
Cô Hường nói: "Ngay sau khi Phương mất, em Hương đã xin tôi cho được ngồi chỗ của Phương. Em muốn lưu giữ cảm giác có bạn ở bên. Tôi chỉ còn biết động viên em tập trung vào việc học. Bớt đau thương để cho những kỳ thi trước mắt".
Cho dù Phương đã vĩnh viễn ra đi, nhưng bạn bè và thầy cô vẫn luôn giữ những ký ức thật đẹp về em. Nơi chín suối em vẫn sẽ mãi mỉm cười với đôi mắt trong veo của tuổi trăng tròn.
Theo Quang Anh - Hoàng Sang (Vietnamnet)
Bản làng nghiệt ngã vì... 'ết' Đã hơn mười năm trôi qua kể từ ngày xã nghèo Châu Khê (Nghệ An) nổi lên phong trào làm gỗ, làm mây. Người dân tứ xứ đổ về. Bản nghèo bỗng trở nên nhốn nháo, khi có sự góp mặt của gái mại dâm và các đối tượng mua bán, sử dụng ma tuý... Bão "ết" tràn làng nghèo Từ đó số...