Trời rét buốt, bộ đội trực biên ải 24/24 để bà con ăn Tết an toàn
Nhiệt độ xuống thấp, khiến các khu vực sát biên giới đóng băng trắng xóa. Dù thời tiết khắc nghiệt nhưng các chiến sĩ vẫn phải túc trực 24/24 để bảo vệ biên giới, phòng chống dịch Covid-19.
Các chiến sĩ bất chấp băng giá để trực biên giới. (Ảnh: Vietnamnet)
Bộ đội phải trực nơi biên giới rét thấu xương
Thời gian gần đây, không khí lạnh ngày càng tăng cường khi các khu vực sát biên giới như Kỳ Sơn, Nghệ An nhiệt độ xuống chỉ còn từ 1 đến 2 độ C. Nhiệt độ khắc nghiệt khiến không chỉ nước mà cả cây cối đều bị đóng băng. Thậm chí, một số khu vực đồn biên phòng không có sóng điện, dù rét thấu xương nhưng 24/24 vẫn có các chiến sĩ trực để phòng chống dịch Covid-19.
Mọi người đốt củi để sưởi ấm. (Ảnh: Vietnamnet)
Các chiến sĩ chia sẻ, để ngăn chặn các hoạt động nhập cảnh trái phép, mọi người phải hoạt động tuần tra và kiểm soát thường xuyên dù là ngày hay đêm. “Đây là khu vực sương mù dày đặc, buổi sáng nước đóng băng trên cây. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong công tác phòng chống dịch Covid-19 dịp cuối năm, mỗi chốt luôn có 8 đến 12 người trực liên tục. Từ khi lập chốt chống dịch, các chiến sĩ tự trồng rau, tăng gia tại chỗ” - Trung tá Nguyễn Sỹ Đức, Chỉ huy trưởng Đồn Biên phòng Mỹ Lý.
Trồng thêm rau để có thức ăn. (Ảnh: Vietnamnet)
Một số nơi đã xuất hiện băng tuyết, thời tiết cực kỳ khắc nghiệt. (Ảnh: Thanh Niên)
Video đang HOT
Cộng đồng mạng xót xa trước những hình ảnh vất vả của các chiến sĩ
Nhìn những hình ảnh này, cư dân mạng không khỏi xót xa và chạnh lòng vì sự vất vả, nguy hiểm mà các chiến sĩ phải trải qua để phòng chống dịch Covid-19. Mọi người mong rằng các anh luôn giữ sức khỏe tốt để chiến thắng trong dịch bệnh và giúp đồng bào có một cái Tết an toàn. Bên cạnh đó, cư dân mạng cũng đưa ra lời kêu gọi mọi người nâng cao ý thức, không vượt biên trái phép để tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
“Một số bạn thì thích thấy tuyết thấy đóng băng. Nhưng với những người lính canh gác như này thì quá tội cho các anh chiến sĩ, ko hề muốn thấy tí nào”.
“Đấy các chú vất vả như thế. Mong các chiến sĩ giữ gìn sức khỏe”
“Mình ở giữa thủ đô 11-13 độ đã không muốn ra khỏi nhà rồi. Vậy mà ở nơi đó các đồng chí phải chịu cái lạnh còn hơn thế này, tại sao những con người kia không suy nghĩ gì cứ thích vượt biên về”
“Cảm ơn các anh những người canh giấc ngủ cho nhân dân”
Cộng đồng mạng cảm ơn sự hi sinh vất vả của các chiến sĩ. (Ảnh: Chụp màn hình)
Những hình ảnh này vẫn đang được chia sẻ rộng rãi khắp các cộng đồng mạng kèm lời kêu gọi mọi người ý thức tốt để có một cái Tết khỏe mạnh, ấm no. Còn bạn nghĩ gì về những người chiến sĩ này, hãy chia sẻ ý kiến ngay nhé.
Cảnh báo đường lên Sapa tuyết phủ lấp và trơn trượt, tài xế cần vững tay lái để không gặp nguy hiểm
Miền Bắc đang trải qua những ngày lạnh khủng khiếp, Sa Pa đã có tuyết rơi. Trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, dân phượt liên tục rủ nhau đi 'săn' tuyết.
Tuy nhiên, những ai ít kinh nghiệm đi phượt nên cân nhắc kỹ bởi đường trên Sapa đang đóng băng, trơn trượt rất nguy hiểm.
Những ngày gần đây, miền Bắc đang trải qua đợt lạnh kỷ lục. Băng tuyết xuất hiện nhiều trên Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và đỉnh Fansipan (Lào Cai), thậm chí, Y Tý vừa đêm qua và sáng nay (11/1) còn xuất hiện tuyết rơi. Thời tiết khắc nghiệt song bù lại, thiên nhiên với núi đồi được bao phủ bởi màu trắng muốt của băng tuyết cũng khiến nhiều du khách cảm thấy thích thú.
Thế nhưng, phía sau những bức ảnh 'lung linh' về cảnh tượng băng tuyết chúng ta vẫn thường thấy trên mạng lại là 1 thực tế khá vất vả, khó khăn khi đi phượt hoặc du lịch trong tiết trời lạnh đến đóng băng.
Cụ thể là mới đây, mạng xã hội xôn xao những hình ảnh ghi lại cảnh trơn trượt ở cung đường lên Sapa (Lào Cai). Mặt đường nhựa đóng băng, trơn ướt khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn, nhất là vào những khúc cua. Thậm chí đã có nhiều chiếc xe tải, ô tô đi qua đâm vào phần núi đá do trơn trượt.
Đường trơn trượt khiến các phương tiện gặp nhiều khó khăn khi di chuyển. Tavan Dragon House.
Mưa gió, sương muối mù mịt khiến khung cảnh băng tuyết thực sự không hề lãng mạn như những gì chúng ta vẫn nghĩ. Băng đóng chặt trên từng hốc đá và tầm nhìn giảm xuống thấp khiến người đi đường không quan sát được nhiều khung cảnh xung quanh.
Nhiều xe ô tô bị đâm vào vách đá do đường trơn. Ảnh Tavan Dragon House.
Sau khi những hình ảnh này được chia sẻ đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Cộng đồng phượt liên tục bình luận, nhắc nhở nhau nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định đến Sapa 'săn' tuyết.
'Sợ quá, bạn nào đang ở trên đấy nhớ cẩn thận chuyện đi lại nhé. Theo mình chỉ nên quanh quanh mấy thị trấn hoặc đi xuống bản Cát Cát là được rồi, không nên mạo hiểm lên đèo, lên dốc rất nguy hiểm' , bạn Phùng Trang cho biết.
'Xem clip xong mấy bạn không có nhiều kinh nghiệm đi phượt mùa băng tuyết nên suy nghĩ kỹ nhé. Đi đường thế này nguy hiểm quá' , bạn Quỳnh Quỳnh bày tỏ.
Vân Anh đưa lời khuyên: 'Trời này di chuyển bằng các phương tiện xe thì phải thay lốp xe mùa đông (lốp xe có rãnh sâu hơn) để đi đó mọi người ạ, di chuyển tốc độ xe vừa phải và tránh phanh gấp. Ngoài ra đi cũng cần trang bị giày đông, và để không bị té khi đi trên băng tuyết thì mọi người cố đi sao cho gót chân chạm đất trước rồi mũi chân đặt xuống sau sẽ giảm tỉ lệ trượt té nhe ạ'.
'Những ngày băng giá khuyên các bạn đừng lái xe hay đi xe khách lên Sapa, vì ở Việt Nam chưa phổ biến lốp chuyên dụng dành cho trời tuyết và đóng bắ\ăng, chỉ cần dừng lại là xe có thể trôi tự do, gây tai nạn nguy hiểm', Vinh Phạm cho biết.
Bộ tranh đi học mùa rét: 1001 tình huống bất hủ, sinh viên chỉ có gật gù vì quá đúng Những lúc mùa hè nóng nực thì chỉ ước mùa đông đến nhanh, nhưng mùa đông tới rồi thì lại chỉ ước mong chóng được nghỉ học! Hồi còn học phổ thông, hội học trò vẫn được các anh chị khóa trên 'an ủi' là sinh viên sướng lắm, chỉ có mỗi việc đi học, không phải lo nghĩ nhiều nên chẳng có...